Những cơ sở từ văn học dân gian 3 4-

Một phần của tài liệu Kết cấu vận luật của thể song thất lục bát trong tiến trình phát triển thể loại ngâm khúc (Trang 36 - 42)

7. Cấu trúc luận văn 1 0-

2.1. Những cơ sở từ văn học dân gian 3 4-

Đã từ lâu văn học dân gian luôn đƣợc coi là nền tảng cho việc hình thành và phát triển của văn học viết. Qua quá trình tìm hiểu, hầu hết các nhà nghiên cứu đã đi đến thống nhất và cho rằng lục bát và song thất lục bát hai là hai thể thơ “thuần túy dân tộc”, có nguồn gốc từ văn học dân gian. Thể STLB sau này đƣợc các tác giả văn học viết sử dụng để sáng tác các tác phẩm trữ tình trƣờng thiên nổi tiếng nhƣ: Chinh phụ ngâm khúc (Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), Văn chiêu hồn

(Nguyễn Du), Ai tư vãn (Lê Ngọc Hân)

Sở dĩ các nhà nghiên cứu cho rằng thể thơ STLB có nguồn gốc từ văn học dân gian nói chung và ca dao, dân ca nói riêng là vì hai câu thất ngôn trong thể STLB có nhiều nét tƣơng đồng với các thể thức văn vần dân gian của dân tộc. Ta thấy dù những câu thơ dân gian ngắn nhất vẫn đƣợc tạo bởi hai vế song hành, có gieo vần ngắt nhịp và phối thanh điệu. Đây cũng là những nét đặc trƣng của thể STLB vì vậy, các tác giả cho rằng rất có thể ca dao, dân ca chính là cái nôi cho sự ra đời của thể này.

Ví dụ 1: Đầu tắt, ( B- T) Mt tối. ( T – B) [39, 405] Hay : Cơn đàng đông,/ Vừa trông/ vừa chạy; Cơn đàng tây/ Vừa chạy/ vừa ăn.

[39, 196]

Trƣớc tiên xét về cách gieo vần: Điểm nổi bật trong những câu ca dân gian mà chúng ta dễ dàng nhận ra đó là các vần vừa đƣợc tạo ở giữa câu (vần lƣng), vừa đƣợc tạo ở cuối câu (vần chân).

VD1:

Thằng Bờm có cái quạt mo, Phú ông xin đổi ba bò chín Trâu. Bờm rằng: Bờm chẳng lấy Trâu, Phú ông xin đổi ao sâu cá mè

Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mè, Phú ông xin đổi ba bè gỗ lim. Bờm rằng: Bờm chẳng lấy lim,

Phú ông xin đổi con chim đồi mồi, Bờm rằng: Bờm chẳng lấy mồi, Phú ông xin đổi hòn xôi Bờm cười.

[ 39, 423] Ví dụ 2:

Tre non đủ lá đan sàng nên chăng? Đan sàng thiếp cũng xin vâng,

Tre non đủ lá nên chăng hỡi chàng. [39, 232]

(ký hiệu in đậm VD: ôi Vần chân ; ký hiệu in đậm, gạch chân VD: im: vần lưng)

Nhƣ vậy, ta thấy trong các thể thức văn vần dân gian nhƣ ca dao, dân ca (VD2), hò vè, đồng dao (VD1)…thì kiểu gieo vần chân và vần lƣng vẫn đƣợc các tác giả dân gian sử dụng phổ biến. Kiểu gieo vần trong những câu lục bát của bài ca dao trên (VD2) giống hệt cách gieo vần của thể lục bát. Đây cũng là kiểu gieo vần đƣợc các tác giả sáng tác theo thể thơ STLB sau này lựa chọn.

Về cách ngắt nhịp, ở những câu thất thì câu ca dân gian thƣờng chuộng cách ngắt nhịp lẻ trƣớc chẵn sau.

Ví dụ:

Mồ côi cha/ ăn cơm cá, Mồ côi mẹ/ liếm lá đầu chợ. [39, 379]

Ngắt bông sen/ còn vương tơ óng, Cắt dây tình/ nào có dao đâu. [39, 248]

Câu dưỡng nhi/ chờ khi đại lão Cha mẹ già/ nương náu nhờ con.

[24, 374]

Sư tu đâu/ tiểu tôi tu đấy.

Oản với chuối/ ta cùng ăn chung Rục tùng xòe/ ta tung não bạt,

Dốc một lòng/ thế phát đi tu…

[39, 122]

Qua những câu thất ngôn dân gian trên, ta nhận thấy lối ngắt nhịp lẻ trƣớc, chẵn sau dƣờng nhƣ là sở thích và xu hƣớng thẩm mĩ riêng của ngƣời dân Việt Nam. Mô hình nhịp ngắt 3/4 hay 3/2/2 cũng rất phổ biến trong những câu thơ thất ngôn Việt Nam.

Mặt trời vàng/còn in bóng thỏ, Đầu non bạc/ đã chật cây chim.

(Bạch Vân quốc ngữ thi, bài 42 – Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Rượu đối cầm/ đâm thơ một thủ, Ta cùng bóng/ lẫn nguyệt ba người.

