Biện pháp 1: Gắn kết chặt chẽ công tác bồi dưỡng giáo viên vớ

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên của hiệu trưởng trường trung học cơ sở thành phố hạ long - tỉnh quảng ninh (Trang 80 - 82)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Biện pháp 1: Gắn kết chặt chẽ công tác bồi dưỡng giáo viên vớ

quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên của trường THCS

* Mục tiêu của biện pháp:

Thực hiện bồi dưỡng theo qui định phát triển đội ngũ để vừa đảm bảo về số lượng, vừa đảm bảo chất lượng bồi dưỡng, làm cho công tác bồi dưỡng thiết thực phục vụ mục tiêu phát triển đội ngũ giáo viên của nhà trường.

* Nội dung và cách thực hiện.

Trong các cấp học, bậc học thì số học sinh ở các trường THCS có tốc độ tăng nhanh, cao nhất so với THPT và tiểu học. Để hoàn thành được nhiệm vụ do Sở GD&ĐT giao phó, nhà trường phải đào tạo và bồi dưỡng giáo viên có chất lượng về tri thức, kỹ năng làm việc, không ngừng nâng cao năng lực nghiệp vụ nhằm đáp ứng nhu cầu và sự phát triển của nhà trường, tạo ra một đội ngũ có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn giỏi.

Thống nhất hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên từ bồi dưỡng phẩm chất chính trị đến bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, kết hợp công tác tự học, tự bồi dưỡng của mỗi cá nhân với bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm và năng lực cá nhân. Kết hợp hài hoà giữa tập thể và ý thức trách nhiệm của cá nhân, gắn quyền lợi và nghĩa vụ với yêu cầu phát triển của nhà trường.

Để có đội ngũ giáo viên ổn định và đảm bảo những yêu cầu trên thì hiệu trưởng cần tập trung vào một số giải pháp sau:

+ Tham mưu với các cấp chính quyền và ngành để ưu tiên tuyển người địa phương: Đối với các trường giải pháp này sẽ góp phần ổn định đội ngũ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giáo viên trong các trường THCS. Mặt khác nếu là người địa phương thì họ sẽ yên tâm công tác hơn, họ sẽ có điều kiện dành nhiều thời gian cho công việc và đầu tư cho hoạt động giáo dục của nhà trường.

+ Tuyển chọn giáo viên có nhu cầu về trường công tác: Giải pháp này giúp hiệu trưởng các trường tìm được những cán bộ tâm huyết với nghề, với đơn vị mà họ đang quản lý. Khi giáo viên có nhu cầu về công tác thì chính nhà trường đã có được sự đồng thuận từ phía họ, do đó sẽ thuận lợi cho phân công và điều hành công việc.

+ Tạo điều kiện cho giáo viên ổn định làm việc tại trường lâu dài: Đây là một việc làm không dễ bởi mỗi một giáo viên có một tính cách và hoàn cảnh sống riêng biệt, do đó nếu hiệu trưởng hiểu rõ được tâm tư nguyện vọng của họ, nắm bắt những nhu cầu cơ bản của mỗi người, của tập thể giáo viên thì khi đó hiệu trưởng mới có thể xây dựng được kế hoạch làm việc một cách phù hợp với tập thể sư phạm nhà trường cũng như mỗi người thầy giáo.

+ Cử giáo viên đi học để nâng cao trình độ: Muốn làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ thì giải pháp cử giáo viên đi học tập để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công tác là vấn đề cốt yếu để có một đội ngũ giáo viên ổn định về chất lượng. Do đó hiệu trưởng các trường phải có kế hoạch và tiêu chí cụ thể để cử giáo viên đi học nâng cao trình độ, đảm bảo công bằng, khách quan để người được đi học bồi dưỡng và người không được xét đi học đều cảm thấy thoả đáng với tiêu chí mà nội bộ nhà trường đưa ra.

+ Xác định đối tượng giáo viên cần bồi dưỡng: Vấn đề ở đây là không chỉ chọn người có trình độ tốt để bồi dưỡng thêm, hoặc những giáo viên còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ để tiếp tục bồi dưỡng, mà cần phải lưu tâm tới những giáo viên có tâm huyết, gắn bó lâu dài với nhà trường để sau thời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

gian bồi dưỡng họ tiếp tục trở lại công tác tại đơn vị, hạn chế việc cử những giáo viên chưa thật sự ổn định đi bồi dưỡng để không làm ảnh hưởng đến công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên của nhà trường trong tương lai.

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên của hiệu trưởng trường trung học cơ sở thành phố hạ long - tỉnh quảng ninh (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)