7. Cấu trúc luận văn 1 0-
3.3 Nguyên nhân và ý nghĩa của sự chuyển biến từ ngâm vịnh đến diễn tả nộ
nội tâm con người
Thể loại văn học bao giờ cũng có sự gắn bó mật thiết giữa nội dung và hình thức. Một hình thức khi mới ra đời không bao giờ có thể đạt ngay đến sự hoàn mĩ. Nó cần phải trải qua một quá trình trải nghiệm để lựa chọn đƣợc cho mình hình thức diễn đạt phù hợp nhất, tối ƣu nhất. Thể thơ STLB cũng vậy trong quá trình phát triển của mình nó cần có sự thay đổi sao cho phù hợp với nội dung diễn đạt. Nếu nhƣ khi mới ra đời, thể thơ STLB đƣợc đƣa vào sáng tác những tác phẩm có tính chất tụng ca và ngâm vịnh cảnh thiên nhiên (Tứ thời khúc vịnh, Bồ Đề thắng cảnh thi…) thì hình thức của thể thơ có sự khác biệt so với giai đoạn sau. Kiểu cấu trúc chủ yếu đƣợc các tác giả sử dụng là
kiểu cấu trúc gieo vần lƣng ở vị trí thứ 3 và mang thanh bằng. Lúc này nhiệm vụ chủ yếu của cách gieo vần này là đem lại ấn tƣợng về sự bằng phẳng, cân đối, nhịp nhàng nhƣng khi lối tụng ca trữ tình hoành tráng không còn đƣợc đƣa vào trong sáng tác mà thay thế bằng cảm hứng trữ tình bi thƣơng thì thể thơ STLB cũng có sự thay đổi sao cho phù hợp với nội dung cần chuyển tải. Lúc này hình thức của thể STLB có sự thay đổi, kiểu cấu trúc gieo vần vị trí thứ 3 mang thanh bằng không còn phù hợp mà thay vào đó là kiểu cấu trúc vần lƣng ở chữ thứ 5 và chữ thứ 3 mang thanh trắc. Trƣớc hết là vì lối gieo vần này thích hợp với việc diễn tả những cung bậc tình cảm sâu kín, nhất là tâm trạng đau đớn, bi thƣơng của con ngƣời bởi tính chất “không bằng phẳng” về thanh (thanh trắc). Sau đó, nhờ cách gieo vần lƣng ở chữ thứ 5 trong câu thất trên đã “tạo cơ hội” cho việc diễn tả tính chất “triền miên” “dai dẳng” của tâm trạng cũng nhƣ nỗi nhớ, niềm khắc khoải khát khao của con ngƣời khi phải sống trong hoàn cảnh éo le đƣợc dàn trải, kéo dài triền miên qua các câu thơ, làm cho ý này tiếp nối ý kia tạo thành một mạch không bao giờ dứt… Ấn tƣợng mà nội dung đem lại nhờ có tác dụng của thể thơ, nhất là lối gieo vần trở nên sâu sắc, da diết hơn chính là vì thế.
Nhƣ vậy, ta có thể thấy, xuất phát từ chính yêu cầu nội tại của thể thơ cần phải có một cơ cấu thích hợp hơn trong việc chuyển từ nội dung ngâm vịnh sang diễn tả nội tâm mà thể STLB có sự chuyển biến về cách gieo vần nhƣ đã nói ở trên.
Mặt khác, giai đoạn văn học thế kỷ XVI, XVII là thời kỳ mở đầu sau những năm thịnh đạt cuối cùng của triều đại Lê sơ. Đây là giai đoạn văn học của thời kỳ quốc gia độc lập, nhƣng lại vào lúc bắt đầu suy thoái của chế độ phong kiến. Về nội dung, các sáng tác của thời kỳ này một mặt kế thừa những truyền thống của giai đoạn trƣớc, một mặt chuyển hƣớng dần trƣớc tình hình mới. Bên cạnh khuynh hƣớng văn học yêu nƣớc thì phải kể đến khuynh
hƣớng văn học thỏa mãn với hiện thực và ca tụng các vƣơng triều. Tác phẩm
Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào và Tứ thời khúc vịnh ra đời là sự kế thừa âm hƣởng tụng ca của thời kỳ trƣớc.
