Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Hát iếu ở bắc quang hà giang - những đặc điểm nội dung và nghệ thuật (Trang 109 - 116)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.3.1. Thời gian nghệ thuật

Theo Giáo sƣ Trần Đình Sử thì: “Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm đƣợc trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều thời gian và hiện tại, quá khứ hay tƣơng lai”. Và do đó: “Thời gian nghệ thuật là thời gian đƣợc cảm nhận bằng tâm lý, qua chuỗi liên tục các biến đổi (biến cố) có ý nghĩa thẩm mỹ xảy ra trong thế giới nghệ thuật”[55].

Nhƣ vậy, chúng ta thấy rằng thời gian nghệ thuật là hệ thống thời gian liên hệ, nối liền mọi sự vật hiện tƣợng trong đời sống tự nhiên. Nó không chỉ là phƣơng tiện triển khai hình tƣợng mà còn là phƣơng tiện khám phá sự vận động của cuộc sống. Nói thời gian nghệ thuật là hình tƣợng nghệ thuật, bởi vì đó là sản phẩm sáng tạo khách quan trong chất liệu làm nên nghệ thuật của tác

giả. Thời gian nghệ thuật còn là biểu tƣợng, tƣợng trƣng thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời con ngƣời.

Thời gian nghệ thuật trong Hát Iếu cũng không đơn thuần là sự thể hiện quan niệm của ngƣời Tày về thời gian vật lý, mà nó còn là hình tƣợng nghệ thuật sinh động có tổ chức, kết cấu trong mạch cảm xúc tâm trạng của con ngƣời về cuộc sống, đặc biệt là cuộc sống của tình yêu đôi lứa trong khúc hát giao duyên buổi ban đầu. Vì thế mà thời gian đƣợc cảm thụ trong Hát Iếu là thời gian nghệ thuật phong phú, đa dạng.

3.3.1.1. Thời gian nghệ thuật trong Hát Iếu là thời gian hiện tại.

Hát Iếu là những tác phẩm của văn học dân gian của đồng bào ngƣời Tày Bắc Quang đƣợc cất lên trong đời sống cộng đồng. Nếu lời ca của Hát Iếu là những lời ca ứng tác thì nó sẽ luôn luôn đƣợc gắn với môi trƣờng và cách thức diễn xƣớng cụ thể. Ở đây vai trò của ngƣời diễn xƣớng là rất quan trọng. Do vậy mà thời gian của tác giả và thời gian của ngƣời thƣởng thức (ngƣời nghe) cũng hoà lẫn với thời gian hiện tại của ngƣời hát. Vì thế chúng ta có thể khẳng định rằng thời gian trong Hát Iếu là thời gian hiện tại. Điều này chúng ta thấy khác với thời gian trong truyện cổ tích luôn luôn là thời gian quá khứ phiếm định hay thời gian trong truyền thuyết luôn luôn là thời gian quá khứ xác định.

Trong các cuộc Hát Iếu của đồng bào Tày Bắc Quang thì khung cảnh môi trƣờng hát, thời gian diễn ra cuộc hát là thời gian hiện tại, chủ yếu là ban đêm bên bếp lửa ấm nồng. Hầu hết những lời ca Iếu đƣợc cất lên không có từ chỉ thời gian nhƣng đƣợc hát trong một khung cảnh thời gian cụ thể hiện tại thì các lời hát ấy mang tính hiện tại.

Khúc hát giao duyên của Hát Iếu trong một đêm Lƣợn, chúng ta thấy ngay lời hát mở đầu thƣờng đƣợc diễn ra vào giờ tuất (khoảng 7 giờ tối), lúc đó tất cả mọi việc đã đƣợc chuẩn bị xong xuôi đâu vào đấy và lời ca đƣợc cất lên với tấm lòng rộng mở, chân thành, tha thiết:

Giờ tuất nhà cơm xong chƣa đấy

Tất cả đã dọn xong mâm bàn chƣa đấy Sắp mâm ra gian trái cho cháu xin thƣa Nhắc mâm ra gian giữa cho cháu xin hát.

Sau khi thời gian đã đƣợc định đoạt thì tiếng Iếu cất lên:

Hôm nay em chăn trâu ruộng mạ Đƣợc thấy trai khác xã đến mƣờng Hôm nay em chăn ngựa đồng cao Đƣợc thấy trai đƣờng xa đến trọ.

[8.Tr.34]

Mặc dù trạng từ chỉ thời gian là hôm nay nhƣng thực chất hôm nay lại đang đƣợc cất tiếng vang lên trong thời gian thực tại - thời gian diễn xƣớng của đêm Iếu. Thời gian này luôn phù hợp với mọi hoàn cảnh, đối tƣợng nhằm diễn đạt tâm tƣ tình cảm cũng nhƣ tâm lý của ngƣời diễn xƣớng trong tại thời điểm diễn ra cuộc hát. Vì thế mà thời gian ấy mang tính ƣớc lệ.

