Những cơ sở từ văn học viết 4 0-

Một phần của tài liệu Kết cấu vận luật của thể song thất lục bát trong tiến trình phát triển thể loại ngâm khúc (Trang 42 - 47)

7. Cấu trúc luận văn 1 0-

2.2Những cơ sở từ văn học viết 4 0-

Căn cứ vào một số tài liệu mà chúng tôi đƣợc biết những dòng STLB xuất hiện lần đầu tiên trong một số tác phẩm có hình thức “lai tạp” [24, 36] nhƣ Bồ Đề thắng cảnh thi tƣơng truyền của Lê Thánh Tông và trong Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào của Lê Đức Mao (khoảng cuối thế kỷ XV đầu XVI). Nhƣng bài Bồ Đề thắng cảnh thi vẫn còn nhiều vấn đề nghi vấn. Đây là bài thơ Nôm khuyết danh, vì chƣa xác định đƣợc tác giả nên chƣa thể xác định một cách chính xác thời điểm ra đời của bài thơ. Có ngƣời cho rằng đây là bài thơ của Lê Thánh Tông, có ngƣời lại cho bài thơ là của vua Lê đời sau, lại có ý kiến cho rằng đó là sáng tác của Chúa Trịnh. Tựu chung lại bài thơ ra đời khoảng thế kỷ XV, XVI. Vì bài Bồ Đề thắng cảnh thi vẫn còn nhiều vấn đề nghi vấn nên Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào vẫn đƣợc xem là tác phẩm văn học viết đầu tiên sử dụng những câu STLB. Tuy nhiên, bài thơ này chƣa thể xem là bài thơ viết theo thể thơ STLB. Bởi lẽ, bên cạnh những câu

thơ STLB còn có những câu thơ thất ngôn xen lẫn những câu lục bát. Mặc dù vậy, tác phẩm Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào vẫn có vị trí vai trò quan trọng. “Về hình thức, tác phẩm này có thể xem là khởi nguyên của ba thể loại lớn trong văn học trung đại. Việc sử dụng hỗn hợp các thể thơ dân gian và bác học sẽ tiếp tục được phát huy tạo nên thể hát nói rất nổi tiếng. Lục bát và song thất lục bát đã được tách ra thành chuyên thể sử dụng để viết các tác phẩm trường thiên.” [46, 58].

Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào là tác phẩm có hình thức “lai tạp” chứ chƣa phải là bài thơ làm theo thể STLB chính thống. Bởi lẽ, bên cạnh những câu thất ngôn luật Đƣờng, câu lục bát, còn có những câu song thất lục bát. Tác phẩm này gồm 128 câu, chia làm 9 bài ca, mỗi bài thƣờng là 14 câu. Đây là bài hát chúc làng trong hội mùa xuân tế thần và cầu phúc.

“Hương dâng ngào ngạt mùi thanh, Loan bay khúc múa, hoa quanh tịch ngồi. Ba làng vui vẻ ngày vui

Tung bay tiếng chúc, gió mười dặm xuân.”

Bên cạnh đó, khúc ca còn ca ngợi chế độ huệ dân của triều đình. Vì nhờ vậy mà ngƣời dân mới có đƣợc cuộc sống yên bình, no ấm.

“Mừng xuân, xuân yến, xuân ca, Bốn dân mưa huệ, trăm nhà gió huân. Rồi từ đó nhờ ân cấo túc,

Tiếng quản huyền nô nức nhân gia.”

Bài ca có 9 đoạn với tổng số 128 câu nhƣng chỉ có 20 khổ thơ viết theo thể STLB. Vì đƣợc viết bằng nhiều thể thơ khác nhau nên có những câu cách gieo vần chƣa tuân theo đúng luật. Hết hai câu ngũ ngôn rồi đến khổ STLB, nên câu song thất không đƣợc gieo vần lƣng.

Nguyệt lệnh tứ dương xuân Lễ nhạc bách niên tu miếu điển Thăng bình nhất khúc tụng thần công

Ngự tiền ngào ngạt hương xông

Phượng quanh tịch múa hoa lồng chén bay…”

Mặc dù tác phẩm Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào chƣa đƣợc viết theo thể thơ STLB nhƣng những câu thơ STLB thành văn đƣợc viết xen kẽ trong đó có thể coi là tiền đề quan trọng để thể thơ STLB ra đời và hoàn thiện ở những thế kỷ sau.

