Hình ảnh thơ

Một phần của tài liệu Bản sắc tày trong thơ Y Phương và Dương Thuấn (Trang 78 - 93)

6. Cấu trúc luận văn

3.1. Hình ảnh thơ

Phương Lựu đã định nghĩa về hình ảnh thơ như sau: “Hình ảnh là khả

năng gợi tả sinh động trong cách diễn đạt của con người. Ví dụ: cách diễn

đạt có hình ảnh, ngôn ngữ giàu hình ảnh” [27;211]. Từ định nghĩa trên ta có

thể khẳng định khả năng gợi tả của hình ảnh thể hiện trong nếp sống và cách tư duy của mỗi con người trước hiện thực. Chính nhờ khả năng này mà hình ảnh được sử dụng như một yếu tố cấu thành nên tác phẩm văn học, đặc biệt là trong thơ hình ảnh giữ vai trò quan trọng. Nói như lời giáo sư Nguyễn Đăng

Mạnh “Triết học nghĩ bằng ý, tiểu thuyết nghĩ bằng nhân vật, thơ nghĩ bằng

hình ảnh". Qua hình ảnh thơ, người đọc cảm nhận được một góc nhỏ trong đời sống con người, một nét đẹp trong tính cách hay một nét đẹp trong tâm hồn nhà thơ. Hình ảnh thơ chính là sản phẩm của quá trình tư duy, tìm tòi sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ. Trong thơ ca, hình ảnh là một trong những yếu tố quan trọng là sự khách thể hoá những rung cảm nội tại để cái tôi

nhìn nhận chính mình. Hình ảnh trong thơ đòi hỏi sự cảm nhận bằng cả thị giác, thính giác và cả trí tưởng tượng. Có thể cụ thể, có thể trừu tượng. Chỉ

mấy dòng thơ trong bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm:

Em ơi buồn làm chi

Anh đưa em về sông Đuống Ngày xưa cát trắng phẳng lì

(Hoàng Cầm)

Hình ảnh “Cát trắng phẳng lì”gợi lên vẻ đẹp sáng trong, êm ả, hiền

hoà của dòng sông Đuống nhưng vẻ đẹp ấy lại đặt sau từ chỉ thời gian “ngày

xưa” nghe như có gì đó xót xa trong lòng. Con sông Đuống kia, vẻ đẹp thơ

mộng hiền hoà là hình ảnh của quá khứ, là hình ảnh trong tâm tưởng nhà thơ. Dòng sông Đuống chỉ còn lại trong hồi ức của Hoàng Cầm nhưng nay đã bị giặc tàn phá. Những dòng thơ trên gợi lên trong lòng người đọc một sự xót xa day dứt.

Để hiểu được câu thơ trên, ta không thể chỉ đọc bằng mắt mà còn phải tượng tượng, phải hình dung mới hiểu hết vẻ đẹp và ý nghĩa của câu thơ. Cha

ông ta ngày xưa đã nhận định “Thi trung hữu họa”. Hình ảnh thơ có vai trò

quan trọng việc bộc lộ cảm xúc của nhà thơ. Rất nhiều hình ảnh của đời sống hàng ngày đi vào thơ ca, trở thành hình ảnh có sức khái quát sâu sắc.

Thiên tài văn học Goethe nói “Tôi tìm những bức tranh trong các câu

thơ” hay Đốpgiencô nói một cách hình ảnh rằng “Hai người cùng nhìn xuống

một người chỉ nhìn thấy vũng nước, người kia lại nhìn thâý được những vì

sao”. Bởi thế những con người có tâm hồn nhạy cảm với cái đẹp, có sự tinh tế

trong cách cảm nhận, có trí tưởng tượng phong phú chính là những người nghệ sĩ chuyên chở ý nghĩa thẩm mỹ, hiện thực khách quan thành hình tượng nghệ thuật.

