VII. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
2.1.2. Phân loại địa danh Võ Nhai theo tiêu chí tự nhiên không tự nhiên
2.1.2.1 Kết quả thu thập
Dựa vào mục đích, đối tƣợng, nguyên tắc và các tiêu chí, thu thập, phân loại nhƣ đã nêu ở phần Mở đầu, chúng tôi đã tiến hành thu thập đƣợc 617 địa danh, các địa danh đều đƣợc ghi bằng tiếng Việt và đƣợc phân bố ở 15 xã, thị trấn, huyện Võ Nhai.
Kết quả thu thập đƣợc dựa trên những cơ sở sau đây:
Thứ nhất: Theo văn bản hành chính, bản đồ các loại, các văn bản, thƣ tịch cổ ghi chép lại.
Thứ hai: Từ các cứ liệu điền dã thực tế qua phiếu điều tra. Kết quả thu thập đƣợc thể hiện trong bảng 2.1.
Bảng 2.1: Kết quả thu thập địa danh huyện Võ Nhai STT Loại hình địa danh Số lƣợng Tỷ lệ (%)
1 Địa hình tự nhiên 336 54,457
2 Các đơn vị dân cƣ 189 30,633
3 Các công trình nhân tạo 92 14,910
Tổng cộng 617 100
Nhƣ vậy, có thể rút ra nhận xét hệ thống địa danh Võ Nhai chiếm đa phần là các địa danh chỉ địa hình tự nhiên hết sức phong phú và phức tạp nơi đây. Tiếp theo là các địa danh chỉ các dơn vị dân cƣ. Các địa danh chỉ công trình nhân tạo chiếm tỉ lệ thấp nhất (chỉ có 91 công trình).
Từ kết quả phân loại theo tiêu chí tự nhiên, không tự nhiên có thể hình dung sự phân loại địa danh Võ Nhai theo mô hình 2.1.
Mô hình 2.1: Sự phân bố các loại hình ở địa danh Võ Nhai
54,457 30,633
14,91
Địa hình tự nhiên Các đơn vị dân cƣ Các công trình nhân tạo
2.1.2.2 Phân loại địa danh
:a) Địa danh tự nhiên: số lƣợng là 336 địa danh, chiếm 54, 457% trong đó:
- Sơn danh: 170 địa danh, chiếm 27,552%.
Ví dụ: núi Nguyên Sinh (LT), đồi Bãi Cháy (TX), hang Phượng Hoàng (PT). - Thủy danh: 79 địa danh, chiếm 12,803%.
Ví dụ: suối Thuồng Luồng (LH), sông Nghinh Tường, khuổi Pắc Nhài (SM). - Vùng đất nhỏ phi dân cƣ: 87 địa danh chiếm 14,100%. Ví dụ: nà Áng
(TS), ruộng Pác Mương (CĐ), nà Lẹng (LT).
b) Địa danh không tự nhiên: số lƣợng là 280 địa danh, chiếm 45,380%. Trong
địa danh không tự nhiên có các địa danh chỉ đơn vị dân cƣ và địa danh chỉ các công trình nhân tạo.
- Địa danh đơn vị dân cƣ: 189 địa danh, chiếm 30,632%, trong đó: + Địa danh do chính quyền hành chính mới đặt là 18, chiếm 2,917%. Ví dụ: huyện Võ Nhai, xã Lâu Thượng, phố Đình Cả.
+ Địa danh truyền thống có từ thời phong kiến: 171 địa danh chiếm 27,715%.
Ví dụ: xóm Khuân Vạc (LH), xóm Mỏ Đinh (TX), xóm Nà Hấu (NT).
- Địa danh các công trình nhân tạo: có số lƣợng 91, chiếm 14,749%, trong đó:
+ Địa danh công trình giao thông là 76, chiếm 12,317 %. + Địa danh công trình xây dựng là 15, chiếm 2,431%.
2.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH CỦA CÁC ĐỊA DANH THUỘC VÕ NHAI