Sang thế kỷ XVIII, tình hình xã hội có nhiều biến động dữ dội. Chế độ phong kiến đã đi vào con đƣờng khủng hoảng trầm trọng trên tất cả các mặt. Có thể thấy trong lịch sử từ ngày dựng nƣớc chƣa bao giờ giai cấp thống trị lại bộc lộ bộ mặt xấu xa, tàn bạo, hèn nhát và phản động một cách trắng trợn trên mọi phƣơng diện nhƣ lúc này. Về cơ bản, thiết chế xã hội đã trở thành lực cản kìm hãm sự phát triển kinh tế. Nền nông nghiệp vốn đã lạc hậu giờ càng đình trệ trầm trọng vì thuế khóa nặng nề, thiên tai liên miên. Đời sống của ngƣời dân vì thế mà ngày càng khổ cực điêu đứng.
Tình trạng rối ren về chính trị càng làm cho xã hội tăm tối ngột ngạt hơn. Đất nƣớc bị chia cắt làm hai miền (đằng trong và đằng ngoài) với những cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến (Chúa Trịnh – chúa Nguyễn; vua Lê - chúa Trịnh)
Cùng với sự khủng khoảng trong cơ cấu xã hội phong kiến, tƣ tƣởng Nho giáo cũng bị phá sản do sự lớn mạnh của trào lƣu tƣ tƣởng nhân văn, tinh thần dân chủ và ý thức cá nhân đƣợc manh nha từ những thế kỷ trƣớc. Trào lƣu tƣ tƣởng này đã tác động mạnh tới tầng lớp nho sĩ trí thức và nó chi phối tới khuynh hƣớng tƣ tƣởng của toàn xã hội. Vì vậy, con ngƣời đã ý thức đƣợc quyền lợi chính đáng của mình là đƣợc sống, đƣợc yêu, đƣợc hƣởng hạnh phúc và họ có khát vọng giải phóng tình cảm cá nhân.
Trong xã hội lúc bấy giờ, con ngƣời không đƣợc tôn trọng, những quyền lợi chính đáng của họ không đƣợc đáp ứng nên họ luôn chìm trong một nỗi thất vọng chán chƣờng. Đặc biệt là nhân vật ngƣời phụ nữ, họ luôn là những nạn nhân đau khổ bị áp bức. Tất cả những tâm sự của họ đã đƣợc các tác giả gửi gắm vào trong tác phẩm văn học.
Trƣớc tình hình đó, âm hƣởng cảm hứng ngợi ca đƣợc chú trọng trong những thế kỷ trƣớc không còn phù hợp. Nó đòi hỏi phải có một sự chuyển biến.
Chịu ảnh hƣởng sâu sắc của những điều kiện xã hội, tƣ tƣởng văn hóa, văn học của thời đại, truyện thơ Nôm lục bát và Ngâm khúc ra đời. Đây là hai thể loại có dung lƣợng lớn. Nếu truyện thơ lục bát có thế mạnh trong tự sự thì Ngâm khúc đƣợc sáng tác bằng thể thơ STLB lại là thể hoàn toàn trữ tình. Nó là lời độc thoại, bộc bạch của nhân vật trữ tình về những vấn đề nhân sinh mang tính ý nghĩa phổ quát của thời đại. Không chỉ có vậy, nhờ ƣu thế về âm luật, đặc biệt là lối gieo vần và phối hợp thanh điệu, thể STLB đã chuyển tải vô cùng tinh tế, sâu sắc khao khát tình yêu, hạnh phúc. Đó là phần sâu kín nhất trong tâm hồn mỗi con ngƣời nhất là ngƣời phụ nữ vốn nhạy cảm và đa mang. Sự chuyển biến từ ngâm vịnh đến diễn tả nội tâm có ý nghĩa lớn lao trong nền văn học trung đại nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung.
