Kết quả sản xuất kinhdoanh của nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị trong ba năm gần

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị (Trang 26 - 29)

I. KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁY BÁNH KẸO CAO CẤP HỮU NGHỊ

4. Kết quả sản xuất kinhdoanh của nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị trong ba năm gần

trong ba năm gần đây.

Với một doanh nghiệp bất kỳ khi nhìn vào bảng kết quả kinh doanh ta sẽ biết được doanh nghiệp đó hoạt động có hiệu quả hay không, nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị là một doanh nghiệp trẻ nhưng kết quả kinh doanh ba năm gần đây tương đối tốt. Điều này thể hiện ở biểu 1.

Biểu 1: Kết quả kinh doanh của nhà máy qua 3 năm

Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh(%)

2003 2004 2005 04/ 03 05/ 04 BQ

1.Tổng doanh thu trđ 29928.6 42650 505002 142.4 118.4 129.9

2.Tổng chi phí trđ 29728.2 42284.73 50024.424 142.24 118.3 129.7

3.Lợi nhuận trđ 200.4 365.27 475.776 182.2 130.2 154.08

4.Tổng khối lượng sản xuất tấn 2360.94 3637.92 4221.63 154.1 116 133.7

5.Tổng khối lượng tiêu thụ tấn 1973.4 3000.2 3660.2 152 122 136.2

6.Thu nhập bình quân/1 người

1000đ 700 850 950 121.4 111.7 116.5

(Phòng tài chính kế toán)

Để hiểu rõ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy bánh kẹo Hữu Nghị ta đi sâu vào phân tích kết quả mà nhà máy đã đạt được trong những năm gần đây.

a) Về số lượng.

Sản lượng bán ra được xác định dựa trên khối lượng tiêu thụ kỳ trước và khối lượng sản xuất kỳ này. Tuy nhiên khi đặt ra kế hoạnh tiêu thụ sản phẩm của nhà máy, nhà máy không thể lường trước các khả năng ảnh hưởng tới việc bán hàng của xí nghiệp. Do vậy mà các kế hoạch đề ra khó hoàn thành được như mong muốn.

Biểu 2: Tình hình thực hiện kế hoạch bán hàng của nha máy từ năm 2003-2005.

Đơn vị: tấn

Tên Sản phẩm Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

KH TH %HT KH KH TH % HTKH KH TH %HTK H 1.Bánh gói ODP 1250 1099.5 87.96 2210 1814.2 82.1 2405 2196.5 91.3 2.Bánh hộp giấy 35 24.7 70.57 72 59.73 83 75 70.8 94.4 3.Bánh hộp sắt 10 5.2 52 20 18.95 94.8 23.5 22.32 95 4.Kẹo các loại 38.5 24.57 63.82 70 68.92 98.5 80 75.2 94 5.Lương khô 702 557.58 79.43 840 709.3 84.4 1000 872.4 87.2 6.Kem xốp 17.5 12.85 73.83 32 29.5 92.2 50.5 43.08 85.3 7.Bánh trung thu 132 123.56 93.61 150 135.3 90.2 162 161.7 99.8 8.Mứt tết 139 125.4 90.22 170 163.7 96.3 220 218.2 99.2 Tổng 2324 1973.4 84.91 3564 3000.2 84.2 4016 3660.2 91.1

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Qua đây ta thấy giữa kế hoạch và thực hiện chưa đạt mức đề ra, nhưng với sản phẩm bánh kẹo đang cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì việc thực hiện kế hoạch tiêu thụ như vậy là tương đối khả quan, sản lượng tiêu thụ năm 2003 đạt 84,91% so với kế hoạch đề ra, trong đó bánh hộp sắt đạt 52%, kẹo các loại đạt 63,82% so với kế hoạch đề ra. Năm 2004 khối lượng hàng tiêu thụ đạt 84,2% so với kế hoạch, nhưng tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của các sản phẩm đều cao hơn năm 2003. Bánh hộp sắt đạt 94,8%, kẹo các loại đạt 98,5%, mứt tết đạt 96,3%. Năm 2005 là năm có tỷ lệ thực hiện kế hoạch đạt cao nhất là 91,1% nhưng một số sản phẩm lại đạt tỷ lệ thực hiện thấp như kem xốp đạt 85,3%, bánh lương khô đạt 87,2% còn các sản phẩm khác vẫn đạt tỷ lệ cao như bánh hộp sắt đạt 95%, bánh trung thu đạt 99,8%, mứt tết đạt 99,2%.