Cũng giống nhƣ dân ca của các dân tộc khác, dấu hiệu của thời gian diễn xƣớng hiện tại đƣợc biểu hiện qua sự xuất hiện của các từ mang tính chất chỉ thời gian nhƣ: Đêm nay, bây giờ, hôm nay, ngày mai, đêm ngày…Khi hát ngƣời diễn xƣớng có thể thay đổi những từ chỉ thời gian ấy trong hiện tại sao cho phù hợp với hoàn cảnh, địa điểm, thời gian diễn xƣớng. Đúng nhƣ ý kiến: “Cốt sao đảm bảo thể hiện cảm xúc trữ tình trong câu (bài hát) tạo sự thông cảm, gần gũi giữa những ngƣời tham gia cuộc hát hiện tại”, [51: 133]. Ví dụ nhƣ:

Nhiều ngày anh không đƣợc đi chăn trâu ruộng mạ Hôm nay anh mới đƣợc chăn trâu ruộng mạ

Nhiều ngày anh không đƣợc chăn ngựa ruộng đồi Hôm nay mới đƣợc chăn ngựa ruộng đồi

Cho anh xin mở lời trƣớc bữa tối

Gái bản xa rơi mƣờng, ta xin cùng vui chơi.

[5.Tr.45].

Ở đây ngƣời hát có thể thay đổi trạng từ chỉ thời gian “hôm nay” bằng từ “bây giờ” để phù hợp với không gian, tâm trạng, hoàn cảnh của cuộc hát đang diễn ra.

Thời gian mang tính ƣớc lệ trong ca dao dân ca các dân tộc đƣợc sử dụng rất nhiều, đặc biệt là thời gian biểu hiện quan niệm và biểu thị thời gian nhƣ một đại lƣợng không cụ thể, thiếu tính xác định nhƣ:

Trong ca dao Việt Nam:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau, Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều. Hay trong dân ca Dao:

Đôi ta quen nhau từ thuở trƣớc Nhớ lời hẹn ƣớc từ năm nao Vì ở nơi xa ngƣời mỗi ngả

Nay nhớ buổi hẹn hò hôm nào.[54. Tr.202] Trong lời ca Iếu ta cũng gặp:

Nhớ bạn giữa canh khuya gà gáy

Sao khuất làn mây trắng đi nằm.

[8.Tr.44].

Hay:

Gặp hoa vui với hoa một xuân Gặp gió vui với gió một thời.

[8.Tr.53]

Thời gian ƣớc chừng thƣờng đi đôi với tâm trạng của nhân vật trữ tình do đó thời gian có thể co giãn theo chủ quan của con ngƣời, đáp ứng nhu cầu thể hiện cảm xúc buồn vui, mong đợi…của con ngƣời.

Nhƣ vậy, thời gian trong lời ca Iếu luôn luôn là thời diễn xƣớng thực tại, cách thể hiện thời gian trong Hát Iếu của tác giả với tƣ cách là cá thể - cái tôi trữ tình không đƣợc biểu lộ mà nổi bật lên vẫn là vai trò của ngƣời diễn xƣớng tạo nên nét đặc trƣng vốn có của dân tộc. Điều này cũng lý giải cho sức sống của những lời ca Iếu mạnh hơn giai điệu của những dàn nhạc đệm hoành tráng.

3.3.1.2. Thời gian nghệ thuật trong Hát Iếu là thời gian hiện thực.

Nếu nhƣ thời gian diễn xƣớng thực tại giữ vai trò quan trọng, bao trùm trong việc đáp ứng, phù hợp những yêu cầu bày tỏ tâm tƣ, tình cảm trong thời điểm ngƣời diễn xƣớng; Thì thời gian trong tác phẩm là thời gian phản ánh thực tại, phản ánh thông qua cảm nhận về sự vận động của thời gian.

Trong sự vận động của thời gian, tâm trạng con ngƣời luôn luôn biến đổi. Nói cách khác, trong cảm giác về sự thay đổi, vận động của thời gian có sự thay đổi về tâm trạng cảnh ngộ của con ngƣời.

