Đặc trƣng văn hoá đƣợc thể hiện qua thành tố ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc độ văn hoá (Trang 83 - 88)

VII. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.2.1. Đặc trƣng văn hoá đƣợc thể hiện qua thành tố ngôn ngữ

3.2.1.1. Đặc trưng địa - văn hoá qua các thành tố chung

Thành tố chung có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những cứ liệu cần thiết để tìm hiểu đặc trƣng địa - văn hoá của mỗi vùng đất. Với 22 thành tố chung đã đƣợc thống kê và phân chia theo các loại hình khác nhau chúng ta có thể tận mắt chứng kiến bức tranh toàn cảnh địa hình Võ Nhai với những sắc màu độc đáo hiếm thấy ở vùng đất khác.

Trong 617 địa danh có 71 núi, 81 đồi, 17 hang, 3 thắng cảnh, 78 sông, suối, ao hồ, 87 ruộng đồng, 189 làng xã, 40 con đƣờng chính, 36 cầu bắc qua sông suối và 15 đập thuỷ lợi. Những con số này đủ để nói lên Võ Nhai là một vùng đất nhiều đồi, núi, ruộng, đồng, sông, suối. Nghề nghiệp chủ yếu của ngƣời dân nơi đây là nông nghiệp và trồng rừng. Họ định cƣ, sinh sống theo tổ chức làng, thôn, xóm.

Những địa danh Võ Nhai còn đƣợc gắn liền với quá trình đấu tranh lịch sử của dân tộc, và ngay chính tên gọi của nó cũng đã phản ánh rõ nét những dấu tích lịch sử, những địa danh mang tên ngƣời còn ghi dấu ở nơi đây.

Qua việc khái quát bức tranh địa hình Võ Nhai chúng ta có thể nhận thấy màu sắc văn hoá đậm đà của địa bàn này. Đó chính là đặc trƣng địa – văn hoá trong địa danh Võ Nhai.

3.2.1.2. Đặc trưng văn hoá thể hiện qua các điạ danh là ngôn ngữ dân tộc thiểu số

Trong hệ thống 617 địa danh Võ Nhai, bên cạnh số lƣợng tuyệt đại đa số (422 địa danh) đƣợc cấu tạo bằng tiếng Việt còn có 195 địa danh đƣợc cấu tạo bằng ngôn ngữ dân tộc thiểu số, chủ yếu là tiếng Tày- Nùng. Các địa danh là tiếng dân tộc này đƣợc phân bố ở tất cả các loại hình địa danh. Ví dụ: các địa danh chỉ những ngọn núi ở Võ Nhai: đán Lân Tô (vách núi hình cái

bát tô), Pà Đao Choong (ngọn núi nhiều cây lau), đan Mạ Khao (núi ngựa

trắng), Khau Nao (núi cao - ngọn núi cao nhất huyện Võ Nhai thuộc xã

Nghinh Tƣờng); Các địa danh chỉ sông, suối nhƣ: Khuổi Kheo (suối xanh), suối Pác Ma ( suối miệng chó), Khuổi Luông (suối to), Khuổi Nọi (suối bé)…

Địa danh chỉ đơn vị dân cƣ (thƣờng là các địa danh dân cƣ đã có từ lâu đời) nhƣ: xóm Nà Lay (ruộng thụt), xóm Khuổi Uốn (suối uốn), xóm Na Mấy, xóm

Na Rang… Đây là những địa danh chỉ các đối tƣợng địa lí thuộc vùng đồng

bào dân tộc thiểu số đã cƣ trú từ lâu đời, chủ yếu tập trung ở các xã phía Bắc của huyện Võ Nhai. Chính đặc điểm dân cƣ này đã để lại dấu ấn đậm nét về địa – văn hoá trong địa danh Võ Nhai.

Ngoài ra, trong hệ thống địa danh Võ Nhai còn có một số địa danh đƣợc cấu tạo bằng sự hỗn hợp tiếng dân tộc thiểu số với tiếng Việt (là yếu tố Hán – Việt, ví dụ: Nà Phú (ruộng giàu), hay yêú tố thuần Việt, ví dụ: đƣờng Khau

Vàng (đƣờng rừng vàng). Đây chính là hiện tƣợng song ngữ trong cách đặt địa

danh của Võ Nhai - hệ quả của sự tiếp xúc ngôn ngữ của cƣ dân nơi đây.