Nhƣng cũng phải khẳng định rằng, hầu hết các khổ thơ trong bài chúc làng có cấu trúc giống với những dòng STLB đƣợc coi là chuẩn mực ở thế kỷ XVIII.

Ví dụ trong bài Nghĩ hộ tám giáp giải thưởng hát ả đào:

Xuân nhị nguyệt/ huyên hòa lệnh tiết,

Lề xướng ca/ mở tiệc thờ thần.

Hương dâng khói tỏa lần lần,

Sân thiều múa phượng, gió nhân bay cờ.

Ví dụ ở thời kỳ phồn thịnh:

Kìa những kẻ chìm sông lạc suối,

Cũng có người sẩy cối xa cây.

Có người leo đến dứt dây,

Người trôi nước lũ kẻ lây lủa thành [9, 41]

Bài hát chúc làng của Lê Đức Mao đƣợc coi là tác phẩm bản lề cho sự ra đời của thể thơ STLB. Sở dĩ nhƣ vậy, vì trong tác phẩm đó có những khổ thơ đảm bảo tiêu chí về vận luật của thể STLB. Chẳng hạn:

vần lƣng đƣợc gieo ở vị trí thứ 5. Ví dụ:

Phụng tam linh sau nhờ phúc hỗ ,

Dốc một lòng cổ hoan hân, Cung đàn dịp hát ngày xuân,

Phụ tài đàn Thuấn, trại thần ca Chu.

Hay:

Muôn nhờ giáng phúc bình hòa Nhà đàn cửa hát noi ca đường . Mừng nay tiệc ca trù thị yến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khúc thăng bình nức tiếng tụng dương.

Nếu đặt những khổ thơ này trong sự đối sánh với những khổ thơ STLB đƣợc coi là chuẩn mực ở thế kỷ XVIII- XIX thì cách gieo vần của chúng không có sự khác biệt.

Ví dụ:

Hỏi ngày về ước nẻo quyên ca Nay quyên đã giục oanh già

Ý nhi lại gáy trước nhà líu lo Thửa đăng đồ mai chưa dạn gió.

[12, 116-117] Hay:

Vì đâu nên nỗi dở dang

Nghĩ mình mình lại thêm thương nỗi mình

Trộm nhớ thủa gây hình tạo hóa Vẻ phù dung một đóa khoe tươi.

[53]

nhịp 3/4 hoặc 3/2/2 (chiếm 85%). Ví dụ:

Thơ Thiên bảo/ dâng ca chúc hỗ Khánh ngô hoàng/ vạn thọ vô cương.

Hoặc:

Xuân nhị nguyệt/ huyên hòa lệnh tiết Lề xướng ca/ mở tiệc thờ thần

Đây chính là cách ngắt nhịp của thể thơ STLB ở thời kỳ hoàn thiện: Ví dụ:

Bến Tầm Dương/ canh khuya đưa khách Quạnh hơi thu/ lau lách đìu hiu.

[9, 51] Hoặc:

Xiêm nghê nọ/ tả tơi/ trước gió, Áo vũ kia/ lấp ló/ trong trăng. [53]

Về luật phối thanh: Hầu nhƣ các khổ STLB trong bài nghĩ hộ tám giáp giải thƣởng hát ả đào đều đảm bảo theo quy tắc phối thanh điệu của thể các bài thơ STLB ở dạng hoàn thiện. Đó là tiếng 3, 5, 7 của hai câu thất và các tiếng 2, 4, 6 của hai dòng lục bát đƣợc quy đinh chặt chẽ về thanh điệu.

Ví dụ:

Vạn vạn tuế (t) tung hô (b) ba tiếng(t), Nức ba hàng (b) thị yến (t) thừa hưu(b). Vui xuân(b) xuân yến (t) ngày lâu(b)

Thọ bôi (b) kể chục(t) , ca trù (t) điểm trăm (b).

Chẳng hạn một khổ thơ tiêu biểu về quy tắc phối thanh điệu của thể STLB ở giai đoạn phồn thịnh:

Than đất khách (t) não nùng (b) tâm sự (t) Thương cố nhân (b) tình tự lúc(t) bấy giờ (b) Đèn khuya(b) cơn tỏ(t) cơn mờ (b).

Ngậm sầu(b) che quạt (t) luống chờ (b) bóng chăng (b)

[9, 72]

Một phần của tài liệu Kết cấu vận luật của thể song thất lục bát trong tiến trình phát triển thể loại ngâm khúc (Trang 42 - 47)