Cơ chế phát triển sạch CDM

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẠCH HƠN (Trang 53 - 55)

II Khu vực đất dân sinh và chịu ảnh hưởng của chất thải rắn đô thị

5.2.3 Cơ chế phát triển sạch CDM

CDM là một cơ chế hợp tác quốc tế theo nghị định thư Kyoto nhằm làm giảm sự phát thải khí nhà kính trên phạm vi toàn cầu thông qua cơ chế đầu tư giữa các nước công nghiệp phát triển với các nước đang phát triển, tăng cường khuyến khích các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của các nước phát triển thực hiện các dự án giảm phát thải khí nhà kính dưới dạng “Giảm phát thải được chứng nhận (CERs)”.

CDM bao gồm các nguyên tắc cốt lõi của phát triển bền vững: Phát triển kinh tế, cải thiện môi trường và tiến bộ xã hội và có tiềm năng ứng dụng lớn ở các nước đang phát triển.

Ví dụ: các nước công nghiệp phát triển như Đức, Pháp và các nước khác ở Châu Âu, theo

nghị định thư Kyoto họ sẽ phải cắt giảm thấp nhất 5% lượng thải các-bon của mình. Thay vì phải cắt giảm sản xuất họ có thể tiến hành đầu tư tiền cho các nước ở Châu Á hoặc Châu Phi, tiến hành xây dựng các công trình vệ sinh, xử lý chất thải, trồng rừng để hấp thụ khí các-bon, sao cho lượng khí hấp thụ được bằng với mức các-bon họ buộc phải cắt giảm. Như vậy, những nước này sẽ nhận được chứng nhận giảm phát thải theo đúng nghị định thư Kyôto.

CDM là một cơ hội để khẳng định rằng việc giảm thiểu phát thải khí CO2 không chỉ có ý nghĩa lớn cho việc bảo vệ môi trường mà còn có ý nghĩa về mặt kinh tế. Bởi vậy ngay từ đầu CDM đã giành được sự quan tâm đặc biệt của cả những nước đang phát triển và những nước công nghiệp hóa.

Việt Nam đã ký UNFCCC vào 11/6/1992, phê chuẩn 16/11/1994 Ký KP vào 3/12/1998, phê chuẩn ngày 25/9/2002

MONRE là cơ quan quốc gia thực hiện UNFCCC và KP DNA (Designated National Authority)/CNA (Clean Development Mechanism National Authority).

53/60

Ø Giới thiệu một số dự án CDM tại Việt Nam

· Chuyển đổi nhiên liệu từ xăng, dầu sang khí cho phương tiện giao thông (Fuel Switching for Transport Vehicles)

· Giảm phát thải CH4 tại bãi rác Đông Thạnh/Gò Cát TPHCM (Ho Chi Minh Landfill Gas for Electricity Generation)

· Diesel sinh học từ dừa (Bio-diesel from Coconut)

Phần luyện tập

Ø Câu hỏi trên lớp

Câu 1. Giấy chứng nhận phát thải có thể mua bán không? Câu 2. Hiện tượng hiệu ứng nhà kính là gì?

Câu 3. Giải thích cơ chế hiện tượng hiệu ứng nhà kính? Ø Bài tập về nhà

Câu 1. Các cơ chế thực hiện của nghị định thư Kyoto? Câu 2. Nội dung nghị định thư Kyoto?

Câu 3. CER là gì?

Ø Bài tập tổng hợp cuối chương

Hãy giải thích nguyên nhân vì sao nguồn năng lượng sinh học chưa được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam?

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

[1]. Nguyễn Đình Huấn, Sản xuất Sạch hơn, NXB Đà Nẵng, 2005.

54/60

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẠCH HƠN (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)