Người miền núi giản dị trong cách nói, cách nghĩ, nếp sống và đặc biệt họ có cách tư duy vừa cụ thể, vừa giầu hình ảnh, bởi họ sống gần gũi chan hoà với thiên nhiên, thân thuộc với đời sống dung dị hàng ngày của người dân xứ núi. Thiên nhiên và đời sống của những con người vùng cao hiện lên tinh tế, phong phú và linh hoạt nhờ vào hàng loạt những hình ảnh mang giá trị biểu cảm cao.

Hình ảnh trong thơ của Y Phương và Dương Thuấn là những hình ảnh dung dị, mang hơi thở của cuộc sống miền núi. Mọi sự vật hiện tượng đều đi vào thơ, những con người giản dị với cuộc sống sinh hoạt vùng cao, những vần thơ nói đến tâm sự cá nhân, triết lí, những hình ảnh cũng thay đổi theo. Những hình ảnh ấy không đơn thuần chỉ để tả, để phô diễn mà có khả năng gợi mở cao. Điều đặc trưng trong hình ảnh thơ của Y Phương và Dương Thuấn là cái quen mà lạ, giản dị mà độc đáo. Hình ảnh đôi khi chỉ để tả thực nhưng vẫn thấy cái ẩn ý chứâ đựng đằng sau đó. Chẳng hạn như miêu tả về vẻ đẹp của trăng Y Phương dùng hình ảnh:

Ta uống em Trẻ mãi Không già

(Y Phương)

Dương Thuấn lại so sánh bằng cách kết hợp những hình ảnh hữư hình và vô hình:

Uớc gì mai ra sông

Mong con hươu đẻ ra con hươu cái Như măng mọc tháng ba

(Dương Thuấn) Hay:

Dáng em như nữ thần trong gió Em đeo gùi như người cao nguyên

Thơ Y Phương và Dương Thuấn nhắc nhiều đến những hình ảnh của cuộc sống miền núi. Thơ họ hiện lên con người và thiên nhiên của đại ngàn, sông suối với đầy đủ sắc màu, hình khối. Đó là hình ảnh của thiên nhiên như: trời, mây, gió, trăng, sông núi, mùa xuân, mùa đông, mùa hạ... hình ảnh của những sự vật xung quanh: đá , đất, cây cối, cỏ hoa; những con vật thân quen: ngựa, bò, trâu, lợn, gà, chim chóc, thỏ, sóc, hươu, nai...; hình ảnh quê hương với những tập tục sinh hoạt, trang phục: cây đàn, lượn, Sli, khèn, trống, áo quần, khuy bấm.

Nhưng có thể thấy những hình ảnh xuất hiện với tần số cao mang tính biểu tượng lớn phải kể đến như: núi, sông suối, đá, ngọn lửa, mặt trời, mặt trăng con ngựa... có lẽ đó là cái cớ để thi nhân bộc bạch lòng mình.

Qua tìm hiểu và khảo sát, chúng tôi thấy hình ảnh núi và sông xuất hiện khá nhiều trong các tập thơ của Y Phương và Dương Thuấn. Hình ảnh “núi”

xuất hiện trong tập Thơ Y Phương với tần số 20 lần/ 133 bài và xuất hiện 15

lần/33 bài trong tập Đi tìm bóng núi; 20 lần /52 bài trong tập Hát với sông Năng của Dương Thuấn. Hình ảnh sông, suối xuất hiện trong tập Thơ Y Phương với tần số 23 lần/113 bài và xuất hiện 32/71 bài trong tập Đêm bên sông yên lặng; 25 lần /52 bài trong tập Hát với sông Năng của Dương Thuấn.

Anh từng được mệnh danh “Người tâm tình với những dòng sông” và anh tự

nhủ “Ta là chàng trai của núi”.