Việc sử dụng các yếu tố ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong địa danh Võ Nhai cho thấy Võ Nhai là một mảnh đất có nhiều dân tộc thiểu số chung sống từ lâu đời. Họ sinh cơ lập nghiệp tại đây và dùng tiếng nói của chính dân tộc mình để gọi tên sự vật, hiện tƣợng địa lí xung quanh. Những cách gọi tên cũng thật gần gũi với lối tƣ duy của họ và phản ánh đƣợc bức tranh địa lí toàn cảnh của địa phƣơng.

Đặc điểm cấu tạo địa danh bao gồm các tên gọi thuần tiếng Việt hay tiếng dân tộc thiểu số, hoặc pha trộn hỗn hợp trong thành phần cấu tạo, đã phản ánh rất rõ tính đa tầng và hội nhập văn hoá trong địa danh của Võ Nhai

3.2.1.3. Các chế định ngôn ngữ - văn hoá trong địa danh Võ Nhai

Các chế định ngôn ngữ trong địa danh Võ Nhai thể hiện ở cách thức sử dụng các yếu tố ngôn ngữ khác nhau để định danh cho đối tƣợng địa lí mang ý thức của ngƣời định danh. Các yếu tố ngôn ngữ khi đi vào các địa danh phản ánh những lối tƣ duy về sự vật, hiện tƣợng không giống nhau và tạo nên sự phong phú, đa dạng cho bức tranh toàn cảnh về địa danh của Võ Nhai.

a) Kiểu chế định địa danh bằng các yếu tố thuần Việt

Đây là kiểu định danh trực tiếp, chủ thể định danh đã chọn những đặc trƣng “đập vào mắt” vốn có của đối tƣợng địa lí để đặt tên cho nó. Kiểu chế định địa danh này xuất hiện ở mọi loại hình địa danh. Có thể nhận thấy những sự vật, hiện tƣợng rất gần gũi, thân thuộc đối với cuộc sống hàng ngày của ngƣời dân miền núi hiện lên trong địa danh.

Ví dụ: xóm Cây Thị (LH) đƣợc định danh nhƣ vậy bởi xóm có cây thị khá to; xóm Đồng Ruộng (TX) đƣợc gọi nhƣ thế là do xóm này trƣớc kia có

nhiều ruộng, đƣợc khai phá sớm hơn các nơi khác; xóm Làng Cũ (PG) có tên

nhƣ vậy là do xƣa kia làng đã chuyển đi cƣ trú ở nơi khác, sau này trở lại đây và lấy tên là Làng Cũ; cầu Võng (PT) là cây cầu nằm giữa hai cái dốc nên

hình dáng võng xuống nhƣ hình cái võng; đường Cây Gạo (PG) là con đƣờng có cây gạo to lâu năm mọc ở đó…

Cách chế định này nhìn chung khá đơn giản và có sự biểu hiện cụ thể, trực quan sinh động vì đối tƣợng địa lí nhƣ thế nào thì gọi tên nhƣ thế. Sự tri giác và phản ánh cụ thể về các sự vật, hiện tƣợng đƣợc thể hiện qua các yếu tố thuần Việt có tính đơn nghĩa. Có thể nói những sự vật, hiện tƣợng đƣợc quan sát và đặt tên theo tiếng Việt chính là sự biểu hiện ý thức dân tộc của ngƣời dân Võ Nhai.

Những yếu tố thuần Việt có tính đơn nghĩa đƣợc sử dụng để đặt địa danh nên đƣợc hiểu một cách tƣờng minh dễ dàng. Chẳng hạn, suối Cạn (PG) đƣợc hiểu đơn giản là con suối đó chỉ có nƣớc vào mùa mƣa, và từ “ cạn” thì đƣợc hiểu với nghĩa gốc là “hết” chứ không thể hiểu theo nghĩa chuyển; xóm Phố (BL) là xóm nằm ở trung tâm của xã và có đặc điểm đông vui nhộn nhịp

nên đƣợc gọi tên nhƣ vậy.

Do đặc điểm định danh theo cách chọn đặc trƣng “đập vào mắt”, nên khi đặt tên cho các sự vật, hiện tƣợng địa lí ngƣời ta căn cứ vào đặc điểm của chính bản thân đối tƣợng địa lí hay vào các sự vật, hiện tƣợng có liên quan. Điều này đã dẫn đến có sự chuyển hoá của thành tố chung vào địa danh, đây là một trong những đặc điểm phổ biến trong địa danh Võ Nhai. Ví dụ: xóm

Đồng Chuối (DT), xóm Làng Hang (PG), suối Cầu (PG) thì các yếu tố

“đồng”, “ làng” “ cầu” là thành tố chung đƣợc chuyển hoá vào địa danh, việc chuyển hoá này làm phong phú, đa dạng cho địa danh và cũng biểu hiện một nét văn hoá trong cách đặt địa danh của huyện Võ Nhai.

b) Kiểu chế định của địa danh được cấu tạo bằng các yếu tố Hán Việt

Có 80 địa danh đƣợc cấu tạo bằng các yếu tố Hán Việt. Những địa danh này thƣờng có sắc thái nghĩa trang trọng, nhiều tầng. Các yếu tố Hán Việt trong cấu tạo địa danh Võ Nhai có thể quy về nhiều nhóm ý nghĩa khác nhau.

