VII. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
2.2.2. Đặc điểm của các địa danh thuộc Võ Nhai xét theo kiểu ngữ
nghĩa của chúng
2.2.2.1 Đặc điểm của các địa danh Võ Nhai xét theo sự đối lập về tính trực tiếp hay gián tiếp (hoặc nguyên sinh và thứ sinh)
* Các đơn vị định danh trực tiếp
Dựa vào [42, tr.227] và những nét đặc sắc trong cách định danh Võ Nhai, chúng tôi tìm đƣợc 172 đơn vị định danh trực tiếp, chiếm 27,9%. Các đơn vị địa danh này đƣợc đặt ra với nghĩa gốc đầu tiên chỉ đối tƣợng địa lí nào đó. Đây thƣờng là những từ ngữ thuần Việt. Trong 172 địa danh là những đơn vị định danh trực tiếp có:
ĐDĐHTN: 119 địa danh, chiếm 19,287%. ĐDĐVDC: 24 địa danh, chiếm 3,89%. ĐDCTNT: 29 địa danh, chiếm 4,700%.
Những cách định danh theo kiểu trực tiếp thƣờng tập trung vào hình thức, vị trí, hình dáng, màu sắc của đối tƣợng, hay nói cách khác chủ thể định danh đã chọn đặc trƣng “đập vào mắt” để định danh [42, tr.213]. Ví dụ:
- Đặc trƣng màu sắc: suối Vực Xanh (PT), cầu Trắng (LH).
- Có loài cây nào đó mọc nhiều ở đó: đồi Dẻ, đồi Tranh (LT), đồi Chuối (LH).
- Chỉ chất liệu tạo thành: núi Đá vôi (LH)
* Các đơn vị định danh gián tiếp
Các địa danh là những đơn vị định danh gián tiếp thƣờng do sự chuyển nghĩa theo ẩn dụ một đơn vị từ vựng có sẵn tạo nên. Ví dụ: núi Voi là lấy một loài động vật để đặt tên cho một quả núi bởi nó có hình dáng nhƣ một con voi. Các địa danh này có cả là từ Hán Việt, từ thuần Việt lẫn ngôn ngữ dân tộc thiểu số. Trong số 617 địa danh có 445 địa danh đƣợc tạo ra theo lối định danh gián tiếp, chiếm 72,1%, trong đó:
ĐDĐHTN: 218 địa danh, chiếm 35,332%. Ví dụ: núi Tắc Kè (PT), núi Ngũ
Quan (PT), suối Pác Ma (miệng chó) (CĐ), ruộng Tha Mạ (mắt ngựa) (CĐ).
ĐDĐVDC: 165 địa danh, chiếm 26,742%. Ví dụ: xóm Trúc Mai (LH), phố Thái Long (ĐC), xóm Khuân Ruộng (TX)…
ĐDCTNT: 62 địa danh, chiếm 10,048%. Ví dụ: cầu Quýt (LH), cầu Khuổi Phát (suối cây) (TS), đường Nà Ca (mèo đen) (SM)…
b) Đặc điểm của các địa danh thuộc Võ Nhai xét theo sự đối lập về dung lượng ngữ nghĩa rộng hay hẹp
Vấn đề đối lập về dung lƣợng ngữ nghĩa rộng – hẹp xảy ra giữa thành tố của địa danh là tên gọi chung chỉ loại đối tƣợng địa lí nào đó (ví dụ: cầu, đường, thôn, xã, chùa…) và tên riêng của một đối tƣợng địa lí cụ thể trong
loại đối tƣợng địa lí ấy (ví dụ: cầu Sắt, đường Hồ Chí Minh, thôn Dương Liễu, xã Bình Long, chùa Quán Sứ…).
Do vậy khi nghiên cứu các địa danh Võ Nhai, mỗi địa danh là một tên riêng chỉ một cá thể đối tƣợng địa lí nên vấn đề này không đặt ra trong luận văn.