Đây là tâm trạng của cô gái khi trông ngắm “bióoc Ca” nở giữa lúc vắng vẻ có bóng nguyệt soi, nở lúc sƣơng đêm rơi xuống lạnh ƣớt đồng. Để rồi trong cô là khối sầu dằng dặc, đau đáu trong tim “Lọi lọi điếp mà chăƣ lọi lọi”:

Liót phioa mừa hăn nạu bióc ca phống đàn Bióc ca phống lâm lan tờ quẹng

Trang khừn tốc mƣơi lẹng lằm nà Bỏng nguyệt chơi khảu mà chại chăng Puồn lai noọng tứn năng vọng thân Phung moóc kéng phung lồm bên phỏng Phung moóc chắc pay vọng phƣơng hăƣ Lọi lọi điếp mà chăƣ lọi lọi

Phai ná phai tế nọi hẳƣ cam Biển pân mèng lầm than tom bióc Me pế thinh làu oóc hẹt lăng Tôi làu chắng pết căn giờ nạy

(Nhìn núi thấy hoa “Ca” nở đều, Hoa “Ca” nở giữa mùa vắng vẻ. Nửa đêm sƣơng lạnh xuống ƣớt đồng, Ánh trăng soi vào nhà chếch bóng Buồn lắm em ngồi dậy than thân. Mây gió cuốn nhau bay thấp thoáng, Mây cuốn biết đi vọng phƣơng nào, Tha thiết nhớ trong tim đau đáu, Chết không chết từ nhỏ cho cam. Biến thành ve lầm than tìm nhị, Mẹ bể sinh ra để làm gì?

Đôi ta phải xa nhau ôi nhớ).

[40.Tr.53]

Thời gian với lứa đôi luôn là thời gian của tình yêu tràn ngập niềm vui, trong lòng họ một năm có mƣời hai tháng thì cả mƣời hai tháng họ đều mong muốn cùng nhau sánh bƣớc: Tháng giêng sánh tháng hai Bố Bụt mở cửa sổ hoa Tháng hai sánh tháng ba Bố Bụt mở cửa sổ ngƣời Tháng ba sánh tháng tƣ Bố Bụt mở sổ thuyền Tháng tƣ sánh tháng năm Bố Bụt mở cửa sổ nƣớc Tháng năm sánh tháng sáu Bố Bụt mở cửa sổ lộc Lộc ngăn nƣớc vào ruộng Tháng sáu sánh tháng bảy

Bố Bụt mở cửa sổ sắt Tháng bảy sánh tháng tám Bố Bụt mở cửa sổ nắng Nắng đi chơi nắng đẹp Nắng về ruộng, nhà cửa nắng tròn Tháng tám sánh tháng chín Bố Bụt mở cửa sổ rừng Tháng chín sánh tháng mƣời Bố Bụt mở cửa chiêng núm

Tháng mƣời một sánh tháng mƣời hai Bố bụt mở cửa sổ lớn đón xuân.

[4.Tr.81, 82]

Đôi khi mƣời hai tháng đó cũng chứa đựng bao nỗi buồn chất chứa:

Tháng giêng buồn nắng vàng gió thoảng Tháng hai buồn côn trùng kêu hoa nở Tháng ba buồn hoa xoan

Tháng tƣ buồn cất quả không yên Tháng năm buồn theo công việc Tháng sáu buồn mƣa to nƣớc lũ Tháng bảy buồn bữa cơm không cùng Tháng tám buồn lúa sớm chín đầu Tháng chín buồn lúa nếp chín đỏ Tháng mƣời buồn trai gái đều ở ruộng Tháng mƣời một đón khách

Tháng mƣời hai buồn mặt việc giêng, hai Rƣợu qua cùng vui xuân thƣờng lệ.

Trong khúc ca Iếu thời gian là cuốn nhật kí ghi lại từng khoảnh khắc, từng hơi thở của cuộc sống, vì thế, trong tình yêu chúng ta cần biết phải trân trọng và lƣu giữ nó:

Ve mùa khô mùa chơi hay gọi Trời sinh dặt mùa hạ mùa đông Trai gái vui có thời

Tình yêu vui có tháng Nhà cửa dựng có ngày Nhƣ khung dệt thổ cẩm

Hai ta chẳng e ngại mới thành.

[8.Tr.44].

Mọi cảm xúc của con ngƣời thông qua thời gian đều đƣợc biểu hiện lúc vui, lúc buồn, lúc hi vọng, lúc băn khoăn, day dứt…Tất cả những cảm nhận nhƣ thế trong lời ca Iếu đậm chất hiện thực, khi tiếng Iếu ngân lên cũng là lúc chiều sâu cảm xúc và tâm trạng của con ngƣời sâu sắc và chân thực hơn. Đó cũng chính là giá trị nhân văn cao đẹp trong tâm hồn của ngƣời Tày chân thật, ngay thẳng, hồn hậu.

Một phần của tài liệu Hát iếu ở bắc quang hà giang - những đặc điểm nội dung và nghệ thuật (Trang 109 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)