Nhìn chung tình hình thực hiện kế hoạch của nhà máy là khá cao, điều đó cho thấy công tác bán hàng của nhà máy trong mấy năm gần đây rất tiến bộ. Nhà máy đã thực hiện các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ có hiệu quả như: chiết khấu với các đại lý, thưởng trên số lượng bán ra trong tháng, quý, năm, khuyến mại Đỗ Thị Thu Hà 27 Lớp QTKDTM - Khoá 06

khách hàng. Tuy nhiên nhìn vào khối lượng sản phẩm và khối lượng tiêu thụ thì số lượng sản phẩm tồn kho vẫn ở mức cao (năm 2003:387,54 tấn, năm 2004: 637,72 tấn, năm 2005: 561,43 tấn) với các sản phẩm có thời hạn sử dụng ngắn như bánh trung thu, mứt tết thì tồn kho lâu sẽ dẫn đến hỏng và không thể tiêu thụ được sẽ làm lợi nhuận của nhà máy giảm. Do đó nhà máy cần có nhiều biện pháp để nâng cao tỷ lệ thực hiện tiêu thụ, giảm khối lượng tồn kho.

b, Về doanh thu

Từ biểu 2 cho ta thấy tổng doanh thu của nhà máy tăng rất mạnh bình quân 3 năm tăng 29,9%, sự tăng mạnh doanh thu của nhà máy vào năm 2004 tăng 12721,4 triệu đồng tương ứng 42,4% vì năm 2004 nhà máy mới tách ra hạch toán như một công ty con, vì vậy nhà máy chủ động về vốn chủ động trong sản xuất, trong khâu tiêu thụ làm sản lượng sản xuất của nhà máy tăng bình quân 33,7% từ 2360,94 tấn năm 2003 lên 4221,63 tấn năm 2005 hơn nữa sản lượng bán tăng mạnh, bình quân 3 năm tăng 36,2% tăng 1686,3 tấn.

c, Về chi phí

Xí nnghiệp đã tích cực đầu tư đổi mới sửa chữa phục hồi nâng cấp tài sản cố định tìm những nguồn nguyên liệu rẻ tốt giảm chi phí sản xuất, chi phí kinh doanh. Mặc dù vậy chi phí hàng năm của nhà máy tăng đều điều này chủ yếu do kế hoạch sản xuất các sản phẩm đều tăng, điều này là hợp lý. Năm 2004 chi phí tăng 12556,53 triệu đồng so với năm 2003. Năm 2005 chí tăng 18,3% tức 7739,694 triệu đồng so với năm 2004.

d, Lợi nhụân

Nhìn vào biểu 2 ta thấy lợi nhuận của xí nghiệp tăng dần qua các năm: năm 2003 là 200,4 triệu đồng, năm 2004 là 365,27 triệu đồng, năm 2005 là 475,776 triệu đồng. Có được như vậy là sự nỗ lực rất lớn của cán bộ công nhân viên nhà máy hơn nữa xí nghiệp được phép hạch toán độc lập cho nên đã tích cực giảm chi phí làm tăng lợi nhuận

e, Thu nhập bình quân

Do lợi nhuận của nhà máy tăng đều qua các năm bình quân tăng 54% nên thu nhập của công nhân nhà máy cũng tăng lên, bình quân 3 năm thu nhập hàng tháng của công nhân viên tăng 16,5%. Năm 2003 thu nhập bình quân hàng tháng của một công nhân viên đạt 700.000 đồng/ tháng, năm 2004 tăng lên đạt 850.000đồng/tháng, năm 2005 đạt 950.000đồng/tháng. Với thu nhập này cũng chưa phải là cao lắm nhưng đã đảm bảo mức sống khá cho mỗi công nhân.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w