Phương pháp trọng số (xem [1 tr 31], [2 tr 69])

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẠCH HƠN (Trang 27 - 28)

98 4g không khí

3.3Phương pháp trọng số (xem [1 tr 31], [2 tr 69])

Đây là 1 phương pháp định lượng dùng để sàng lọc và sắp xếp các giải pháp giảm thiểu chất thải. PP này cung cấp 1 công cụ lượng hoá các tiêu chí quan trọng có tác động đến việc quản lý chất thải. PP này gồm có 3 bước:

Bước 1: Xác định các tiêu chí quan trọng liên quan đến các mục tiêu và trách nhiệm của

chương trình giảm thiếu chất thải. Ví dụ:

· Giảm lượng chất thải,

· Giảm mức độ nguy hại của chất thải (độc tính, tính dễ cháy, tính ăn mòn, v.v ....)

· Giảm chi phí xử lý và thải bỏ chất thải,

· Giảm chi phí nguyên vật liệu,

· Giảm trách nhiệm pháp lý và phí bảo hiểm,

· Không ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm,

· Chi phí đầu tư thấp,

· Thời gian hoàn vốn ngắn

· Chi phí vận hành và bảo dưỡng thấp,

Mỗi tiêu chí được cho trọng số từ 0 đến 10, xác định theo tầm quan trọng của chúng. Ví dụ: nếu việc giảm chi phí xử lý và thải bỏ chất thải là rất quan trọng trong khi việc giảm trách nhiệm pháp lý ít quan trọng thì thiêu chí trước sẽ được cho điểm 10 và tiêu chí sau sẽ được cho 1 hay 2 điểm. Các tiêu chí không quan trọng thì cho điểm 0.

Bước 2: Mỗi giải pháp sau đó được cho điểm theo mỗi tiêu chí. Tương tự như trên, ta sử

dụng thang điểm từ 0 đến 10.

Bước 3: Nhân các điểm cho của mỗi giải pháp theo các tiêu chí với trọng số của tiêu chí

để được điểm tổng cộng.

Các giải pháp có điểm tổng cộng cao nhất được lựa chọn để tiếp tục xem xét tính khả thi về kinh tế và kỹ thuật.

Ví dụ 1:

Công ty A xác định rằng việc giảm lượng nước thải là tiêu chí quan trọng nhất với trọng số đựoc cho là điểm 10. Các tiêu chí quan trọng khác với trọng số tương ứng gồm dễ thực hiện (8), giảm trách nhiệm pháp lý (5), giảm chi phí xử lý (3). Có ba giải pháp được đưa ra:

X: xử lý bằng phương pháp vi sinh (hiệu quả xử lý 80%, chi phí cao, khó thực hiện) Y: xử lý bằng phương pháp hoá học (hiệu quả xử lý khoảng 60%, chi phí cao, tương đối khó thực hiện)

Z: xử lý bằng phương pháp cơ học (hiệu quả xử lý khoảng 20%, chi phi trung bình, dễ thực hiện).

27/60 Bảng 2.1. Ví dụ về phương pháp trọng số

Các giải pháp

Các tiêu chí Trọng số

X Y Z

1. Giảm lượng nước thải 10 9 7 3

2. Dễ thực hiện 8 1 4 7

3. Giảm trách nhiệm pháp lý 5 8 6 2

4. Giảm chi phí xử lý 3 3 4 5

Tổng 147 144 111 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ kết quả trên, 2 giải pháp X và Y sẽ đựơc lựa chọn cho các đánh giá tiếp theo vì chúng có điểm tổng cộng lớn hơn giải pháp Z dù không chênh lệch nhau nhiều.

Phần luyện tập

Ø Câu hỏi trên lớp

Câu 1. Cách tính sơ bộ để xem xét dự án có khả thi về kinh tế hay không là gì?

Câu 2. Tại sao có sự khác nhau về kết quả khi tính theo PB và thời gian hoàn vốn theo chiết khấu ở ví dụ về thời gian hoàn vốn giản đơn và giá trị hiện tại thuần?

Câu 3. Dòng tiền tệ của doanh nghiệp bao gồm những dòng nào?

Câu 4. Trong cân bằng vật chất, tại sao phải thống nhất đơn vị sử dụng? Ø Bài tập về nhà

Câu 1.Các số liệu phải thu thập để tính toán về kinh tế? Câu 2.Những chi phí nào được quy vào dòng tiền ra? Câu 3.Những chi phí nào được quy vào dòng tiền ra? Câu 4. Để cân bằng vật chất, cần có các nguồn số liệu nào?

Ø Bài tập tổng hợp cuối chương

Câu 1. Tại sao phải đánh giá tính khả thi của dự án/ cơ hội sản xuất sạch hơn? Câu 2. Đánh giá tính khả thi của dự án căn cứ vào mấy yếu tố?

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẠCH HƠN (Trang 27 - 28)