Sự thể hiện các dạng tồn tại của văn hoá trong địa danh Võ Nhai

Một phần của tài liệu Đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc độ văn hoá (Trang 88 - 97)

VII. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.2.2. Sự thể hiện các dạng tồn tại của văn hoá trong địa danh Võ Nhai

3.2.2.1. Về sự giao lưu văn hoá

Mỗi địa phƣơng, mỗi vùng miền đều có sự giao thoa với các nền văn hoá khác. Sở dĩ có điều đó là do những cuộc thiên di lớn nhỏ xảy ra trong lịch sử của cƣ dân sinh sống trên vùng đất đó. Điều này dẫn đến những tập đoàn, những cộng đồng ngƣời thuộc nguồn gốc văn hoá riêng biệt khác nhau đã cộng cƣ và sống xen kẽ với nhau. Sự cộng cƣ dẫn đến sự tiếp xúc văn hoá và quan hệ giao lƣu tạo ra những sự tƣơng tác giữa các yếu tố văn hoá. Các yếu tố văn hoá mới đƣợc du nhập có thể sẽ lấn át các yếu tố văn hoá cũ, nhƣng cũng có thể là chúng sẽ có sự cộng hƣởng với nhau. Trong sự cộng hƣởng này, yếu tố văn hoá mới bên ngoài bị mờ nhạt dần và yếu tố văn hoá cũ sẽ phát triển theo hƣớng tích cực.

Đối với địa danh Võ Nhai, nhƣ kết quả nghiên cứu trình bày trên đây đã cho thấy, sự tƣơng tác của các yếu tố văn hoá thể hiện ở cả hai trạng thái, tuy nhiên trạng thái thứ hai là chủ đạo, đó là có sự cộng hƣởng của các yếu tố ngôn ngữ - văn hoá Hán (bên ngoài) với các yếu tố ngôn ngữ - văn hoá Việt và dân tộc thiểu số (nội tại) trong cách đặt địa danh Võ Nhai. Các yếu tố này kết hợp với nhau tạo nên nét đặc sắc về văn hoá trong hệ thống địa danh Võ Nhai.

3.2.2.2. Dấu ấn tôn giáo và tín ngưỡng trong địa danh Võ Nhai

Dấu ấn tôn giáo và tín ngƣỡng trong địa danh là xét ở biểu hiện của di sản văn hoá phi vật thể. Đó là các yếu tố văn hoá phi vật chất thể hiện qua những giá trị tinh thần nhƣ tín ngƣỡng, tôn giáo, văn hoá sinh hoạt, tƣ duy về đạo đức, tâm lí, nguyện vọng của con ngƣời.

a) Đặc trưng văn hoá thể hiện qua dấu ấn tôn giáo trong địa danh

Tôn giáo có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của con ngƣời, đem lại cho con ngƣời niềm tin, sống hƣớng thiện. Nó là một thực tế khách quan của lịch sử, đƣợc nảy sinh cùng với xã hội loài ngƣời, do con ngƣời tạo ra. Tôn giáo có những ảnh hƣởng, sự chi phối rất lớn đối với con ngƣời về các mặt quan niệm, tâm lí, nhận thức, tín ngƣỡng…

Võ Nhai có ba tôn giáo khác nhau, đó là Đạo Phật, Công giáo và đạo Tin lành. Trong đó Đạo Phật chủ yếu xuyên hƣơng, cầu phúc lộc, cầu bình an tại đền Đình Cả (phố Đình Cả) và Chùa Xả (Làng Lƣờng). Theo Đạo Công giáo có một điểm dân cƣ tại xóm Đồng Chăn (LT). Bà con giáo dân thƣờng tập trung sinh hoạt cầu nguyện và hát thánh ca vào tối thứ bảy, chủ nhật theo nghi lễ của Công giáo. Đạo Tin lành chủ yếu đối với đồng bào ngƣời Mông tập trung ở các xã Dân Tiến, Tràng Xá, Thƣợng Nung, Phƣơng Giao.