Những tác phẩm ngâm vịnh ra đời ở thế kỷ XVI, XVII đều có nội dung trữ tình tụng ca nên những tác phẩm này chƣa khai thác đúng sở trƣờng của thể STLB. Chính vì vậy mà những tác phẩm này không có ảnh hƣởng sâu rộng trong nền văn học nƣớc nhà. Tuy nhiên, thể STLB ở giai đoạn này, bƣớc đầu đã chứng tỏ đƣợc ƣu thế riêng của mình. Sang thế kỷ XVIII, với sự chuyển biến từ ngâm vịnh sang diễn tả nội tâm, đặc biệt với sự ra đời của thể loại Ngâm khúc thì thể STLB đã đƣợc hoàn thiện về mặt hình thức. Những dòng STLB trong Ngâm khúc đã trở thành chuẩn mực đƣa thể thơ lên địa vị “sang trọng và quý phái”.
Sự chuyển biến từ ngâm vịnh sang diễn tả nội tâm đã đáp ứng đƣợc nhu cầu của xã hội và tâm lý thƣởng thức của ngƣời đọc. Nhu cầu bộc lộ cái tôi trữ tình ngày càng lớn nó đòi hỏi phải có thể loại văn học phù hợp để diễn tả những sắc thái cung bậc tình cảm của nhân vật trữ tình. Chẳng hạn nhƣ cung bậc tình cảm của ngƣời cung nữ trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia
Thiều. Lúc đầu tâm trạng của ngƣời cung nữ là niềm vui kiêu hãnh đƣợc vua yêu chiều, khi bị “thất sủng” không còn hy vọng gì giải thoát khỏi nỗi cô đơn, tâm trạng của ngƣời cung nữ chuyển từ trạng thái chán ngán tất cả đến trạng thái khắc khoải thẫn thờ:
Buồn mọi nỗi lòng đà khắc khoải, Ngán trăm chiều bước lại ngẩn ngơ,
Buồn đến khăc khoải, ngán đến ngẩn ngơ tƣởng nhƣ đã là tột đỉnh của tâm trạng buồn chán nhƣng hình tƣợng trong hai câu lục bát kế tiếp lại cực tả cuộc đời hết sức thê thảm của ngƣời cung nữ.
Hoa này bướm nỡ thờ ơ,
Để gầy bông thắm, để xơ nhụy vàng.
Để diễn tả đƣợc mọi trạng thái cung bậc tình cảm của ngƣời cung nữ, có lẽ chỉ có thể thơ STLB mới thể hiện đƣợc.
* Tiểu kết
Thể thơ STLB từ khi ra đời đến khi phát triển hoàn thiện đã có rất nhiều thay đổi. Sự thay đổi này không chỉ diễn ra ở mặt hình thức mà còn có cả trong nội dung. Sự chuyển biến từ ngâm vịnh sang diễn tả nội tâm của thể STLB đã thu đƣợc nhiều thành tựu rực rỡ.
Thể loại Ngâm khúc ra đời là do nhu cầu của thời đại – thời kì suy tàn của chế độ phong kiến và thời kì của các cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ dữ dội. Tác phẩm Ngâm khúc đã phản ánh đời sống tâm tƣ của con ngƣời thời đại trƣớc những biến động của cuộc sống đƣơng thời. Đó là những tâm trạng buồn thƣơng, day dứt triền miên, là những lời than thân tiếc phận của con ngƣời.
