6. Cấu trúc luận văn
2.1. Hình ảnh thiên nhiên
Mỗi người Việt Nam ai cũng tự hào về quê hương của mình, coi quê hương - nơi chôn rau cắt rốn như máu thịt. Các nhà thơ từ cổ chí kim nhà đã dành cho quê hương mình những trang viết đầy xúc động để rồi thời gian qua đi, trải qua bao thăng trầm của cuộc sống khi họ nhìn về quê hương, những gốc cây, ngọn cỏ, những dòng sông quê như một điểm tựa để nhớ, để yêu. Nhà thơ Đỗ Trung Quân từng viết:
Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người
Nhà thơ Hoàng Cầm khi viết về quê hương Kinh Bắc của mình ông đã tái hiện lại cả một vùng quê với ngút ngàn sắc xanh của bãi mía, bờ dâu…
Xanh xanh bãi mía bờ dâu Ngô khoai biêng biếc. ...
Quê hương ta Lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”.
Khi viết về vẻ đẹp thi vị, thơ mộng với những cảnh sắc phong vị của xứ Huế, nhà thơ Bích Khê đã từng viết:
Vĩ Dạ Thôn, Vĩ Dạ thôn
Biếc che cần trúc không buồn mà say Non xa trăng đã tròn đầy
Em ơi để mặc lòng ngây lên mùa
Hay hình ảnh những rừng bạch dương đẹp như trong cổ tích vào mùa đông ở nước Nga của Puskin; Êxênin mang nỗi buồn không dứt với những bài thơ đậm chất Nga về mùa thu, về nỗi buồn…
Đậm nét nhất về thiên nhiên trong thơ Y Phương và Dương Thuấn là hình ảnh cuộc sống vùng cao với những nương rẫy, sông núi, suối nguồn, chim muông, cây cỏ… Với nguồn cảm hứng mênh mông bất tận, những vần thơ của họ luôn thấm đẫm tình cảm quê hương, sự gắn bó tự hào về quê hương bản làng.
Khác với nhà thơ người Kinh viết về miền núi, các nhà thơ dân tộc thiểu số viết về miền núi theo cách duy nhất, đến với cái chung từ cái riêng, đến với hiện đại từ bản sắc của dân tộc mình. Đây là con đường một chiều duy nhất để nhà thơ Y Phương, Dương Thuấn đến với bạn đọc khắp mọi miền tổ quốc. Mỗi nhà thơ đều dành những tình cảm thiết tha cho đất nước, cho bản làng, những hình ảnh thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, thơ mộng. Dù họ đang ở quê hương hay đã chuyển đi nơi khác nhưng sự hồi tưởng, nhìn về quê hương, bản làng với bao tình cảm sâu lắng, với những con người và những kỷ niệm không thể nguôi quên.
Hình ảnh đất nước trong những năm tháng chiến tranh bom đạn khốc liệt hiện lên đầy đau thương nhưng cũng rất oai hùng. Đó là tổ quốc Việt Nam
của "Máu và hoa", của chiến công của những con người anh dũng, kiên trung.
Thiên nhiên cũng oằn mình nhức nhối:
Núi Tản Viên khóc đỏ sông Hồng Rừng Việt Bắc oằn mình nhức nhối
(Dương Thuấn)
Cảnh quê hương những năm đánh giặc, những năm có xung đột biên
giới, gắn liền với hình ảnh con người thật là một bức tranh sinh động.
Ngô rang Nước suối Khẩu súng
Đeo quanh người Người đeo quanh núi
Những năm tháng chiến tranh khốc liệt cũng được Y Phương cảm nhận:
Mặt trận đây rồi giữa ngàn cây Bom giặc nổ không sao nhớ nổi Máu loang mặt đường tóc rối Nóng gai người
Không chim Không bướm Bay
(Y Phương)
Việt Nam của những năm khói lửa không quên ấy với những hình ảnh cụ thể của quê mình, những địa danh đã đi vào lịch sử nỗi đau ấy là nỗi đau chung và hơn hết tinh thần ấy là tinh thần chung của dân tộc.