Trong địa danh Võ Nhai, có khá nhiều thành tố chung chỉ loại đối tƣợng là các công trình xây dựng theo tín ngƣỡng dân gian Võ Nhai đã đƣợc chuyển hoá vào vị trí các yếu tố trong địa danh - tên riêng. Ví dụ: núi Chùa

(PG) là ngọn núi có ngôi chùa, cánh đồng Tủng Đình (PT) là cánh đồng trƣớc đây có ngôi đình và thƣờng diễn ra các lễ hội, thị trấn Đình Cả có ngôi đình

rất lớn, xóm Chùa (BL) là xóm có dấu vết của ngôi chùa cổ.

Nhƣ vậy mặc dù Thiên chúa giáo ở Võ Nhai khá phát triển, nhƣng Phật giáo vẫn có sức mạnh và chi phối lớn đến đời sống nhân dân trên địa bàn. Điều đó đƣợc thể hiện qua sự tồn tại chiếm ƣu thế của các địa danh có yếu tố vốn là thành tố chung chỉ loại các công trình xây dựng thuộc Phật giáo.

b) Đặc trưng văn hoá thể hiện qua dấu ấn tín ngưỡng trong địa danh

Tín ngƣỡng là tin theo một tôn giáo nào đó. Tín ngƣỡng đƣợc thể hiện trong địa danh Võ Nhai qua tâm lí linh thiêng hoá một nhân vật, một đối tƣợng mà con ngƣời Võ Nhai gửi vào đó đức tin của mình.

Dấu ấn tín ngƣỡng trong địa danh Võ Nhai đƣợc thể hiện chủ yếu qua các yếu tố “đình”, “chùa”, “thần”, “bụt” trong tên gọi. Có 10 địa danh đƣợc cấu tạo với yếu tố “đình”, nhƣ: ruộng Đình (PT), đồng Đình (LH), ruộng

Tủng Đình (DT), thị trấn Đình Cả, đường Đồng Đình (VC)… ngoài ra có

những địa danh đƣợc cấu tạo bằng các yếu tố: “thần”, “tiên”, “chùa”, “bụt”, “phật”, nhƣ: núi Thần Tiên (PG), núi Chùa (PG), xóm Chùa (BL); đèo Bụt

(LH), đèo Bụt (PG); xóm Làng Phật (PT). Nhƣ vậy, địa danh đã phần nào

phản ánh tín ngƣỡng của cƣ dân nơi đây.

Võ Nhai có đặc thù là “rừng thiêng”, khí hậu khắc nghiệt hơn các vùng khác trong tỉnh, lại phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh lớn nhỏ của dân tộc nên các yếu tố tôn giáo có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần của con ngƣời.

Võ Nhai không có những ngôi chùa lớn, chỉ có hai địa danh mang yếu tố “chùa”, nhƣng có lẽ đó là nơi có dấu vết của những ngôi chùa cổ nên tên gọi của chúng còn lƣu lại trong địa danh.

Các yếu tố “đình” xuất hiện nhiều trong địa danh cho thấy các địa danh này đều gắn với những cái đình cụ thể. Các địa danh: núi Thần Tiên (PG), hang Thần (LH), đèo Bụt (PG)… thể hiện ƣớc mơ của cƣ dân nơi đây về cuộc

sống tốt đẹp gặp nhiều may mắn. Các yếu tố “ hội” trong Làng Hội (LT), ruộng Tủng Đình (DT) chỉ hình thức sinh hoạt hội hè, giao lƣu tín ngƣỡng của

ngƣời dân.

Nhƣ vậy, dấu ấn tôn giáo và tín ngƣỡng xuất hiện ở các loại hình địa danh Võ Nhai đã thể hiện nét văn hoá riêng của vùng đất này và thể hiện những mong ƣớc , khát vọng của con ngƣời nơi đây về một cuộc sống tốt đẹp.

3.2.3. Sự thể hiện các phƣơng diện văn hoá trong địa danh Võ Nhai

3.2.3.1. Sự thể hiện phương diện văn hoá sinh hoạt

a) Văn hoá sinh hoạt thể hiện qua những địa danh phản ánh cách lựa

Địa bàn sinh sống làm ăn của ngƣời dân Võ Nhai chủ yếu là đồi, núi, ruộng đồng, sông suối. Ngành nghề chủ yếu của họ là sản xuất nông nghiệp kết hợp với trồng rừng và khai thác lâm sản. A.V.Superanskaja cho rằng: “Nếu tên gọi của sông không thuộc về những ngôn ngữ mà ta biết thì có nghĩa

là nó đã được truyền lại từ những dân tộc sinh sống tại địa phương này trước chúng ta. Nhưng thời đó đã lâu đến mức trong trí nhớ của nhân dân không còn giữ được bất cứ một điều gì về những cư dân đã truyền lại cho chúng ta những tên gọi này và cũng không còn sót lại dấu vết gì từ ngôn ngữ của họ ngoài một vài địa danh thuỷ văn” [30, tr. 38].