Trong ĐDĐVDC có các địa danh mà thành phần cấu tạo có ý nghĩa phản ánh tâm lí, nguyện vọng, đạo đức, triết lí của cƣ dân nơi đây hay chỉ vị trí, phƣơng hƣớng của đối tƣợng địa lí, nhƣ tên các xóm: Xuân Hoà, Hiên Bình, Hiên Minh, Tân Tiến, Đoàn Kết, Thịnh Khánh, Đại Long, An Long, Chiến Thắng, Bình An, Trung Thành, An Thành…

Những địa danh đƣợc cấu tạo bằng yếu tố Hán Việt thƣờng có hàm nghĩa về những ý tƣởng, suy nghĩ, tình cảm, một kỷ niệm, hay một đặc trƣng nào đó đƣợc gửi gắm trong các địa danh. Tính chất đa nghĩa tập trung chủ

yếu ở ĐDĐVDC. Ví dụ: xã Phú Thượng biểu hiện ý nghĩa: đây là một xã có

vị trí trên cao và thể hiện mong ƣớc về sự giàu có; hay xã Sảng Mộc thì :

“mộc” có nghĩa “rừng”, “sảng” là “tƣơi sáng”; xã Bình Long có yếu tố đầu thể hiện sự yên bình, còn yếu tố “long” có thể đƣợc hiểu theo hai nghĩa: thứ nhất là theo dân gian kể lại thì ngày xƣa có rồng xuống phun nƣớc ở nơi này, thứ hai là nơi đây có thế đất hình Rồng; xã La Hiên đƣợc hiểu là “núi giăng hình mái hiên”.

Những địa danh đƣợc cấu tạo bằng yếu tố Hán Việt thƣờng thể hiện rất rõ lối tƣ duy mang tính chất suy lí, liên tƣởng và lối định danh có tính chất hàm ý. Nhƣ vậy địa danh là kết quả các chế định ngôn ngữ - văn hoá. Kiểu chế định dân dã thuần Việt tạo ra những địa danh bình dân mộc mạc có ý nghĩa phản ánh những tri nhận cụ thể về sự vật, hiện tƣợng, đối tƣợng đƣợc định danh. Kiểu chế định đƣợc cấu tạo bằng các yếu tố Hán Việt mang tính chất “học thuật” có nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc, phản ánh tâm lí, nguyện vọng của ngƣời định danh gửi gắm qua tên gọi các đối tƣợng địa lí. Các kiểu định danh này đan xen nhau tạo nên đặc trƣng văn hoá cho địa danh Võ Nhai.

c) Mối quan hệ giữa các trường nghĩa với các trường văn hoá trong địa danh

Trong hệ thống địa danh nói chung, các địa danh Võ Nhai nói riêng, các trƣờng nghĩa và các trƣờng văn hoá luôn có mối quan hệ gắn bó với nhau: có những địa danh mang ý nghĩa phản ánh đặc điểm, tính chất, màu sắc địa - văn hoá, chẳng hạn các loại hình địa danh “ hang”, “nà”, “ sơn” vốn là nét đặc sắc tiêu biểu cho địa hình Võ Nhai đều đƣợc chuyển hoá vào địa danh – tên riêng nhƣ: xóm Làng Hang (LT), xóm Nà Lưu (TX), xóm Ngọc Sơn1, Ngọc Sơn2 (TS)…

Ngoài ra có một tiểu nhóm địa danh lại mang ý nghĩa phản ánh tâm lí, nguyện vọng của con ngƣời đƣợc gửi gắm trong tên gọi đối tƣợng địa lí, nhƣ:

núi Thần Tiên (PG), xóm Bình An (PG), xóm Thượng Lương (NT), xóm Tân Tiến (DT), xóm Làng Giai (LH)… Những địa danh này phần nào nói lên

ƣớc mơ của cƣ dân địa phƣơng về cuộc sống tốt đẹp, yên bình cho quê hƣơng mình.

Một phần của tài liệu Đặc điểm của các địa danh thuộc huyện võ nhai (thái nguyên) từ góc độ văn hoá (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)