6. Cấu trúc luận văn
2.4. Các sắc thái tình yêu
Thơ ca là thể loại nhạy cảm nhất để người ta có thể bộc lộ cảm xúc của mình khi chứa chan hạnh phúc cũng như mất mát hụt hẫng trong tình yêu, vì thế mà Y Phương và Dương Thuấn đã mượn thơ ca để diễn tả gần như đầy đủ những cung bậc và biến thái tinh vi của tình yêu: những cảm xúc thoáng qua,
những tương tư mong nhớ, niềm hạnh phúc vô bờ và cả những giận hờn, tan vỡ, đớn đau, khắc khoải. Sắc thái tình yêu trong thơ Y Phương và Dương Thuấn cũng được diễn đạt phong phú vừa say đắm, hết mình, thể hiện được sự tôn thờ tình yêu những lại có cách viết rất riêng “đậm chất núi rừng”.
Cách yêu ấy hồn nhiên, thuần khiết. Nhiều bài thơ tình yêu của hai nhà thơ nói đến tình yêu, người yêu với tâm tình chân thực, chất phác của con người vùng cao và có nhiều bài viết tình yêu gắn với sự vật riêng của xứ sở mình, với quê hương dân tộc mình.
Trong thơ của Y Phương, nhiều câu thơ viết Y Phương rất tinh tế và có tính gợi hình rất cao. Nhà thơ viết về hình ảnh người con gái trong quá khứ, mọi việc tưởng đã trôi qua, tất cả đã trở thành xưa cũ nhưng chỉ cần đôi làn gió hiu hiu thổi về là những cảm xúc ngày cũ lại trở về:
Hiu hiu gió rồi
Tôi lại nhớ một người Ngày ấy
Tóc đuôi sam Vắt dài
Trời ngát xanh Rừng ngát thơm
Con đường bỗng dưmg quanh Bỗng dưng quành
Bỗng dưng có mình trên núi vắng
(Y Phương)
Vẻ đẹp của người con gái ấy “cảm hoá”, tác động làm thay đổi cả đất trời, tạo vật và để cho con người, dù qua bao thăng trầm biến đổi vẫn giữ nguyên những cảm xúc buổi đầu gặp gỡ.
Y Phương rất thành công trong những bài thơ viết về tình yêu, tình vợ chồng. Buổi đầu quen nhau, chỉ cái tên của người con gái - cũng là tên một dòng sông đã gợi lên bao điều kỳ diệu. Tình yêu ấy còn gắn liền với tình yêu quê hương, dân tộc:
Tên em lẫn một câu hò
Cất lên lại lắng chẳng dò được đâu! Sông dài bởi lượn vòng quanh
Em làm quãng ngắn để anh tìm về
(Y Phương)
Nhà thơ so sánh người con gái mình yêu như một dòng sông, em là tình yêu, là nỗi nhớ, là điểm tìm về là bến đỗ bình yên sau những thăng trầm của cuộc sống. Tình yêu trai gái của dân tộc Tày thật giản dị, kín đáo sâu lắng. Y Phương đã có những dòng thơ diễn tả tình cảm chân thật được vút lên từ sự say đắm của chàng trai nơi vùng cao Việt Bắc
Vàng bạc với đá quý
Anh cất vào rương hòm khoá kỹ Nhưng em, anh biết giấu vào đâu Thôi đành
Nuốt em vào trong bụng
(Y Phương)
Không chỉ viết về tình yêu nam nữ, Y phương còn dành cho người đọc những trang thơ về tình cảm vợ chồng đằm thắm, thuỷ chung:
Em
Cơn mưa rào Ngọn lửa Có em về
Anh mất dần thói xấu
Khi được về với nhau, người vợ trẻ là cơn mưa rào (để cho mát) đồng thời lại là ngọn lửa (để cho ấm).
