Các yêu cầu cho việc hình thành sở giao dịch giao sau về cổ

Một phần của tài liệu Xây dựng thị trường hợp đồng giao sau về cổ phiếu tại Việt Nam (Trang 101 - 103)

a. Pháp luật cho thị trường

Các vấn đề liên quan đến hợp đồng giao sau cổ phiếu phải được chuẩn hoá trong luật, là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất. Đi kèm với điều này thì các văn bản hướng dẫn thi hành luật phải kịp thời, đầy đủ, chi tiết để mọi đối tượng có thể tiếp cận và thực hiện. NHÀ ĐẦU CÔNG TY CHỨNG KHOÁN CÔNG TY THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM GIAO DỊCH HỢP ĐỒNG

GIAO SAU CỔ PHIẾU

NGÂN HÀNG THANH TOÁN

Hình 4.2: Mô hình giao dịch thí điểm hợp đồng giao sau cổ phiếu

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế 87

Luật và các văn bản hướng dẫn thực hiện giao dịch hợp đồng giao sau cổ phiếu sẽ điều chỉnh các vấn đề quản lý thị trường, hoạt động chào bán, niêm yết, quy chế công bố thông tin, quy định thành viên tham gia, các hành vi bị cấm, chế tài xử lý vi phạm…nhằm đảm bảo sự công bằng và hiệu quả cho thị trường.

Sở giao dịch hợp đồng giao sau về cổ phiếu sẽ căn cứ vào các văn bản pháp lý để xây dựng quy chế giao dịch, theo đó sở giao dịch sẽ nắm quyền quyết định những vấn đề về việc thay đổi và áp dụng phương thức giao dịch, giờ giao dịch, cổ phiếu giao sau được niêm yết, các trường hợp cấm giao dịch, đình chỉ hoặc hủy giao dịch giao sau cổ phiếu, quy định các chức năng giám sát thị trường.

b. Yêu cầu cho sự ra đời của trung tâm thanh toán bù trừ

Sự khác biệt chủ yếu của thị trường OTC và sở giao dịch giao sau về cổ phiếu đó là có sự hiện diện của trung tâm thanh toán bù trừ. Với vai trò là đối tác trung gian trong tất cả các hoạt động giao dịch, việc ra đời của trung tâm thanh toán bù trừ giúp cho giao dịch được diễn ra công bằng và hiệu quả.

Trung tâm thanh toán bù trừ thường được cấu trúc như là một chi nhánh của sở giao dịch nhằm bảo vệ sở giao dịch tránh khỏi các hoạt động thua lỗ. Trong một vài trường hợp, nó có thể được thành lập như một tổ chức hoạt động độc lập được sở hữu bởi các thành viên của sở giao dịch.

Tại Việt Nam, khi được xây dựng thì trung tâm thanh toán bù trừ sẽ là 01 thể chế, tức là một đơn vị sự nghiệp có thu đặt dưới sự quản lý của UBCKNN, trung tâm thanh toán bù trừ có con dấu và tài khoản riêng. Trong tương lai, trung tâm thanh toán bù trừ sẽ được tổ chức lại theo hình thức công ty cổ phần có sự chi phối của Chính phủ. Ngoài ra, có thể xem xét phương án cho phép trung tâm lưu ký chứng khoán và thanh toán bù trừ hiện tại thực hiện thêm chức năng thanh toán bù trừ đối với hợp đồng giao sau cổ phiếu.

c. Mở cửa tự do cho tất cả các định chế triển khai hợp đồng giao sau cổ phiếu

Yêu cầu này đưa ra nhằm để tránh giá cả hợp đồng giao sau cổ phiếu là độc quyền của đơn vị làm thí điểm và ắt hẳn sẽ cao hơn giá trị của chúng, nhà

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế 88

đầu tư sẽ phải gánh chịu những bóp méo đến từ thị trường và hoặc là họ sẽ không tham gia hoặc là họ sẽ cực kỳ mạo hiểm khi tham gia thị trường, sản phẩm phòng ngừa rủi ro sẽ cực kỳ rủi ro, do đó không có lợi ích nào cho nền kinh tế.

d. Tiếp tục áp dụng khống chế biến động giá giao sau cổ phiếu

Hầu hết các thị trường giao sau về cổ phiếu trên thế giới không áp dụng khống chế biến động giá cổ phiếu giao sau, đó là do thị trường có quy mô cực kỳ rộng lớn, không phải bó hẹp như TTCK Việt Nam mà có sự lưu thông trên toàn cầu, do đó các vấn đề làm giá, đầu cơ nhằm mục đích khuynh đảo thị trường là rất khó.

Kiến nghị tiếp tục khống chế biên độ giá nhằm đảm bảo sự an toàn cho thị trường, tránh những hành vi gây phương hại đến thị trường. Việc bãi bỏ khống chế biên độ giá khi TTCP giao sau tại Việt Nam được phát triển và có sự liên thông trong khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu Xây dựng thị trường hợp đồng giao sau về cổ phiếu tại Việt Nam (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)