Đất nước
Chưa một ngày yên nghỉ Ngủ cũng đi và ăn cũng đi Biển réo đằng kia
Còn trời còn đau khổ
Đất nước dài nước mắt người thiếu phụ
(Y Phương)
Thơ Y Phương và Dương Thuấn còn nói nhiều đến hình ảnh mùa xuân đó là mùa xuân của vùng núi cao. Nó không chỉ đẹp bởi hoa lá, những cánh rừng bạt ngàn với các loài hoa thơm, quả ngọt.
Mùa xuân trắng rừng hoa mận Gái trai khắp nơi về tụ hội Đã yêu nhau bao năm cũng đợi Trồng cây hẹn hái quả ngày về
Mùa xuân trên quê hương Việt Bắc tươi đẹp, thơ mộng thường được tác giả miêu tả với những hình ảnh đậm màu sắc miền núi. Đó là hình ảnh những ngọn đào bừng lên như những ngọn lửa bên cạnh những ngôi nhà sàn, hình ảnh trắng ngần của hoa mơ, hoa mận khắp triền thung.
Mùa xuân lại đến với non ngàn bao la Dọc thung trời trắng hoa mận, hoa mơ
Hay:
Xuân đến hoa đào nở đỏ, hoa lê trắng ngần
(Dương Thuấn)
Những câu thơ viết về mùa xuân của nhà thơ Dương Thuấn khiến ta liên tưởng tới những câu thơ của nhà thơ Tày Nông Quốc Chấn viết về mùa xuân ở quê hương Việt Bắc. Đó là hình ảnh hoa và lá tựa như tấm vải thổ cẩm trải qua mặt bàn rực rỡ sắc màu:
Mùa xuân mới về với chúng ta Lá hoa nhuộm đồi đèo rừng núi Như thổ cẩm trải qua mặt bàn
(Nông Quốc Chấn)
Hay những câu thơ của nhà thơ Tố Hữu viết về mùa xuân ở Việt Bắc:
Mùa xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
(Tố Hữu)
Trước cảnh đẹp thiên nhiên núi rừng, con người Việt Bắc trở nên lãng
mạn yêu đời, họ ngâm lên những điệu Phong slư để hát với mùa xuân và
bè bạn:
Em ngâm lên điệu phong Slư Hát với mùa xuân, bè bạn
Thiên nhiên núi rừng Việt Bắc qua miêu tả của Dương Thuấn hiện lên vừa thơ mộng, trữ tình, gắn với các lễ hội trong năm.
Mùa xuân đến anh lên thăm Ba Bể Đi hội lồng tồng nghe bao tiếng ca Có tung còn, đấu bò, đua thuyền, đi hát Có cô gái Tày đang đợi khách xa...
(Dương Thuấn)
Khi hoàng hôn xuống, hình ảnh những ngọn núi hang đá được Dương Thuấn khắc họa thật hùng vĩ và trùng điệp.
Hoàng hôn xuống Ngắm ngọn Bút Sơn
Ngắm núi Voi oai hùng xung trận
(Dương Thuấn)
Dương Thuấn đã say sưa ngắm cảnh đẹp thiên nhiên của quê hương
mình, trong bài thơ Nắng bên hoa hình ảnh Gió thổi lá vàng trong nắng thu
rơi rơi hình ảnh của Hoa đại nở khắp triền đồi thắm đỏ hình ảnh của Trăng
bạc thung thăng chạy trên ngọn cỏ… Tất cả những hình ảnh đó tạo nên một
bức tranh thiên nhiên thật đẹp, khiến cho tác giả ngỡ ngàng thốt lên Kìa thảo
nguyên đẹp thế!
Hình ảnh con sông quê hương, ngọn núi, cảnh đẹp của cuộc sống núi rừng đã đi vào trong thơ của Y Phương và Dương Thuấn một cách tự nhiên và dung dị. Thiên nhiên ấy gắn với con người lao động, những kỷ niệm tuổi thơ, với tình yêu đôi lứa...