Y Phương còn có những câu thơ so sánh thú vị và rất đặc trưng của cách nói người miền núi, những câu thơ ngợi ca người yêu rất khéo léo:
Khi lửa tắt
Nó thoát vào không khí Khi mặt trời lặn
Nó thoát vào không khí Khi mặt trời lặn
Nó thoát vào da thịt em
(Y Phương)
Cái độc đáo trong thơ Y Phương còn ở chỗ tình yêu cũng chính là một
dạng biểu hiện tuyệt vời của niềm thiết tha với dân tộc xứ sở. Trong Cây đàn
tính, cây đàn nhờ có tình yêu mà trở nên có tâm hồn:
Vì yêu em nên ngây thơ cây đàn Vì yêu em nên bâng khuâng cây đàn
(Y Phương)
Với anh cô gái riêng của anh là “Mực trong ngòi là cơm trong nồi là gà
gáy nhưng cũng là quả ớt”. Người yêu anh đã thâu lượm vào nhan sắc và
phẩm hạnh mình những đường nét riêng của dân tộc:
Em hiền lành Chậm chạp
Em đội chum rượu đến với anh Bằng đôi chân to khoẻ
Lách qua đau khổ đến với anh
Phạm Hổ cảm nhận những dòng thơ trên trong Tiếng hát tháng giêng:
“Với hình ảnh người yêu như thế, ngòi bút tự trọng của Y Phương đã có thể hoàn tất ở tập này bức chân dung người vùng cao - thô sơ da thịt mà cao quý tinh thần- của riêng mình”.
Tình yêu trong thơ của Y Phương còn là hình ảnh của những đôi trai gái yêu nhau đậm chất miền núi trong cái hạnh phúc thơ ngây của dân tộc mình:
Để rồi sáng sớm trong rừng Lá rụng
Hoa rụng Quả rụng
Chim chóc cáo chồn ngơ ngác
Suối chở đầy hương thơm nhàu nát...
(Y Phương)
Cũng nói về tình yêu giản dị chân thành nhưng ở Dương Thuấn lại có cách diễn tả khác. Đó là cái giản dị cuộc sống ngày thường, rất cụ thể, rất hữu hình nhưng chứa đựng trong đó những cảm giác hạnh phúc không gì sánh nổi.
Hình ảnh cô gái xứ Mây hò hẹn bạn tình, những chàng trai xứ núi “Chỉ biết
hát lời cho quả sai” đã có tình yêu thật đẹp. Họ gắn bó với nhau bởi cái tình,
cái nghĩa. Cách yêu của họ cũng thật đặc biệt:
Yêu nhau thường hay mang bùa mê Bỏ vào nước khi khát lòng lại nhớ Ai uống rồi không xa được nữa Bắt con tim lầm lạc tự về
Hay lời nhắn gửi của cô gái xứ Mây với người yêu khi đi xa. Họ nói với nhau, dặn dò nhau bằng những lời nói mộc mạc, chân thành nhưng đầy tình nghĩa, phải biết gìn giữ, nâng niu tình cảm thiêng liêng giữa hai người:
Anh giữ lành anh nhé Thơm cay một lá giầu Nếu để rơi một nửa Làm nửa lá kia đau
(Dương Thuấn)
Khi yêu nhau, họ muốn đưa nhau đi thăm những địa danh nổi tiếng ở quê hương mình:
Yêu nhau ta cùng đưa nhau đi Thăm hồ Ba Bể
Thăm động Puông Thăm rừng Phja Bjoóc Thăm sông Năng nước bạc Thăm Đầu Đẳng trắng thác Thăm Na Rì có lắm trâu to
Xuống Phủ Thông, Đèo Giàng, Đèo Gió...
(Dương Thuấn)
Trong tình yêu không phải lúc nào cũng êm đềm suôn sẻ, cô gái trong bài thơ Bài hát tỏ tình yêu chàng trai nhưng lại bị người cha cấm đoán, đe doạ, cô đã có thái độ quyết tâm bảo vệ tình yêu, đi theo tiếng gọi của trái tim
với tình cảm thiết tha say đắm. Cô “Chui qua liếp hở” và đến bên người yêu
nhẹ nhàng thủ thỉ:
Mới có thế thôi Mà anh đã sợ
Tình yêu mãnh liệt của cô gái khiến ta liên tưởng tới câu ca dao:
Yêu nhau mấy núi cũng leo
Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua Yêu nhau chẳng ngại đường xa
Đá vàng cũng quyết, phong ba cũng liều
Cũng như cô gái, chàng trai xứ núi luôn nhớ về người mình yêu để rồi anh tự hỏi lại tự trả lời:
Em là gì
Khi sung sướng anh thường hỏi thế Em là nguồn nước nhỏ
Chảy vào vại nhà anh
(Dương Thuấn)
Em là “nguồn nước nhỏ” nguồn nước ấy vừa trong vừa mát và vô tận.