Y Phương và Dương Thuấn sinh ra ở núi rừng đại ngàn do vậy cuộc sống luôn gắn bó với núi rừng, sông, suối. Nơi ấy bao bọc toàn núi và sông:

Nhà tôi dựng ở bên sông

Bước ra khỏi cửa là nhìn thấy núi

(Dương Thuấn)

Dương Thuấn giải thích cho người đọc về những sự tích sinh thành những ngọn núi quê mình:

Ngày ấy những ngọn núi Kéo thành lũ thành đàn Đi như trâu đen kịt Đi qua bao vương quốc Đi qua bao miền quê Núi đi tìm nơi ở Núi về đến quê mình Có tiếng lượn nàng ơi Núi đứng nghe mê mải Mà chân không biết bước Núi đứng đến bây giờ

(Dương Thuấn)

Anh cảm nhận núi cũng như con người, Dương Thuấn so sánh:

Ngọn núi ngày ngày chăn trâu Mùa nào cũng lên hái quả

Đứng trong tim như một người thân Hễ đi xa là nhớ

(Dương Thuấn)

Núi gắn bó với người miền núi, mỗi lúc đi xa người ta lại tâm niệm một

điều “Dù đi đâu cũng quay đầu về núi”. Phải chăng đó là khởi nguồn cho sự

ra đi, hành hương và trở về:

Ngày xuống núi Mây vướng chân

Núi như trăm voi rùng rình Suối như bạc ào ào chảy

Núi là nơi con người có thể tìm về bất cứ khi nào muốn sẻ chia, muốn tựa đầu vào, Dương Thuấn bộc lộ tình cảm niềm tin - kỷ niệm tuổi thơ:

Thuở bé tôi cứ tin

Sẽ có ngày núi mọc thêm một ngọn Sẽ có ngày chim phượng lại bay về Tôi yêu chín mươi chín ngọn núi Âm thầm tôi đợi một ngày kia

(Dương Thuấn)

Hình ảnh sông và núi trong thơ Y Phương và Dương Thuấn còn thường xuyên xuất hiện cạnh nhau, nó bổ sung ý nghĩa cho nhau. Khi về Hà Nội nhà thơ Dương Thuấn cũng có sự liên tưởng sau này:

Người đi như dòng suối chảy trên rừng Xe cộ như trâu rập rình trên núi

(Dương Thuấn)

Khi giới thiệu về bản Hon quê mình, Dương Thuấn viết:

Bản Hon ở xa trên rẻo cao Hà Nội lên đi xe một ngày Qua mấy núi mấy đèo sẽ đến Ở nhà sàn ăn nước sông Năng

(Dương Thuấn)

Hình ảnh núi và sông còn mang ý nghĩa thiêng liêng khi nói về tổ quốc. Y Phương có cách viết rất hình tượng, đó là con sông Bằng Giang biếc xanh, con sông Bằng Giang buồn bã như tâm trạng con người:

Những mùa dài sông Bằng không chảy Nước đóng băng như thể chết rồi ...

Tôm cá đi thơ thẩn như người

Mái chèo chạm nỗi lòng gợn sóng

Đặc biệt là về Nƣớc, một chữ Nước với rất nhiều trân trọng yêu thương:

Mười năm tuổi lo dầu đèn gạo nước Cõng nước lên lưng, giữ Nước cao vời

(Y Phương)

Chữ “nước” viết thường ta hiểu là nước uống, là nước của sông quê, của suối nguồn nhưng “Nước” viết hoa ta hiểu đó là tổ quốc là dân tộc.

Từ những hình ảnh giản dị, Y Phương khái quát thành những hình tượng mang ý nghĩa cao cả, đẹp đẽ, đấy là sự tài tình của nhà thơ.

Phải thấy rằng Dương Thuấn rất có duyên nợ đối với những dòng sông.

Tập thơ Đêm bên sông yên lặng Hát với sông Năng Dương Thuấn tìm đến

với dòng sông để gửi niềm tâm sự:

Lớn lên tắm nước sông Mới thành người của làng

Anh tìm về dòng sông quê để bộc bạch những suy nghĩ ẩn sâu, những tầng nghĩa triết lý rất mới:

Gió thổi ngang đồng chở trăng bay rờn rợn Áo lông ngỗng Mỵ Châu bị cha chém rách Trên gò hoang văng vẳng tiếng khóc thề Thành quách đền đài, đao kiếm đã tan đi Bức tượng nàng cụt đầu vẫn còn máu chảy Hoà nước sông đỏ thắm. Lặng trôi! Về...