Ban đầu các bộ tộc ngƣời nguyên thuỷ sinh sống chủ yếu bằng nghề hái lƣợm và săn bắt, trải qua một quá trình dài hàng ngàn năm dân số ngày một tăng lên, nguồn thức ăn cạn dần, những ngƣời nguyên thuỷ sống ở đây lại đi dọc theo các triền sông, khe suối, mở rộng địa bàn cƣ trú. Trong khi đó, cũng có bộ phận ngƣời nguyên thuỷ ở nơi khác di cƣ tới, sinh cơ lập nghiệp và trở thành chủ thể của vùng đất này.Theo thời gian, dân số Võ Nhai tăng lên do những đợt di dân của đồng bào Tày, Nùng, từ phía Bắc xuống và của nhiều gia đình ngƣời Kinh từ miền xuôi lên. Những cƣ dân ở vùng khác đến cũng nhanh chóng hoà nhập với lối sống ở đây và địa bàn là gần đồi, núi, ruộng, đồng, sông, suối.

Nhiều địa danh gắn với những vật dụng sinh hoạt hàng ngày của đồng bào miền núi, nhƣ: Đán Lân Tô (vách núi hình cái bát tô), đồi Phai Kéo (cái

đập nƣớc), na Phầy (ruộng lửa), làng Áng (cái vại), xóm Làng Đèn …

Trong ĐDĐHTN có nhiều yếu tố định danh là tên gọi các con vật nhƣ:

núi Voi, Núi Ma Hưn (chó đá), núi Ông Hổ… Đối với các địa danh này,

ngoài việc dựa vào hình dáng của đối tƣợng địa lí giống với hình thù của con vật quen thuộc đã có tên gọi để định danh, các địa danh này còn lƣu lại một

số truyền thuyết dân gian. Chẳng hạn, địa danh núi Tủa Kin Han (SM): tƣơng truyền ngọn núi này là nơi hẻo lánh và có Hổ tha Ngỗng về ăn; hay đồi Khau

Tưa (SM) là ngọn đồi rậm rạp không có nhà ở, xƣa Hổ thƣờng ở đó; suối

Thuồng Luồng (LH) tƣơng truyền rằng xƣa ở con suối này có ngƣời tắm và bị

chết do Thuồng Luồng bắt.

Trong một số các ĐDĐVDC có các yếu tố định danh chỉ vị trí, nhƣ: Lâu Thượng, xã Phú Thượng, xã Thượng Nung, xóm Cao Lầm (PT), bản Nưa

(bản ở trên) (NT). Qua những địa danh này, có thể nhận thấy rằng ngƣời dân miền núi Võ Nhai có thói quen chọn nơi cƣ trú, sinh sống làm ăn là thƣờng ƣa vị trí trên cao. Vị trí trên cao giúp họ tránh đƣợc thú dữ, lại dễ đối phó với thời tiết khắc nghiệt ở miền núi.

Nghề nghiệp chủ yếu của cƣ dân Võ Nhai là nông nghiệp, nên phần đa các địa danh có sự chuyển hoá thành tố chung “nà‟, “na” vào địa danh –tên riêng, chẳng han nhƣ tên các xóm: Nà Kháo (DT), Nà Lưu (TX), Nà Canh (PG), Nà Sọc (BL), Na Đồng, Na Ca, Na Mấy, Na Rang (VC)…

Địa danh có chứa yếu tố “sơn” cũng chiếm số lƣợng khá lớn, nhƣ:

xóm Hùng Sơn (ĐC), Xóm Kim Sơn, Ngọc Sơn (TS), Trường Sơn (CĐ)…

Trong ĐDĐVDC có 13 địa danh chứa yếu tố này. Cách định danh này biểu hiện rõ nét đặc điểm địa hình Võ Nhai là núi đồi bao bọc các làng bản thôn xóm và phản ánh đúng thực tế tên gọi Võ Nhai (vùng có nhiều sƣờn / vách núi cao có lợi thế về quân sự).

b) Văn hoá sinh hoạt thể hiện qua các địa danh gắn với những giả

thiết về nguồn gốc và những nét văn hoá làng xã.