Cách nói thật đơn giản nhưng đầy ý nghĩa. Với chàng trai, tình yêu anh dành cho cô gái không còn là thứ tình cảm trai gái đơn thuần mà đo là tất cả tấm
lòng của anh, niềm tin yêu và tự hào của anh dành cho “em”.
Người đọc còn thấy trân trọng hơn những tình cảm bền bỉ thiết tha, gắn bó không dễ thay đổi trong tình yêu ở những dòng thơ của Dương Thuấn:
Đi một ngày
Thương người con gái sang sông Đi hai ngày
Thương bầy trẻ mò sông Càng đi càng nhớ mong
Càng yêu một người con gái...
Hay:
“Xa em gặp người con gái giữa đường
Mắt không dám ngó
Nhớ em ra ngồi dưới gốc cây Đốt lá khô lên nhìn lửa
(Dương Thuấn)
Dương Thuấn còn có những câu thơ rất hay viết về một tình yêu với chị, đó là hình ảnh chị Thìn với những cảm xúc sâu đậm:
Tôi thầm mơ một đêm nằm với chị Chị sẽ thơm như quả lê mới hái về Tiếng chị cười bên tai trong vắt Như nước ban mai chảy dưới khe
(Dương Thuấn)
Tình yêu dành cho chị trong trẻo, thuần khiết ấy khiến ta liên tưởng tới
bài thơ “Lá diêu bông”, “Cây tam cúc” ... của Hoàng Cầm:
Em mười hai tuổi tìm theo chị Qua cầu bà Sấm, bến cô Mưa...
Không đơn thuần chỉ là tình yêu lứa đôi, Dương Thuấn còn có những bài thơ viết về tình cảm vợ chồng gắn bó:
Ngủ chung một giường Đắp chung một chăn
Khi làm mệt bảo nhau cùng nghỉ Đến bữa thì mời nhau cùng ăn Hai người vốn chẳng phải họ hàng Ở với nhau ngày lại thêm thân Chung niềm vui, nỗi buồn lớn bé Người ta nói chẳng sai
Bên cạnh những bài thơ viết về tình yêu chân thành thắm thiết thuỷ chung, Y Phương và Dương Thuấn còn viết về những tình yêu lỡ dở, nỗi buồn của chàng trai khi thất tình:
Bây giờ buông hờ nỗi nhớ Anh lang thang giữa loài người
(Dương Thuấn)
Bởi không tìm đâu được bóng núi ngày xưa, bởi người con gái mà chàng trai ấy yêu đã theo chồng:
Bây giờ em đã theo chồng Lên núi phát nương tra lúa
(Dương Thuấn)
Cô gái đi lấy chồng đã làm thay đổi sở thích vốn có của chàng trai
“Không làm thơ nữa”
Lời thề em đã ném xuống vực sâu Em ăn phải thuốc lú
Em bỏ mặc tôi, em bước qua cầu Không có em tôi không làm thơ nữa
Trời vẫn mưa, cơn mưa này, cơn mưa sau
(Dương Thuấn)
Sống gắn bó với quê hương xứa sở, Y Phương hiểu rõ những tập tục ở quê hương mình, vào những ngày chợ Thanh Minh những cặp bạn tình đã từng yêu nhau nhưng vì một lí do nào đó họ không được nên vợ nên chồng, họ vượt qua mọi khó khăn để đến với nhau để gặp được nhau trong buổi chợ đó:
Em như rượu ngọt làm anh say Anh sơ ý em tuồn qua kẽ hở Từ đấy
Từ đấy
Hàng năm ngày chợ Thanh Minh Dù ốm
Dù đau
Cố lết mà đi gặp lại bạn tình
(Y Phương)
Chàng trai trách người yêu đã quên lời hứa hẹn. Lời trách ấy cũng bộc lộ nét chân thật, sự day dứt khôn nguôi của người con xứ núi khi người yêu đi lấy chồng:
Nhớ lại đi
Cái đêm hai chín nói gì Thế mà
Anh chờ em Như hòn đá
Giờ chẳng còn sức để chờ em
Chẳng còn lời nói nào thả vào miệng em Em là của người ta rồi...
