Biện pháp 4: Đổi mới giờ học văn học sử theo hướng tổ chức HS trình bày

Một phần của tài liệu Dạy học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng lực tự học ở học sinh lớp 10 (Trang 50 - 62)

7. Bố cục luận văn

2.4.Biện pháp 4: Đổi mới giờ học văn học sử theo hướng tổ chức HS trình bày

2.4.1. Để có năng lực tự học, HS phải có thói quen tự học, nghĩa là tự học mọi nơi, mọi lúc (ở nhà, ở trường, trong lớp, ngoài lớp...) và có kĩ năng tự học phù hợp với từng loại bài. Nhà trường có thể hình thành ở thế hệ trẻ thói quen và kĩ năng tự học ở từng giờ học. Với những giờ học về văn học sử, nếu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tổ chức, dẫn dắt HS tự học và trình bày kết quả tự học từ SGK thì có thể hình thành dần ở HS các kĩ năng tự học về văn học sử.

2.4.2. Trong SGK Ngữ văn ở THPT có 4 loại bài về văn học sử: - Loại bài khái quát cả một nền văn học.

- Loại bài khái quát về một bộ phận văn học - Loại bài khái quát về một thời kì văn học - Loại bài khái quát về một tác gia văn học.

Tất cả 4 loại bài đó đều được trình bày bằng văn bản thuộc kiểu thuyết minh. Người ta trình bày kiến thức theo từng mục lớn, mục nhỏ, rõ ràng, mạch lạc. Kiến thức cơ bản ở từng bài bao gồm những nhận định, đánh giá được lí giải rõ ràng. Vì thế, HS tự học không khó khăn lắm, nếu họ tập trung tư tưởng và có khát vọng hiểu biết, có khát vọng tự nâng cao tầm hiểu biết của chính mình.

Tuy vậy, không phải mọi văn bản đều có chung một cách trình bày, mọi phần trong văn bản đều có chung một cách lập luận. Có văn bản đòi hỏi người đọc phải nỗ lực trí tuệ mới nắm bắt được hệ thống luận điểm trong đó. Bởi vậy, quá trình tự học của HS cần có sự dẫn dắt, khơi gợi của thầy.

2.4.3. Sự khơi gợi, dẫn dắt của thầy để HS tự học và trình bày kết quả tự học có thể diễn ra trong giờ học theo hai hình thức sau đây:

- Nếu HS đã có chuẩn bị bài ở nhà (từng cá nhân hay từng nhóm) thì ngay từ đầu giờ học, thầy có thể mời HS trình bày kết quả tự học theo từng mục trong văn bản ở SGK. Một em trình bày, cả lớp đều nghe, có trao đổi, bổ sung,

tranh luận. Đây là loại giờ học được tổ chức dưới hình thức “xêmina” – hội thảo.

- Nếu HS chưa có sự chuẩn bị kĩ lưỡng trước giờ học, thầy sẽ giành thời gian đầu cho HS âm thầm, lặng lẽ đọc văn bản trong SGK. Sau đó, căn cứ vào các đề mục trong SGK, thầy nêu ra từng câu hỏi để HS trả lời và trao đổi ngay trên lớp.

Sau đây là một ví dụ cụ thể về loại giờ học này:

Bài học về tác gia Nguyễn Trãi

Bài viết về Nguyễn Trãi trong SGK “Ngữ văn 10” (bộ chuẩn và bộ nâng cao) đều có hai phần: phần đầu là nói về “Cuộc đời”, phần sau nói về “Sự nghiệp văn học”. HS mỗi người đọc thầm văn bản theo từng phần trong SGK, tự thu lượm kiến thức và trình bày trước lớp những kiến thức có được từ SGK, dưới sự điều khiển của thầy cô giáo.

1 – Cuộc đời Nguyễn Trãi

GV: Sau khi tự học phần viết về cuộc đời Nguyễn Trãi trong SGK, anh (chị) thu nhận được những tri thức nào về cuộc đời của Nguyễn Trãi? (năm sinh, năm mất, quê hương, gia đình, thời đại, những sự kiện quan trọng, con người...)

1.1. GV: Năm sinh, năm mất, quê hương, gia đình?

HS: - Nguyễn Trãi sinh năm 1380, mất năm 1442, thọ 62 tuổi.

- Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình quý tộc thời nhà Trần. Mẹ là Trần Thị Thái, con gái quan tư đồ Trần Nguyên Đán (thừa tướng triều Trần), bố là Nguyễn Phi Khanh, vốn học trò nghèo, nhưng học giỏi, thi đỗ thái học sinh (tiến sĩ).

- Quê quán: Chí Linh, Hải Dương. Sau dời về Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Tây

1.2. GV: Nguyễn Trãi sống trong một thời đại đầy biến động dữ dội. Đó là những biến động nào?

HS: - Triều đại phong kiến nhà Trần suy vi. Hồ Quý Li lên thay lập ra nhà Hồ.

- Quân Minh (Trung Quốc) sang xâm lược. Nhà Hồ thất bại. Giặc Minh bắt cha con Hồ Quý Li và các triều thần sang Trung Quốc, trong đó có Nguyễn Phi Khanh (cha của Nguyễn Trãi).

- Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn – Nguyễn Trãi tham gia và được Lê Lợi tin dùng. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi, đánh thắng giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua, lập ra triều Hậu Lê. Nguyễn Trãi vẫn làm quan trong triều đình nhà Lê, nhưng không được tin dùng nữa vì Lê Lợi nghi ngờ Trần Nguyên Hãn (cháu nội Trần Nguyên Đán mưu phản).

1.3. GV: Những sự kiện quan trọng nào xảy ra trong cuộc đời Nguyễn Trãi?

HS: - Năm 1400, Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh, cùng cha làm quan trong triều nhà Hồ.

- Năm 1407, giặc Minh xâm lược nước ta. Cha của Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Khanh bị giặc bắt sang Trung Quốc. Muốn giữ đạo hiếu, Nguyễn Trãi đã cùng em trai theo cha sang Trung Quốc. Nhưng đến ải Nam Quan, theo lời cha dặn, Nguyễn Trãi quay về tìm cách trả “nợ nước, thù nhà”.

- Sau khi thoát khỏi sự giam lỏng của giặc Minh, Nguyễn Trãi từ Đông Quan (Hà Nội ngày nay) tìm vào Lam Sơn (Thanh Hóa) tham gia khởi nghĩa, giúp Lê Lợi đánh thắng giặc Minh, giành lại độc lập cho dân tộc (1428).

- Lê Lợi lên ngôi vua, lập ra triều Hậu Lê. Nguyễn Trãi tiếp tục giúp Lê Lợi xây dựng đất nước.

Nhưng sau đó, nội bộ triều đình nhà Lê lục đục. 1429, Lê Lợi nghi ngờ Trần Nguyên Hãn làm phản, Nguyễn Trãi không được tin dùng (1429 - 1439). Năm 1439, Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn (Chí Linh – Hải Dương). Nhưng năm sau (1440), Lê Thái Tông lại vời ông ra giúp nước.

- Không ngờ tai họa thảm khốc đã ập xuống đời ông. Năm 1442, vua Lê Thái Tông trên đường kinh lí trở về, rẽ qua Lệ Chi Viên (trại vải ở Gia Lương, Bắc Ninh) và chết đột ngột ở đó. Lấy cớ, Nguyễn Thị Lộ ở bên cạnh nhà vua, bọn gian thần vu cho Nguyễn Trãi âm mưu giết vua và khép ông vào án “tru di tam tộc” (bị giết cả ba họ). Đây là một vụ án oan lớn nhất trong lịch sử Việt Nam.

- Mãi đến 22 năm sau (1464), vua Lê Thánh Tông mới minh oan cho Nguyễn Trãi.

1.4. Kết luận: Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa lớn. Năm 1980, tổ chức Giáo dục - Khoa học – Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa thế giới.

2. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi

2.1. GV: Hãy kể tên những tác phẩm của Nguyễn Trãi?

HS: Nguyễn Trãi là một tài năng lỗi lạc hiếm có. Ông để lại cho dân tộc ta một di sản văn chương to lớn.

