Biện pháp 7: Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng của giáo

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên của hiệu trưởng trường trung học cơ sở thành phố hạ long - tỉnh quảng ninh (Trang 92 - 94)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.7.Biện pháp 7: Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng của giáo

học, tự bồi dưỡng, đăng ký tỷ lệ bộ môn, số học sinh đạt học sinh giỏi cấp tỉnh, số buổi phụ đạo miễn phí học sinh yếu kém.

Đưa sổ tự học, tự bồi dưỡng vào hồ sơ cá nhân, đây là hồ sơ bắt buộc đối với giáo viên.

Cuối năm hiệu trưởng cùng với tổ trưởng chuyên môn đánh giá năng lực của từng giáo viên. Để việc đánh giá phân loại được chính xác, hiệu trưởng cần phải dựa vào nhiều kênh thông tin như: Thao giảng, dạy mẫu, dự giờ đột xuất, phiếu thăm dò, lấy ý kiến từ phụ huynh học sinh, từ học sinh, ý kiến đánh giá của tổ trưởng chuyên môn. Việc đánh giá đúng giáo viên sẽ giúp hiệu trưởng có cơ sở phân công đúng người, đúng việc.

Để có điều kiện tốt cho công tác này hiệu trưởng cần thống nhất kế hoạch trong Ban giám hiệu sau đó trực tiếp hoặc uỷ quyền cho phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn có kế hoạch thường xuyên hoặc định kỳ tổ chức các chuyên đề, hội thi như: Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học ; chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi ; kinh nghiệm luyện thi đại học ; hội thi giáo viên dạy giỏi ; hội thi sử dụng thiết bị đồ dùng giảng dạy ; các chuyên đề hoạt động ngoại khoá, giao lưu học hỏi kinh nghiệm giữa các tổ chuyên môn với trường bạn. Trong quá trình thực hiện kế hoạch trên, yêu cầu hiệu trưởng phải tạo điều kiện cụ thể cho tất cả giáo viên trong nhà trường đều tham gia, có đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm, khen thưởng, động viên kịp thời để mọi người cùng được hưởng lợi từ hoạt động bồi dưỡng.

3.2.7. Biện pháp 7: Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng của giáo viên viên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Quản lý chặt chẽ công tác tự bồi dưỡng, tránh lãng phí, trùng lập nội dung bồi dưỡng, giúp giáo viên tham gia bồi dưỡng thu được kiến thức, kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ ở mức tốt nhất, đáp ứng nhu cầu của bản thân giáo viên và hoàn thành kế hoạch quản lý của hiệu trưởng, đáp ứng yêu cầu của bậc học.

Mặt khác nắm vững tình hình sau bồi dưỡng cho giáo viên để tiếp tục giúp giáo viên vận dụng tốt kiến thức kỹ năng đã được tích tụ vào quá trình giảng dạy. Việc nắm bắt sự tiến bộ của giáo viên thông qua bồi dưỡng sẽ giúp cho hiệu trưởng có kế hoạch bồi dưỡng tiếp theo.

* Nội dung và cách thức thực hiện

+ Làm tốt việc quy hoạch đội ngũ giáo viên để chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho từng giai đoạn và con người cụ thể.

+ Tạo điều kiện bằng mọi cách cho giáo viên tham gia bồi dưỡng đầy đủ bằng cách làm tốt biện pháp động viên khích lệ, xác định đúng các văn bản hành chính và chi phí tài chính hợp lý để từ đó hiệu trưởng chủ động về kế hoạch, có cơ chế bồi dưỡng giáo viên phù hợp.

+ Xác định đúng nội dung cần bồi dưỡng và hình thức bồi dưỡng phù hợp để hiệu trưởng có cơ sở khoa học trong việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tránh bị trùng lặp về nội dung và hình thức chất lượng. Công tác tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên sẽ được phản ánh thực chất bằng cách đánh giá nghiêm túc qua kết quả kiểm tra, người học chưa đạt yêu cầu thì buộc học lại và tự túc kinh phí học tập. Biện pháp sẽ thoả mãn được nhu cầu học tập của giáo viên, đồng thời tăng cường tính tự giác và trách nhiệm của mỗi người khi tham gia bồi dưỡng …Cùng với việc kiểm tra cần lập hồ sơ theo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dõi quá trình công tác sau khi bồi dưỡng để nắm được những chuyển biến về năng lực nghiệp vụ chuyên môn, từ đó làm cho giáo viên có đích phấn đấu.

Vì vậy ngay từ khi lập kế hoạch công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên phải tính đến việc kiểm soát toàn bộ hoạt động trong quá trình bồi dưỡng và sau khi tổ chức bồi dưỡng, phải xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá năng lực của cán bộ giáo viên với các tiêu chí cụ thể, dựa trên các tiêu chí đó để đánh giá mức độ nhận thức và mức độ thực hiện của mỗi giáo viên. Hiệu trưởng tích cực tham mưu với các cấp quản lý cấp trên và trao đổi với cùng cấp và cấp dưới để xây dựng chính sách phù hợp cho công tác bồi dưỡng.

Tóm lại, cả bảy biện pháp nêu trên đều nhằm mục đích nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng năng lực, nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở các trường THCS thành phố Hạ Long trong giai đoạn hiện nay. Bảy biện pháp chúng tôi đề xuất ở trên là những biện pháp mà hiệu trưởng các trường THCS đã và đang thực hiện, nhưng vì lý do nào đó mà kết quả thực hiện chưa cao hoặc chưa được quan tâm thoả đáng, do đó việc nghiên cứu và đưa ra bảy biện pháp này để giúp hiệu trưởng các trường tham khảo, xem xét để vận dụng vào công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên ở đơn vị mình là đích mà chúng tôi muốn đạt tới.

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên của hiệu trưởng trường trung học cơ sở thành phố hạ long - tỉnh quảng ninh (Trang 92 - 94)