Gặp nhau cho ánh mắt thay cho lời chào Buốt hơn hòn đá héo
(Y Phương)
Bên cạnh đó cũng có người đàn bà phụ tình, họ đau khổ, dằn vặt họ không làm chủ được trạng thái tâm lí của mình nữa, họ khóc, họ cười trong mơ:
Đêm đêm
Người đàn bà khóc trong mơ Cười trong mơ
Vã mồ hôi tỉnh dậy Đấm vào ngực mình
Cào cấu vào ngực mình Tím tái
Ngồi im Thành đá
(Y Phương)
Dù mất mát, tan vỡ hay có được cuộc sống hạnh phúc dài lâu, trong hoàn cảnh nào người phụ nữ luôn là cứu cánh của cuộc sống, là khởi nguồn cho tình yêu. Ta thấy Y Phương và Dương Thuấn cùng gặp nhau ở một điểm là sự đề cao, ngợi ca người phụ nữ. Nhân vật “em” trong thơ Y Phương và
Dương Thuấn đều đẹp lung linh mà vẫn bình dị, thân quen. Trong bài Em -
cơn mưa rào- ngọn lửa của Y Phương, vẻ đẹp của người con gái hiện lên thật giản dị và gần gũi:
Em là mực trong ngòi Là cơm trong nồi Là gà gáy
Cũng là quả ớt
Những gì anh có được Đều bắt đầu từ em
(Y Phương)
Khác cái bình dị của Y Phương, Ma Trường Nguyên thể hiện sự tôn thờ, yêu mến phái đẹp ở sự lung linh cao vời:
Em là nắng là trăng anh thầm ví vậy Mang đến cho anh ấm nóng dịu lành Là nắng là trăng của đất trời hết thảy Với riêng em ấm mát với với riêng anh...
Với Dương Thuấn, nhân vật “em” chính là nguồn mạch của sự sống
gần gũi xung quanh, “em” đồng nghĩa với những gì đang hiện hữu, lan toả:
Em là gì
Khi sung sướng anh thường hỏi thế Em là nguồn nước nhỏ
Chảy vào vại nhà anh
(Dương Thuấn)
Cũng là cách thể hiện tình yêu nhưng ở Y Phương và Dương Thuấn lại có cách diễn đạt khác nhau, mỗi người đều tìm cho mình một khoảng trời riêng để yêu thương trân trọng. Thơ Y Phương là hình ảnh của những cuộc hẹn hò dang dở, những mối tình thoảng qua đầy thơ mộng. Còn với Dương Thuấn là những mối tình quê giản dị, mộc mạc chân thành. Tất cả đều được nâng niu gìn giữ.
CHƢƠNG 3:
BẢN SẮC DÂN TỘC NHÌN TỪ MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT
Tìm hiểu nghệ thật thơ nghĩa là tìm hiểu hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu trong thơ. Một sáng tạo nghệ thuật có giá trị không chỉ là sự thành công ở nội dung hay nghệ thuật mà là sự kết hợp hài hoà ở cả hai yếu tố này. Nội dung và hình thức nghệ thuật là đồng hành không thể thiếu trong sáng tạo nghệ thuật nói chung. Như chúng ta đã biết, Y Phương và Dương Thuấn đến với thơ ca từ bản sắc dân tộc quê hương mình nên cả thiên nhiên, con người, các phong tục tập quán mang đậm hương sắc độc đáo riêng của đồng bào miền núi. Vì vậy khi nghiên cứu về bản sắc dân tộc Tày trong thơ Y Phương và Dương Thuấn, chúng tôi không thể không nghiên cứu những đặc điểm về hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ và giọng điệu thơ của hai nhà thơ này.