Xét về nguồn gốc địa danh Võ Nhai, phần đa là những địa danh có nguồn gốc bản địa, ngoài ra do kết quả của những cuộc thiên di nên có một số địa danh đƣợc phán đoán có nguồn gốc từ nơi khác.

Ví dụ: Làng Lai (LH) là làng có nhiều dân tộc sinh sống, ban đầu chủ

Kinh; xóm Tân Thành (TX) là xóm mới đƣợc tách ra từ xóm Na Mọ cũ; xóm Đoàn Kết (DT) có nguồn gốc từ Hƣng Yên, từ năm 1962 đồng bào Hƣng Yên

lên khai hoang và có tên gọi này.

Địa danh xã Thần Sa có hai cách hiểu về nguồn gốc tên gọi: thứ nhất, hai chữ “thần sa” nói lên một vùng đất có nhiều sa khoáng bởi đây là một trong những điểm khai thác vàng lớn nhất cả nƣớc. Thứ hai, tên gọi Thần Sa đƣợc gắn với câu chuyện lịch sử, theo dân gian kể lại là Vua Dƣơng Tự Minh rƣớc thần từ đền Đuổm ( Phú Lƣơng- Thái Nguyên) đến Võ Nhai, qua địa phận này do sơ xuất đánh rơi bát hƣơng xuống suối và từ đó địa danh này có tên gọi Thần Sa. Thần sa không chỉ nổi tiếng với những di chỉ khảo cổ học mà còn là nơi “rừng vàng”. Nét đặc trƣng trong địa hình Thần Sa là núi đá với những mỏ khai thác vàng lớn, vì vậy yếu tố “sơn” và “kim” đƣợc xuất hiện trong địa danh của tất cả các xóm, đó là: Trung Sơn, Kim Sơn, Hạ Sơn Dao, Ngọc Sơn 1, Ngọc Sơn 2, Tân Kim, Xuyên Sơn, Hạ Sơn Tày, Hạ Kim. Nhƣ

vậy chọn đặc trƣng tiêu biểu là “sơn” và “kim” là nét văn hoá đặc sắc trong địa danh Thần Sa Võ Nhai.

3.2.3.2. Các phương diện văn hoá sản xuất

Đến với Võ Nhai là đến với một vùng non xanh nƣớc biếc “sơn thuỷ hữu tình”, là đến với một vùng núi đá vôi đẹp hùng vĩ, đan xen với núi đồi là ruộng đồng sông suối. Ngƣời dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nƣớc và nghề rừng. Do đó ở phƣơng diện văn hoá sản xuất, các địa danh Võ Nhai cũng có những dấu hiệu khác nhau.

a) Văn hoá sản xuất được thể hiện qua các dấu hiệu của nền văn minh lúa nước

Qua các địa danh Võ Nhai có thể nhận thấy dấu hiệu của nền văn minh lúa nƣớc. Số lƣợng địa danh này khá lớn, 87 địa danh, ngoài ra là những địa danh ghi lại công trình dẫn thuỷ tƣới tiêu phục vụ cho nghề trồng lúa là: 97 ao

hồ sông suối, 15 đập. Các công trình thuỷ lợi đan xen với ruộng đồng kênh mƣơng tạo nên dấu hiệu nền văn minh lúa nƣớc trong cảnh quan Võ Nhai.

Các yếu tố gắn với các loại cây trồng trong ĐDĐHTN cũng mang dấu hiệu của nền văn minh nông nghiệp, nhƣ đồi Chuối, đồi Sim, đồi Cây Đa…

Do nghề nghiệp chủ yếu là nông nghiệp nên trong các loại hình địa danh yếu tố “nà”, “na”, “đồng” “ruộng” có tần số xuất hiện cao, nó đã chuyển hoá vào tên riêng trong các loại hình địa danh.Theo thống kê, có 48 địa danh có yếu “nà”, “ruộng”, “đồng” chuyển hoá vào nội bộ địa danh và tập trung chủ yếu ở loại hình ĐDĐVDC. Ví dụ: xóm Nà Kháo (PT), xóm Na Đồng (VC), xóm Đồng Quán (DT)…

b) Phương diện văn hoá sản xuất được thể hiện qua ước vọng cuộc sống giàu có, hưng thịnh, đức tính cần mẫn trong lao động sản xuất