Hình ảnh con sông không chỉ xuất hiện trong thơ Y Phương và Dương Thuấn để bộc bạch tâm sự mà con sông còn làm điểm tựa để tự tình của nhiều tác giả. Tế Hanh đã mượn hình ảnh con sông quê hương để giãi bày tâm sự:

Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy Hình ảnh con sông quê mát rượi Lai láng chảy lòng tôi như suối tưới.

Núi và sông hiểu theo nghĩa thực đó là hình ảnh quen thuộc gắn bó với cuộc sống con người miền núi. Cuộc sống của họ quanh năm gắn với rừng, núi, sông, suối, dốc đèo... Hình ảnh núi và sông xuất hiện với nghĩa ban đầu trong thơ Y Phương và Dương Thuấn là thể hiện sự giao hoà, gắn kết giữa cuộc sống con người với thiên nhiên xung quanh để họ có thể tồn tại. Nghĩa

thứ hai mang tính chất tượng trưng rõ nét Núi là nhân chứng của những cuộc

đi “Ngày xuống núi”. Sông là điểm tìm về với những nỗi niềm nhớ nhung “trở về bên sông Hương”… Núi tượng trưng cho sự chở che, bao bọc; sông suối là mạch nguồn cho sự sống. Núi ngóng đợi người đi, sông tắm mát cho tâm hồn những đứa con khi trở lại quê hương… Núi và sông tạo thành đất nước ấm áp, vẹn toàn nghĩa tình.

Một hình ảnh cũng rất dễ nhận thấy trong thơ ca dân tộc thiểu số đó là hình ảnh đá. Trong thơ Y Phương, đá cũng là một hình tượng được chú ý khắc hoạ:

Có hòn đá bóng mát Có hòn làm đá mài

Đá trong nghĩa thực là một hình ảnh đặc trưng của thiên nhiên, cuộc sống vùng cao, nhiều đồi núi và nhất là núi đá cao ngút ngàn. Hình ảnh đá trong thơ Y Phương còn mang nghĩa ẩn dụ cao:

Có hòn trọc ông trời Ngựa hí và bò rống Đá ngửa mặt lên cười

(Y Phương)

Nhà thơ đã thổi vào đó một tâm hồn, có suy nghĩ, có cảm xúc. Trong tập

Thơ Y Phương hình ảnh đá cũng xuất hiện với tần số khá cao (19 lần/ 113 bài). Đá vừa là đặc trưng của thiên nhiên miền núi, vừa là sự gắn bó với cuộc sống, với quê hương của nhà thơ. Y Phương sinh ra trong không gian văn hoá

miền núi, lớn lên “đụng đầu với đá”; Còn quê hương của Dương Thuấn thì

“Ra khỏi cửa là leo là lội". Bản làng của Y Phương ngút ngàn đá, tâm hồn, con người nơi miền quê anh cũng của đá- đó là sự rắn rỏi, kiên trì, cần cù trong cuộc sống. Đá tượng trưng cho con người, mang những tính cách của con người: “Những đứa con của đá/ Lăn lóc đi vào”. Dù đi đến đâu, con người cũng nhớ mình trong tâm hồn của đá, sống vững vàng mạnh mẽ. Đá

còn là nơi con người bộc lộ những tâm sự, đá như một người bạn để tâm tình:

Những hòn đá héo Dầm chân suối reo Như anh

Dầm chân trong đời nghèo

(Y Phương)

Hòn đá ở đây rất lạ, cũng có hồn như con người,biết cảm thông, chia sẻ, cuộc sống con người hiện lên qua đá, với đầy đủ tâm trạng. Hình ảnh hòn đá còn khắc hoạ nỗi lòng của nhân vật trữ tình, sự chờ đợi đến héo hon, kiệt sức nhưng vẫn chờ đợi trong niềm thất vọng:

