II Khu vực đất dân sinh và chịu ảnh hưởng của chất thải rắn đô thị
6.2 ISO 14000 và Hệ thống quản lý môi trường (xem [1 tr 58], [2 tr 51])
(Sinh viên sẽ có học phần riêng nên không đi sâu phần này mà chỉ giới thiệu sơ lược) Năm 1993, Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) bắt đầu xây dựng một bộ các tiêu chuẩn quốc tế về Quản lý môi trường gọi là ISO 14000. Bộ tiêu chuẩn này đề cập 6 lĩnh vực chính:
· Hệ thống quản lý môi trường (Environmental Management Systems - EMS): ISO 14001.
· Kiểm tra môi trường (Environmental Auditing - EA).
· Đánh giá kết quả hoạt động môi trường (Environmental Performance - EPE).
· Ghi nhãn môi trường (Environmental Labeling - EL).
· Đánh giá chu trình sống của sản phẩm (Life Cycle Assessment - LCA).
· Các khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn của sản phẩm (Environmental aspects in Product Standards).
Năm 1996 bộ tiêu chuẩn đầu tiên được tổ chức ISO ban hành với phiên bản ISO 14001:1996 và được biên soạn, chỉnh sửa thành Bộ tiêu chuẩn ISO 14001:2004 vài ngày 15/11/2004 (có hiệu lực 6/2006).
Phạm vi áp dụng ISO 14000:
· Tất cả các doanh nghiệp.
· Các khu vực như dịch vụ, ngân hàng, bảo hiểm, khách sạn, xuất nhập khẩu, buôn bán, phân phối, lưu kho, vận tải hàng hoá, khai thác.
· Các cơ quan như trường học, các cơ quan chính phủ và các tổ hợp quân sự.
59/60
Ø Câu hỏi trên lớp
Câu 1. Mối quan hệ giữa SXSH, đánh giá vòng đời sản phẩm và ISO 14 000? Câu 2. ISO được cấp 1 lần có giá trị mãi hay phải duy trì và đánh giá lại? Câu 3. ISO 14000 và ISO 9000 là gì?
Ø Bài tập về nhà
Câu 1. Chu trình của EMS? Câu 2. Lợi ích của EMS?
Ø Bài tập tổng hợp cuối chương
Câu 1. Nêu các bước đánh giá vòng đời sản phẩm? Câu 2. Phân tích lợi ích ISO 14000?
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1]. Nguyễn Đình Huấn, Sản xuất Sạch hơn, NXB Đà Nẵng, 2005.
60/60
BÀI TẬP NHÓM
Hãy phân tích và đề xuất các cơ hội thực hiện SXSH cho các ngành sản xuất sau:
1. Chế biến thủy sản 2. Dệt nhuộm 3. Bia 4. Thức ăn gia súc 5. Hóa chất cơ bản 6. Sữa 7. Gốm sứ 8. Thuộc da 9. Giải khát 10. Chăn nuôi 11. Bột ngọt 12. Giấy 13. Y tế 14. Mủ cao su 15. Sản xuất đường 16. Xi mạ. Yêu cầu:
- Về nhóm: Chia lớp thành 16 nhóm nhỏ (tùy theo sĩ số lớp) - Nội dung: Tìm hiểu các nội dung sau:
+ Nguyên vật liệu đầu vào; sản phẩm, chất thải đầu ra + Quy trình sản xuất
+ Đề xuất cơ hội SXSH - Báo cáo :10 – 15 phút/nhóm.
Số nhóm báo cáo: 5 – 6 nhóm (bốc thăm) Người báo cáo: do giáo viên chỉ định