Văn học luôn là phƣơng tiện hữu hiệu nhất giúp cho con ngƣời giãi bày tâm trạng, gửi gắm tình cảm. Thế nhƣng đời sống nội tâm của con ngƣời vốn rất phong phú, phức tạp nên không phải bất kỳ hình thức văn học nào cũng có thể đảm nhận một cách tốt nhất việc diễn tả những cung bậc tình cảm ấy. Rõ ràng không phải ngẫu nhiên mà các thi sĩ đã lựa chọn thể thơ STLB làm hình thức diễn đạt của thể loại Ngâm khúc. Thể thơ STLB với những ƣu thế nổi
trội của mình đã rất phù hợp để diện tả tâm trạng có tính chất bi kịch của con ngƣời thời đại. Vì vậy mà thể thơ STLB đã là sự lựa chọn cuối cùng và là sự lựa chọn tối ƣu nhất của thể loại Ngâm khúc.
Cũng chính nhờ có những tác phẩm trƣờng thiên ngâm khúc mà thể thơ STLB đã phát triển hoàn thiện và trở thành chuẩn mực.
1. Thể thơ STLB với lối kiến trúc một khổ thơ bao gồm bốn câu: hai câu bảy tiếng; một câu sáu và một câu tám tiếng đã tạo ra đƣợc ƣu thế riêng biệt mà các thể thơ khác không có đƣợc. Đó là sự phong phú về “cú thức”, sự đa dạng về vần điệu. Một khổ thơ gồm nhiều vần nhƣ: vần lƣng, vần chân, vần bằng, vần trắc xoắn xuýt với nhau tạo nên sự gắn kết hài hòa. Sự phong phú về vần điệu đã cho giúp cho việc diễn tả cảm xúc nội tâm trở nên dễ dàng, thuận tiện. Nếu nhƣ trong thơ lục bát, ta chỉ thấy có hai “cú thức” là câu sáu và câu tám thì ở thể thơ STLB ta thấy có thêm “cú thức” câu thất. Trong đó, hai câu thất thƣờng mang tính chất căng thẳng. Dƣờng nhƣ chất chứa biết bao suy tƣ, chiêm nghiệm, biết bao cung bậc tình cảm của nhân vật trữ tình để rồi tất cả lại đƣợc giải tỏa ở câu lục và câu bát. Không chỉ có vậy, thể thơ STLB còn rất phong phú về nhịp điệu. Ngoài cách ngắt nhịp đôi thƣờng thấy trong thể lục bát thì thể STLB còn có cách ngắt nhịp 3/4 hoặc 3/2/2. Cách ngắt nhịp linh hoạt này đã khiến cho thể STLB hoàn toàn có khả năng biểu hiện nội tâm, diễn tả tâm trạng phong phú phức tạp, nỗi đau triền miên của con ngƣời trƣớc sự bế tắc của cuộc đời. Nếu đặt trong sự tƣơng quan với thể hát nói, chúng ta cũng phải thừa nhận nhịp điệu thể STLB không thể phong phú bằng nhƣng lại có vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy sự ra đời của thể hát nói. Bởi lẽ, những bài hát nói cũng đƣợc kiến trúc thành từng khổ. Trong đó cũng có những câu dài, câu ngắn xen kẽ nhau, cũng có vần bằng, vần trắc, vần chân, vần lƣng….Nhƣ vậy, thể STLB có một vị trí quan trọng cho sự ra đời của thể hát nói sau này.