Anh chờ em Như hòn đá

Giờ chẳng còn sức để chờ em

Chẳng còn lời nói nào thả vào miệng em Em là của người ta rồi

Gặp nhau cho ánh mắt thay cho lời chào Buốt hơn hòn đá héo

(Y Phương)

Y Phương khắc hoạ đá cũng giống như con người, con người cũng như

con người/ Đứng âm thầm thương cụ. Trong thơ của Y Phương, anh nói rất nhiều đến hình ảnh đá, con người sinh ra từ đá, lớn lên nhờ đá vì thế họ luôn gắn bó thiết tha với bản làng, quê hương như máu thịt. Anh từng nhắn nhủ

con mình “Sống trên đá đừng chê đá gập ghềnh”, anh còn rất tự tin, tự hào

con người xứ núi này mang trái tim của đá:

Thợ đá mang trái tim của đá

Có yêu đá mới biết đá cũng mềm mại như hoa và người làng đá Lưng gùi bầu trời

Ngực địu bầu trăng …. Người làng đá Sống bám vào đá Ôm ấp lấy đá Nở hoa Kết trái!

Hình ảnh được lặp đi lặp lại trong thơ của Y Phương và Dương Thuấn là hình ảnh mặt trờilửa. Mặt trời xuất hiện tương đối nhiều trong thơ của Y Phương. Trong tổng số 113 bài thì hình ảnh mặt trời xuất hiện tới 14 lần.

Hình ảnh mặt trời được Y Phương diễn tả rất ý tưởng, anh khắc hoạ một mặt trời:

Ngày xưa

Chỉ có em người ở với mặt trời Mặt trời thì tát nước

Mặt trời ở đây không còn là mặt trời chiếu sáng của mỗi ngày nữa mà nó trở nên gần gũi với lao động, sản xuất của con người trong cuộc sống thường nhật. Sau bao nhiêu năm xa quê hương, nhà thơ lại trở về tìm lại tuổi thơ, những ngày chăn trâu hát vang bên núi với mặt trời gần gũi:

Ngày về tôi lại được nghe

Cái nón mo tre như mặt trời lúc lắc

Mặt trời xuất hiện trong thơ của Y Phương không phải đối tượng xa lạ mà nó gần gũi với con người, được ví với con người:

Mặt trời mọc

Hồng như bàn tay con

Mặt trời như bàn tay đứa con. Lúc này đứa con đã trở thành trung tâm của trời đất, cuộc sống. So sánh ấy bộc lộ tình yêu, hạnh phúc giản dị của con người. Nhà thơ Dương Thuấn cũng thể hiện điều đó ở câu thơ:

Con nhỏ theo mặt trời sẽ lớn lên Sẽ chạy lon chon như một chú chồn

Có lúc Y Phương lại so sánh: “Mùa hè của các con tôi, vàng như miếng

dứa‟‟. Chỉ cái nắng mà nắng cũng là mặt trời. Cách so sánh thật độc đáo đậm

chất vùng cao. Nhà thơ Dương Thuấn lại có cách tả rất hay về nắng:

Ôi nắng vàng như mật Thơm muôn hương cỏ rừng

Hoặc: Chuyện trò vui reo nắng ngoài sân...

Trong thơ Y Phương, có lúc anh viết “ Vó ngựa đạp mặt trời nghiêng”.

Câu thơ chứa đựng khát vọng lớn lao của con người. Đó là khát vọng xoay vần vũ trụ. Sức mạnh ấy ta lại bắt gặp trong thơ của Lò Cao Nhum (dân tộc Thái):

Ban mai Tôi mở cửa

Nâng mặt trời lên Đón mặt trời vào…

Điều đáng nói ở đây là nhà thơ Y Phương đã biết kết hợp rất tài tình tính

Một phần của tài liệu Bản sắc tày trong thơ Y Phương và Dương Thuấn (Trang 78 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)