(Quốc âm thi tập, bài 76 – Nguyễn Trãi)

Về luật phối thanh: Để tạo nên những câu thơ dồi dào nhạc điệu, bên cạnh cách gieo vần, ngắt nhịp, luật phối thanh cũng có vị trí rất quan trọng. Ở đây, ta thấy tất cả các tiếng không kể bằng hay trắc đều tham gia vào hoạt động tạo vần. Chính nhờ có sự phối thanh mà các câu thơ dân gian trở nên mềm mại uyển chuyển, dễ đi vào lòng ngƣời.

Ví dụ : Tay cầm con dao, Làm sao cho sắc, (B) Để mà dễ cắt, (T) Để mà dễ chặt, (T) Chặt lấy củi cành,

Trèo lên rừng xanh, (B) Chạy quanh sườn núi, (B) Một mình thui thủi, (T)

Tìm trốn ta ngồi, (T) Ngồi mát thảnh thơi

[39, 199]

Cách gieo vần chân xen lẫn vần lƣng cùng với sự trầm bổng của thanh điệu đã tạo nên sự uyển chuyển nhịp nhàng cho bài ca ca dao. Hình ảnh ngƣời lao động hiện lên một cách tự nhiên với những hành động và cử chỉ của ngƣời hái củi trong rừng.

Nhƣ vậy, từ lối gieo vần, ngắt nhịp đến luật phối thanh trong thể thơ STLB đều có nhiều điểm tƣơng đồng với các thể văn vần của văn học dân gian. Nhƣ Phan Diễm Phƣơng đã nhận xét: “Rõ ràng lối gieo vần chân kết hợp với vần lưng trong lục bát và song thất lục bát, lối ngắt nhịp lẻ trước, chẵn sau trong cặp thất ngôn song thất lục bát đều không nằm ngoài xu hướng thẩm mĩ chung đó của dân tộc Việt” [44, 95].

Về cấu trúc, chúng ta có thể tìm thấy những khổ thơ STLB (ví dụ 3, 4) có kiểu cấu trúc khá giống với kết cầu của nhiều bài ca dao dân ca (ví dụ 1,2): Mỗi khổ thơ gồm bốn câu (hai câu bảy, một câu sáu và một câu tám), gieo vần chân và vần lƣng, có cả vần bằng và vần trắc.

Ví dụ 1:

Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,

Em có chồng anh tiếc lắm thay. Ba đồng một mớ trầu cay,

Sao anh không hỏi những ngày còn không. [39, 231]

Ví dụ 2:

Dưới mặt nước chói lòa yếm đỏ,

Trên bầu trời rặng tmây xanh. Từ ngày chia rẽ em anh,

Nước trời còn đó ai đành phụ nhau!

[39, 233] Ví dụ 3:

Đòi những kẻ thiên ma bách chiết

Hình thì còn bụng chết đòi nau

Thảo nào khi mới chôn rau

Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra.

[ 53 ] Ví dụ 4:

Đường bạch dương bóng chiều man mác,

Dịp đường lê lác đác sương sa.

Lòng nào lòng chẳng thiết tha,

Cõi dương còn thế nữa cõi âm. [13, 33]

Nếu ta cắt hai câu lục bát trong thể STLB riêng ra thì ta thấy hai câu lục bát trong thể STLB có cấu trúc giống hoàn toàn hai câu lục và câu bát trong thể lục bát. Cấu trúc này ta cũng dễ dàng tìm thấy trong ca dao dân ca.

Ví dụ : trong câu ca dao:

Thuyền về/ có nhớ/ bến chăng, Bến thì một dạ/ khăng khăng đợi thuyền. (ca dao)

Trong thể lục bát :

Vừng trăng/ ai xẻ/ làm đôi

Nửa in gối chiếc/ nửa soi dặm trường.

(Truyện Kiều – Nguyễn Du) Trong thể song thất lục bát:

Ngày mong chữ gấm/ đêm mong chiếu vàng.

(Tự tình khúc – Cao Bá Nhạ)

Rõ ràng từ cách gieo vần, ngắt nhịp và thanh điệu của hai câu lục bát trong thể STLB đều giống với hai câu lục bát của thể lục bát. Vì vậy rất có thể thể thơ lục bát là tiền đề cho hai câu lục bát trong thể STLB ra đời.

Qua các ví dụ trên, ta thấy các thể thức văn vần dân gian là một trong những nhân tố thiết yếu cho những khổ STLB thành văn xuất hiện, lần đầu tiên trong bài Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào của Lê Đức Mao vào đầu thế kỷ XVI và hoàn thiện ở cuối thế kỷ XVIII với đỉnh cao Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều. Chính vì vậy việc khẳng định thể thơ STLB có nguồn gốc tƣ̀ văn học dân gian là hoàn toàn có cơ sở . Nhƣng để đƣa tới sự ra đời của một thể thơ không phải là chỉ có một tiền đề, có thể nó còn có những tiền đề cơ sở khác.

Một phần của tài liệu Kết cấu vận luật của thể song thất lục bát trong tiến trình phát triển thể loại ngâm khúc (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)