Vẻ đẹp của con sông Bằng Giang hiện lên trong thơ của Y Phương với một màu xanh biêng biếc. Đó là sự kết hợp sắc xanh của trời và màu xanh của lá rừng, cái chắc khoẻ của đá suốt những thời gian dài vô tận mới tạo nên được cái màu xanh nên thơ, ngọt ngào, trong lành của sông Bằng Giang.
Bao nhiêu trời ghé xuống Bao nhiêu rừng lội qua Bao nhiêu đá chắt ra Mới biếc xanh Bằng Giang
(Y Phương)
Cùng viết về dòng sông quê hương, nhà thơ Dương Thuấn đã miêu tả về Sông Năng với sắc xanh của bóng núi, bóng cây và có sự gắn bó với con người.
Ơi con sông xanh bóng núi, bóng cây Sông mang lòng bản cao xuống biển Ngàn năm trải qua bao con tim kỷ niệm Cuốn đi bao tiếng chim, tiếng quay xa
Cuốn theo chiếc bóng em soi gương mỗi sáng
Hay:
Ơi con sông dài như giấc ngủ
Bao khúc quanh co ghềnh thác ì ầm Có chỗ lặng lờ cho bản nhà sàn soi bóng Chị lấy chồng nơi khác vẫn nhớ dòng sông
(Dương Thuấn)
Dòng sông trôi êm đềm với vẻ đẹp quyến rũ như một thiếu nữ đang làm duyên. Dòng sông có một sức cuốn hút vô hình với con người chính vì thế hình ảnh con sông quê hương ấy luôn ám ảnh trong tâm tưởng nhà thơ. Mặc dù đang sống ở nơi Hà Thành nhưng nhà thơ vẫn mơ thấy tiếng sóng của dòng sông. Nhà thơ luôn muốn quay trở về để được một lần ngồi bên sông:
Bây giờ mỗi đêm nằm lại nghe tiếng sóng
Tiếng thác réo chui vào trong chăn thành giấc mơ
Dù đi bất cứ nơi nào, nhà thơ vẫn hướng về dòng sông quê hương. Đến khi trở về, nhà thơ vẫn bàng hoàng ngỡ như con sông hiện hữu ngay trước mặt đang ở trong giấc mơ vậy. Thiên nhiên Việt Bắc còn lung linh thơ mộng hơn với Khuổi Luông - một địa danh nổi tiếng ở quê hương nhà thơ.
Muốn hát nữa lên Khuổi Luông kia Ở đó suốt ngày nghe chim hót Ở đó trên cao bốn mùa gió mát
Ở đó quanh năm hoa rừng đưa hương
(Dương Thuấn)
Phải chăng thiên nhiên Việt Bắc bốn mùa hoa nở hoà vào tiếng hót trong trẻo của chim rừng. Nhà thơ luôn tự hào về núi rừng Việt Bắc với một tình yêu mãnh liệt mới có thể viết lên những trang thơ đẹp đến vậy.
Thiên nhiên Việt Bắc không chỉ tươi đẹp, thơ mộng bởi những con sông xanh biếc mà Y Phương và Dương Thuấn còn tự hào về vẻ đẹp của núi rừng nơi đây. Quê hương đối với Dương Thuấn là những kỉ niệm xưa - nay, những cái được, mất, vui, buồn, yêu ghét với những hình bóng quen thuộc gần gũi sống động đáng yêu trong một con người. Vì thế quê hương đối với ông bao giờ cũng có thần, có hồn của nó. Đó là "Núi lim dim...", "Mây nặng nhọc...", "Chú sóc ...âm âm kêu", là:
Một tiếng lá rơi giật mình ngoảnh lại Chùm rễ đa hồn phố buông xoà
...