- Những tác phẩm được viết băng chữ Hán gồm có:

+ Quân trung từ mệnh tập + Bình Ngô đại cáo

+ Ức Trai thi tập + Chí Linh sơn phú + Băng Hồ di sự lục + Lam Sơn thực lục + Văn bia Vĩnh Lăng + Văn loại

- Những tác phẩm viết bằng chữ Nôm:

+ Quốc âm thi tập (254 bài)

2.2. GV:Nguyễn Trãi được coi là nhà văn chính luận kiệt xuất. Hãy làm sáng tỏ điều đó?

HS: Trong di sản văn chương mà Nguyễn Trãi để lại cho dân tộc ta có hai áng văn chính luận đặc sắc:

- “Quân trung từ mệnh tập”: đây là tập thư từ được viết bằng chữ Hán do Nguyễn Trãi viết ra để thay mặt Lê Lợi gửi cho các tướng giặc và những giấy tờ giao thiệp với triều nhà Minh (Trung Quốc).

Đây là một cống hiến to lớn của Nguyễn Trãi cho văn hóa nước nhà, bởi tập văn chính luận này phản ánh đầy đủ chiến lược “công tâm” (đánh vào lòng người) của nghĩa quân Lam Sơn, bởi văn chính luận của Nguyễn Trãi sắc bén, giàu nhân nghĩa và đầy tính chiến đấu.

Nhà sử học Phan Huy Chú đã đánh giá về sức tác động của nó rằng: “Có sức mạnh của mười vạn quân”.

- “Bình Ngô đại cáo” là áng “thiên cổ hùng văn”trong lịch sử văn học dân tộc. Bài cáo này đã tổng kết một cách đầy đủ và xúc động về cuộc kháng chiến anh dũng chống quân Minh của dân tộc ta và cũng là một bản tuyên ngôn về lòng nhân nghĩa, lòng yêu hòa bình của dân tộc Việt Nam...

2.3. GV: Nguyễn Trãi còn là một nhà thơ tài ba. Anh (chị) đã biết được những bài thơ nào của Nguyễn Trãi và biết được những gì về tâm hồn Nguyễn Trãi qua thơ ông?

HS: - Nguyễn Trãi không chỉ là một nhà văn chính luận kiệt xuất mà còn là một nhà thơ trữ tình sâu sắc. Ông vừa làm thơ bằng chữ Hán (ức Trai thi tập) vừa làm thơ bằng chữ Nôm (Quốc âm thi tập).

Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi vừa trữ tình, đằm thắm vừa trí tuệ sâu sắc. Thơ Nôm của ông thấm đẫm trải nghiệm về cuộc đời, ngôn ngữ lại điêu luyện trong sáng.

Trước hết, đó là tấm lòng yêu nước, thương dân của ông: Bui một tấc lòng ưu ái cũ

Đêm ngày cuồn cuộn nước triều dâng

(Thuật hứng – bài 2) Dành còn để trợ dân này.

(Tùng) Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương

(Cảnh ngày hè) Nguyễn Trãi cũng dành nhiều tình cảm cho thiên nhiên đất nước:

Nước biếc non xanh thuyền gối bãi Đêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu

(Bảo kính cảnh giới – bài 26) Cây rợp tán che am mát

Hồ thành nguyệt hiện bóng tròn Rùa nằm hạc ẩn nên bầy bạn U ấp cùng ta làm cái con

(Ngôn chí – bài 20)

Thơ Nguyễn Trãi thể hiện những trải nghiệm cuộc đời của ông nên có những triết lí thế sự rất sâu sắc:

Phượng những tiếc cao diều hãy liệng Hoa thường hay héo cỏ thường tươi

(Tự thuật – bài 9) Nên thợ nên thầy vì có học

No ăn no mặc bởi hay làm

(Bảo kính cảnh giới – bài 26) Áo mặc miễn là cho cật ấm

Cơm ăn chẳng lọ kém mùi ngon (Dạy con trai)

2.4. Kết luận: Thơ văn Nguyễn Trãi là đỉnh cao chói lọi của nền văn học dân tộc ta. Ông là người có nhiều cống hiến to lớn cho văn học dân tộc. Đúng như vua Lê Thánh Tông đã nói: “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo”

Trên đây là một số biện pháp hình thành năng lực tự học cho HS THPT qua các bài học văn học sử ở lớp 10. Chắc chắn còn rất nhiều những biện pháp nữa có thể vận dụng để hình thành năng lực tự học. Với những biện pháp này, chúng tôi hy vọng sẽ có tác dụng phát huy tính độc lập, chủ động tích cực, tự giác và sáng tạo của HS trong học tập. Đồng thời khơi dậy niềm ham mê, sự hứng thú của các em khi khám phá, lĩnh hội tri thức cũng như vận dụng chúng trong những trường hợp cụ thể, trong những tình huống khác nhau.

