Nội dung quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên của hiệu trưởng trường trung học cơ sở thành phố hạ long - tỉnh quảng ninh (Trang 31 - 34)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.3. Nội dung quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên

Bồi dưỡng được thực hiện bởi hoạt động đặc trưng là dạy học. Do vậy, quản lý bồi dưỡng có bản chất là quản lý quá trình dạy học diễn ra trong chu trình, khoá bồi dưỡng cụ thể. Những nội dung cơ bản của quản lý bồi dưỡng là:

1.3.3.1. Quản lý mục tiêu bồi dưỡng: Mục tiêu bồi dưỡng được hiểu là kết quả, là sản phẩm mong đợi của quá trình bồi dưỡng. Quản lý mục tiêu bồi dưỡng là quá trình thực hiện những tác động của chủ thể quản lý đến các thành tố cấu thành quá trình bồi dưỡng và thiết lập mối quan hệ, vận hành mối quan hệ của các thành tố đó theo định hướng của mục tiêu bồi dưỡng đã xác định.

1.3.3.2. Quản lý nội dung bồi dưỡng: Nội dung bồi dưỡng chính là hệ thống các kiến thức về chính trị xã hội, về khoa học kĩ thuật, về tay nghề (kĩ năng, kĩ xảo), về thể lực và quốc phòng mà người học cần phải được lĩnh hội để đạt được mục tiêu bồi dưỡng. Xét theo cấu trúc của nội dung bồi dưỡng, quản lý nội dung bồi dưỡng là quá trình hoạch định và triển khai trên thực tiễn những nội dung phục vụ cho mục tiêu bồi dưỡng. Các nội dung này được xác định theo 2 nhóm chính như sau:

a. Nhóm nội dung chính trị xã hội: Gồm triết học, chính trị học, giáo dục công dân, dân số, môi trường … góp phần chủ yếu vào việc giáo dục phẩm chất đạo đức, thái độ cho học sinh, sinh viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn b. Nhóm nội dung khoa học, kĩ thuật, công nghệ: Thường được chia thành các nội dung khoa học cơ bản, lý thuyết kĩ thuật cơ sở, lý thuyết kĩ thuật chuyên môn, các nội dung thực hành, chủ yếu nhằm hình thành năng lực, đó là hệ thống kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo (chân tay, trí óc) chung và riêng.

Quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung bồi dưỡng được tiến hành trong suốt quá trình dạy học, thông qua việc quản lý hoạt động dạy và hoạt động học sao cho các kế hoạch, nội dung chương trình bồi dưỡng được triển khai một cách đầy đủ, đúng về nội dung và tiến độ thời gian nhằm đạt được các yêu cầu của mục tiêu bồi dưỡng.

1.3.3.3. Quản lý hoạt động dạy trong quá trình bồi dưỡng

Quản lý hoạt động dạy của giáo viên thực chất là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên và của từng giáo viên.

+ Nhiệm vụ, nội dung quản lý hoạt động của giáo viên:

- Theo dõi, đôn đốc thực hiện, đánh giá được kết quả thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy - giáo dục của toàn thể đội ngũ giáo viên và của từng giáo viên.

- Theo dõi, chỉ đạo thực hiện và đánh giá được kết quả thực hiện việc học tập. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên và của từng giáo viên.

- Nắm được các ưu điểm, khuyết điểm, đánh giá được sự tiến bộ về các mặt chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức của từng giáo viên.

+ Các biện pháp thực hiện các nhiệm vụ, nội dung quản lý hoạt động dạy của giáo viên:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Có kế hoạch vàbằng văn bản cụ thể phân công, giao nhiệm vụ giảng dạy - giáo dục ngay từ đầu năm học, dùng biện pháp hành chính - tổ chức để quản lý, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện.

- Kết hợp sử dụng các biện pháp hành chính - tổ chức với việc đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, hướng dẫn các giáo viên lập kế hoạch thi đua phấn đấu trở thành giáo viên dạy giỏi và cuối học kì, năm học có đánh giá bình bầu thi đua. - Tổ chức và hướng dẫn học sinh, đóng góp ý kiến, nhận xét về tình hình giảng dạy - giáo dục của giáo viên bằng hình thức bỏ phiếu thăm dò.

- Định kì tổ chức dự lớp, tổ chức trao đổi rút kinh nghiệm kịp thời.

- Theo dõi, chỉ đạo hoạt động của giáo viên trong đổi mới phương pháp giáo dục và nghiên cứu khoa học.

1.3.3.4. Quản lý hoạt động học của giáo viên tham gia bồi dưỡng

Quản lý hoạt động học của học viên là quản lý việc tổ chức các nhiệm vụ học tập, nghiên cứu, rèn luyện của họ trong quá trình bồi dưỡng.

+ Nhiệm vụ, nội dung quản lý hoạt động học của học viên.

- Theo dõi, tìm hiểu để nắm được những biểu hiện tích cực và tiêu cực trong việc thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng.

- Theo dõi, thúc đẩy, khuyến khích học viên phát huy các yếu tố tích cực, khắc phục những yếu tố tiêu cực, phấn đấu vươn lên đạt kết quả học tập rèn luyện ngày càng cao.

- Tổ chức đìêu tra cơ bản học viên khi mới vào khoá bồi dưỡng để nắm được trình độ, năng lực và các đặc điểm tâm lí cá nhân của từng học viên, trên cơ sở đó phân loại học viên và có các quyết định quản lý phù hợp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Hướng dẫn và tổ chức cho học viên xây dựng kế hoạch phấn đấu theo tiêu chuẩn "học tốt, rèn tốt".

- Tổ chức hoạt động khuyến khích, lôi cuốn sự tham gia tự giác, tích cực của họ, chú trọng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp một cách lành mạnh, phong phú, hấp dẫn.

1.3.3.5 Quản lý các điều kiện phục vụ bồi dưỡng

Quản lý các điều kiện phục vụ bồi dưỡng là khai thác, sử dụng tốt điều kiện cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính và các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác bồi dưỡng.

Đây là nội dung đảm bảo điều kiện cho công tác bồi dưỡng giáo viên có thể được thực hiện và thực hiện một cách có kết quả.

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên của hiệu trưởng trường trung học cơ sở thành phố hạ long - tỉnh quảng ninh (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)