Có chú bé con đi theo mẹ
Qua phố đếm xem phố mấy nhà Bà mẹ còng lưng gùi muối nặng Đếm bước chân về núi mờ xa
Đọc thơ Y Phương ta cảm thấy như bị thuyết phục từ lúc nào không biết bởi tình cảm của nhà thơ với thiên nhiên và con người Cao Bằng. Những vần thơ, bài thơ được viết ra từ trái tim, từ máu thịt của nhà thơ.
Lên thác xuống ghềnh không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Còn quê hương thì làm nên phong tục
(Y Phương)
Này đây cũng vẫn là cảnh đẹp thơ mộng của cuộc sống núi rừng
Những cô gái áo chàm Lơ ngơ đi trên cỏ Ô hay trời chẳng gió Áo chàm tung cánh bay
(Y Phương)
Có lẽ ai đã một lần lên với miền núi vào những dịp hội xuân hay phiên chợ mới cảm hết cái đẹp trong bức tranh được vẽ bằng bốn câu thơ này.
Thiên nhiên ấy hiện lên với cả âm thanh của tiếng suối như tiếng đàn
“Con suối lên dây đàn gẩy bài then" (Y Phương).
Thiên nhiên Việt Bắc được Y Phương và Dương Thuấn cảm nhận ở bốn mùa, thời tiết khác nhau:
Theo mùa xuân lên núi Bạn sẽ gặp hoa lê ...
Theo mùa xuân ra suối Bạn sẽ gặp cá hương ...
Theo mùa xuân bạn đi Vang vang cây đàn tính Chúc tết được nhiều người Bạn sẽ càng may mắn
(Dương Thuấn)
Giữa mùa hè trời nắng gay nắng gắt Lũ trẻ con rủ nhau ra suối nhỏ
Cùng chơi kênh đá đắp phai …
(Dương Thuấn)
Ôi nắng vàng như mật... Tiếng chim chào mào hót
Mùi lê chín rất gần
(Dương Thuấn)
Cả những con vật thân quen luôn gắn với người lao động, với kỉ niệm tuổi thơ, với tình yêu đôi lứa cũng xuất hiện trong thiên nhiên ấy.
Đất trời im phăng phắc Chỉ còn tiếng vó kêu Kêu tiếng vó
Ngựa dừng chân ở đó Gió hú thu quân về
Thương nhau như cùng quê Vó ngựa toé muôn vàn sao rải Từ đỉnh đèo Heo vọng lại Tiếng vó
Gõ mõ Dập dồn
Thiên nhiên trong thơ Y Phương và Dương Thuấn còn gắn với những địa danh thân thuộc của núi rừng Việt Bắc như hồ Ba Bể, Động Puông, rừng Phja Bjoóc, Phủ thông, đèo Giàng, đèo Gió, sông Năng, đèo Cao Pù, đèo Lê A, Sông Hiến, Hoà An, Trùng Khánh, Hà Quảng... mỗi địa danh đều có những nét đẹp riêng và độc đáo của nó.
Bằng Giang Con sông quê Bốn mùa bận rộn
Nhận cơn mưa từ trên ngàn về Đầu nguồn sáng
Bất ngờ Cơn lũ dữ
Bằng Giang vẫn bình yên đưa đón Những mảng bè xuôi ngược
Dùng dằng trên Bằng Giang Sao người không nóng ruột
(Y Phương)
Hoa cháy đỏ miền rừng Phja Bjoóc Dòng khuổi Slao con gái tắm cùng trăng
(Y Phương)
Khi viết về quê hương mình, Dương Thuấn kể về sự tích hồ Ba Bể từ một câu chuyện tình lãng mạn:
Một sớm trên Ba Bể Có một nàng áo xanh Theo mặt trời lên núi Nàng đi nhanh rất nhanh
Một chiều trên Ba Bể có một chàng thợ săn Ngó trên rừng lá rụng Ngơ ngác ngắm bóng mình ... Thuyền lạ về bến lạ Kể mãi một chuyện tình Xưa nàng tiên đứng khóc Thành một hồ nước xinh (Dương Thuấn)
Hay khi nhà thơ muốn mời du khách về thăm quê mình, đọc những dòng thơ chúng ta như bị lạc vào cõi mơ huyền ảo, bồng bềnh gió, bồng bềnh mây, không biết đâu là thực, là mộng. Trước vẻ đẹp thần tiên ấy, du khách sẽ bồi hồi "tức cảnh sinh tình":
Mời anh về quê tôi thăm Ba Bể Anh sẽ được xem trên núi có hồ Đi giữa trần gian mà như trong mơ Đứng ở sườn non đưa tay ra bắt cá Trên thuyền hái được củi đem về Đêm trăng bản nhà sàn say múa Cô gái quay xa kéo sợi chỉ dài Buộc con thuyền đêm neo vào bến Buộc hồn của núi với hồn ai ... ...