Võ Nhai là huyện miền núi, kinh tế kém phát triển, giao thông đi lại khó khăn. Đặc biệt Võ Nhai đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh lớn nhỏ của dân tộc nên ngƣời dân nơi đây luôn mong ƣớc một cuộc sống yên bình, giàu có, hƣng thịnh, và có đức tính cần mẫn trong lao động sản xuất. Điều này cũng đƣợc thể hiện trong rất nhiều các địa danh, đặc bệt là trong hầu hết các địa danh chỉ đơn vị dân cƣ. Ví dụ: xóm Tiền Phong (ĐC) thể hiện ý chí mạnh mẽ, dẫn đầu trong mọi phong trào; xóm Hùng Sơn (ĐC) là xóm có nhiều anh hùng; xã Phú Thượng thể hiện mong ƣớc về sự giàu có; xóm Ba Nhất (PT) là xóm luôn đứng đầu trong một số hoạt động; xóm Ngọc Mỹ (LM) thể hiện ý nghĩa về cái đẹp cao quý; xã Liên Minh thể hiện tinh thần đoàn kết hợp tác; xã

Dân Tiến, xóm Dân Tiến mang nét nghĩa chỉ ngƣời dân nơi đây có tƣ tƣởng

mới mẻ, tiến bộ.

3.2.3.3. Sự thể hiện của phương diện văn hoá quân sự

a) Phương diện văn hoá vũ trang qua dấu ấn lịch sử

Võ Nhai là mảnh đất gắn với nhiều sự kiện lịch sử của dân tộc. Những sự kiện lịch sử đó thƣờng để lại dấu ấn trong địa danh ở nhiều thời kì khác

nhau. Ví dụ: đỉnh Cột Cờ (LT) là ngọn đồi mà thời chiến tranh ngƣời ta cắm

cờ trên đó; đồi K1 (TX) là nơi thành lập đội quân K1 trong chiến tranh; đồi Thông Tin (TX) là đồi đội Cứu Quốc quân II đóng trại giao liên chỉ huy chiến

đấu giữa các vùng; đồi Quan Sát (ĐC): Thời đánh Mĩ tại đây có bố trí tổ quan sát để bắn máy bay Mĩ; đồi Chòi Tây (LM): là đồi mà xƣa kia ngƣời ta làm

chòi để canh ngƣời Pháp đi càn…

Võ Nhai là vùng có nhiều núi, đặc trƣng này tạo cho nơi đây có rất nhiều hang động ăn sâu vào núi. Nhiều hang động đã gắn với những dấu ấn của lịch sử, nhƣ hang Trung Quốc (LH): năm 1979 quân đội Trung Quốc tràn vào miền Bắc Việt Nam và đóng tại đây, địa danh này thuộc xóm Đất Đỏ Lâu Thƣợng; hang Huyện (TX): hang rộng có thể chứa đƣợc số lƣợng ngƣời của cả huyện . Trong kháng chiến chống Pháp, có đến một huyện ngƣời ẩn nấp tại đó. Có hai ngƣời do bị bắt và tra tấn dã man, họ đã phải khai ra cái hang này. Giặc Pháp đã dùng khói hun chết cả huyện ngƣời trú trong hang và từ đó nơi đây có tên hang Huyện.

Võ Nhai có một di tích lích sử cấp Quốc gia đó là Rừng Khuân Mánh

(TX) . Rừng Khuân Mánh trƣớc đây thuộc thôn Ngọc Mỹ tổng Tràng Xá. Đến năm 1953, tổng Tràng Xá đƣợc chia thành 3 xã: Tràng Xá, Liên Minh, Dân Tiến. Hiện nay địa điểm thuộc di tích lịch sử là nơi thành lập đội cứu Quốc quân II ở tại rừng Khuân Mánh thuộc xóm Đồng Ruộng (TX).

Rừng Khuân Mánh rất rộng và hiểm trở, từng là nơi hoạt động của cán bộ cách mạng và du kích trong thời kì bí mật, là nơi ẩn náu của đồng bào ta để

Một phần của tài liệu Đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc độ văn hoá (Trang 88 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)