2. STLB là một trong số những thể thơ do dân tộc ta sáng tạo ra. Việc khẳng định thể th ơ STLB có nguồn gốc tƣ̀ văn học dân gian c ủa giới chuyên môn trong thời gian vừa qua là hoàn toàn có cơ sở . Song theo chúng tôi, nếu khẳng định thể thơ STLB ch ỉ đơn thuần bắt nguồn tƣ̀ văn học dân gian là chƣa đủ
sƣ́c thuyết phục . Bởi lẽ, một thể thơ ra đời có thể từ nhiều nguồn gốc. Vì vậy, ngoài cội nguồn từ văn học dân gian, thể thơ STLB còn có ti ền lệ từ trong văn học viết. Điều đó đã đƣợc chứng minh qua sáng tác của các thi sĩ. Từ thế kỷ thứ XIII cùng với quá trình mô phỏng theo khuân mẫu của văn học Trung Hoa, bằng cách này hay cách khác ông cha ta vẫn luôn cố gắng tìm cho mình một hƣớng đi riêng. Sự tìm tòi sáng tạo của các thi sĩ trong lối ngắt nhịp, gieo vần lƣng… Trong chừng mực nào đó, có thể xem là tiền đề cho sự ra đời của thể thơ STLB. Sự sáng tạo ấy ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, đã tạo ra những điều kiện nhất định cho một loạt các thể loại văn học dân tộc ra đời nhƣ: Truyện Nôm, thơ trữ tình ngâm khúc , hát nói.... Điều đó chứng tỏ, nguồn gốc cũng nhƣ quá trình hìn h thành , phát triển của thể loại STLB trong lòng văn học dân tộc không chỉ bắt nguồn tƣ̀ riêng hình thƣ́c văn học dân gian mà rất có thể nó còn là sản phẩm , là sự tìm tòi sáng t ạo của các thi sĩ qua nhiều thế hệ. Thấy đƣợc điều đó chúng ta mới thấy hết đƣợc công lao tìm tòi của các thi sĩ trong việc sáng tạo ra thể thơ của dân tộc.
3. Kể từ khi mới hình thành đến khi phát triển hoàn thiện thể thơ STLB đã trải qua những chặng đƣờng phát triển quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu thể hiện đời sống tinh thần của con ngƣời Việt Nam. Ở mỗi giai đoạn, thể thơ này đều góp phần thể hiện khuynh hƣớng nghệ thuật bằng các hình thức diễn đạt khác nhau. Nếu nhƣ ở giai đoạn đầu thể, thơ STLB đƣợc sử dụng để sáng tác các tác phẩm mang tính chất ngâm vịnh thì ở giai đoạn sau các tác giả đã sử dụng thể thơ để sáng tác các tác phẩm trữ tình ngâm khúc trƣờng thiên. Sự chuyển biến do tác động của thời đại tạo nên quá trình vận động biến đổi của thể thơ STLB xuất phát từ yếu tố nội dung. Từ việc diễn tả cảm hứng trữ tình sử thi hoành tráng thể thơ đã chuyển sang diễn tả cảm hứng trữ tình mang tính bi thƣơng. Cũng phải thừa nhận rằng, khi đƣa thể STLB vào các tác phẩm mang tính chất ngâm vịnh thì nó chƣa phát huy đƣợc hết khả năng biểu đạt vốn có.
Chỉ khi đến với tác phẩm Ngâm khúc, nó mới thực sự phát huy đƣợc hết khả năng ƣu việt của mình. Không phải ngẫu nhiên mà các thi sĩ thời xƣa lại chọn thể lục bát làm hình thức biểu đạt cho Truyện Nôm. Thể thơ lục bát với lối kiến trúc mỗi khổ chỉ có hai câu lại có tốc độ lƣu chuyển nhanh và linh hoạt nên rất thuận lợi cho việc kể chuyện. Chính vì vậy, nó đã đƣợc các tác giả đã lựa chọn làm phƣơng tiện biểu đạt. Cũng không phải ngẫu nhiên mà các tác giả đã chọn thể STLB làm hình thức thể hiện cho các khúc ngâm. Đó là sự lựa chọn có chủ ý cho một nhu cầu biểu đạt mới. Thể thơ STLB với những ƣu thế của mình hoàn toàn có khả năng diễn đạt những tâm sự thầm kín, thể hiện những cung bậc cảm xúc trong tâm hồn con ngƣời. Vì vậy mà thể thơ đã là sự lựa chọn tối ƣu nhất cho tác phẩm trữ tình ngâm khúc. Một cảm hứng mới bắt gặp một hình thức biểu hiện phù hợp đã tạo nên những áng thơ trữ tình bất hủ - những tác phẩm Ngâm khúc trƣờng thiên chỉ có trong nền văn học nƣớc