Có thể anh chưa bao giờ làm thi sĩ Đến Ba Bể cảnh thần tiên đẹp quá Anh sẽ bồi hồi và sẽ tự làm thơ
Hình ảnh quê hương Việt Bắc không chỉ là những địa danh mà nó còn mang ý nghĩa của cội nguồn, địa danh rừng núi trùng điệp trong những năm kháng chiến, những trận đánh oanh liệt đã đi vào lịch sử đấu tranh nước nhà. Nơi đây cùng với con người đã tạo nên bề dầy lịch sử. Nhà thơ Dương Khâu Luông đã viết rất xúc động về hình ảnh những người con Việt Bắc dũng cảm tham gia vào cuộc chiến, làm lên chiến thắng Phủ Thông lẫy lừng:
Tôi đến đây một ngày hửng nắng
Trước tượng đài chiến thắng Phủ Thông Tôi đếm được trên bia tưởng niệm
Bốn mươi hai cái tên Bốn mươi hai người con Của khắp miền đất nước Cùng ngã xuống một ngày Hy sinh cho tổ quốc. Tôi như còn nghe đâu đây
Tiếng súng của các anh công đồn Tiếng các anh hô vang xung trận Đồn giặc ào ào vỡ
Như lá cuốn trong mưa. Cỏ bên đồi giờ đã lên xanh Hàng cây trồng giờ đã vươn cao Lá cờ bay trên tượng đài đỏ thắm Mãi hát về các anh
Những người con chiến thắng.
2.2. Hình ảnh con ngƣời Việt Bắc
Thơ ca dân tộc thiểu số đã đánh dấu một bước phát triển vượt bậc với nhiều thế hệ tác giả như: Nông Minh Châu, Nông Quốc Chấn, Bàn Tài Đoàn, Nông Quốc Toại, Triều Ân, Ma Trường Nguyên, Mai Liễu, Y Phương, Dương Thuấn… Kế tục và phát huy trong từng thời kỳ lịch sử là quy luật tất yếu của sự phát triển. Đề tài về hình ảnh con người Việt Bắc luôn là đề tài xuyên suốt trong quá trình sáng tác của các nhà thơ dân tộc. Y Phương và Dương Thuấn đã học tập và tiếp thu có sáng tạo tinh hoa của thế hệ cha anh để hình thành cho mình một phong cách riêng. Y Phương và Dương Thuấn là những người con của dân tộc Tày, sinh ra và lớn lên từ câu hát ru của mẹ, gắn bó với quê hương, chung thuỷ với núi rừng Việt Bắc, tâm hồn luôn hướng về nguồn cội. Mặc dù hai anh đã “ra phố” nhưng tất cả những hình ảnh thiên nhiên, con người với những phong tục tập quán của quê hương như níu giữ tâm hồn họ không thể tách rời. Tất cả đã gắn bó máu thịt với tâm hồn hai nhà thơ để từ đó cất lên một cách rất tự nhiên, giản dị, mộc mạc về hình ảnh con người xứ mây chân thực và có đời sống tâm hồn trong sáng, thuần khiết. Hình ảnh những con người nơi đây không phải những con người chung chung, mà là "tổng hoà của những