Chương III

Một số thiết kế bài học văn học sử theo hướng dạy cách tự học 3.1. Thiết kế bài học “Khái quát văn học dân gian Việt Nam”

GV: Bài “Khái quát văn học dân gian” có cấu trúc như thế nào?

HS: Bài này có cấu trúc như sau:

I - Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. II - Hệ thống thể loại của văn học dân gian.

III – Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam.

3.1.2. HS trình bày hiểu biết về những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam

GV:Em hãy nêu những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam?

HS: Văn học dân gian Việt Nam có những đặc trưng cơ bản sau:

- Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng)

+ Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ bởi vì chất liệu để làm nên tác phẩm văn học dân gian là ngôn từ, những ngôn từ có hình ảnh, có cảm xúc, tạo nên nội dung, ý nghĩa và thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học dân gian.

+ Văn học dân gian có tính truyền miệng bởi vì những sáng tác dân gian được người ta ghi nhớ và truyền miệng cho nhau (chứ không phải bằng chữ viết). Nó được truyền miệng trong không gian, theo thời gian.

Quá trình truyền miệng thường được thực hiện qua diễn xướng dân gian (nói, kể, hát, diễn tác phẩm văn học dân gian).

- Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể)

Tập thể là bao gồm nhiều cá nhân. Lúc đầu, tác phẩm do một cá nhân nào đó sáng tác ra; sau đó được các cá nhân khác sửu chữa, bổ sung cho phong phú, hoàn thiện hơn; và cuối cùng không biết chính xác tác phẩm là của ai và

người ta cũng không cần biết ai là tác giả. Cũng do vậy mà tác phẩm dân gian thường có dị bản.

Tính truyền miệngtính tập thể là những đặc trưng cơ bản chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm văn học dân gian, thể hiện sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. Trong xóm, trong làng, mọi người cùng nhau cày lúa, làm cỏ, kéo gỗ, dựng nhà, vui chơi, ca hát, đình đám, hội hè...Văn học dân gian được ra đời, truyền tụng và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt đó.

3.1.3. HS trình bày về hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam

GV:Văn học dân gian có 12 thể loại. Để dễ nhớ hơn, ta có thể sắp xếp các thể loại đó vào một số cụm được không?

HS: Có thể sắp xếp 12 thể loại đó vào bốn cụm sau đây:

- Truyện dân gian: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, thần thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện thơ.

- Thơ dân gian: ca dao, vè.

- Câu nói dân gian: tục ngữ, câu đố

- Sân khấu dân gian: chèo, tuồng, cải lương...

GV: Hãy nêu ngắn gọn định nghĩa từng thể loại và cho ví dụ cụ thể với mỗi thể loại?

HS: - Thần thoại: là tác phẩm tự sự dân gian thường kể về các vị thần, nhằm giải thích tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên và phản ánh quá trình sáng tạo văn hóa của con người thời cổ đại. (Thần trụ trời; Nữ Oa vá trời...)

- Sử thi: là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn từ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại. (sử thi Đam Săn; Đẻ đất đẻ nước...).

- Truyền thuyết: là tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) theo xu hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng. (Bà Trưng, Bà Triệu; An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy...).

- Truyện cổ tích: là tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động. (Cây tre trăm đốt; Sọ Dừa, Tấm Cám...)

- Truyện ngụ ngôn: là tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, thông qua các ẩn dụ (phần lớn là hình tượng loại vật) để kể về những sự việc liên quan đến con người, từ đó nêu lên những bài học kinh nghiệm về cuộc sống hoặc về triết lí nhân sinh. (Ôm cây đợi thỏ; Đẽo cày giữa đường...)

- Truyện cười: là tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống, có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải trí, phê phán. (Chàng Ngốc,; Nhưng nó bằng hai mày; Tay ải tay ai...)

- Tục ngữ: là câu nói ngắn gọn, hàm súc, phần lớn có hình ảnh, vần nhịp, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn, thường được dùng trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày của nhân dân. (Uống nước nhớ nguồn; Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng; Ăn quả nhớ kẻ trồng cây...)

- Câu đố: là những bài văn vần hoặc câu nói thường có vần, mô tả vật đố

Một phần của tài liệu Dạy học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng lực tự học ở học sinh lớp 10 (Trang 50 - 62)