Quy trình giao dịch giao sau cổ phiếu tại sở giao dịch phái sinh

Một phần của tài liệu Xây dựng thị trường hợp đồng giao sau về cổ phiếu tại Việt Nam (Trang 103 - 114)

a. Phương thức giao dịch

Trong giai đoạn đầu của sở giao dịch giao sau về cổ phiếu, khi vai trò của các nhà tạo lập thị trường chưa thật sự nổi bật, lòng tin của công chúng cần được tăng cường và cần phải đảm bảo tính minh bạch, công khai trên thị trường thì nên áp dụng hình thức đấu lệnh trong giao dịch giao sau cổ phiếu. Các mô hình giao dịch của LIFFE hoặc OC trong giai đoạn này tỏ ra không tỏ ra phù hợp, trong khi đó phương thức giao dịch tại MDEX của Malaysia lại có nhiều điểm thích hợp đối với giao dịch giao sau cổ phiếu tại Việt Nam.

Theo các dữ liệu thống kê trên thế giới, 36% các sở giao dịch áp dụng phương thức khớp lệnh liên tục, 2% áp dụng khớp lệnh định kỳ, còn lại 62% áp dụng phương thức kết hợp giữa khớp lệnh liên tục và định kỳ. Tại Việt Nam, cổ phiếu có tính thanh khoản không đồng đều, việc công bố thông tin chưa được thường xuyên, hơn nữa nhà đầu tư tại Việt Nam đã quen với hình thức khớp

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế 89

lệnh liên tục và định kỳ nên việc áp dụng phương thức khớp lệnh liên tục và định kỳ cho giao dịch giao sau cổ phiếu là hợp lý.

b. Quy định hợp đồng giao sau cổ phiếu

Sau thời gian xây dựng thí điểm thị trường giao sau về cổ phiếu, các cơ quan chức năng sẽ đánh giá mức độ quan tâm của nhà đầu tư đến thị trường này. Qua đó, có những biện pháp điều chỉnh các đặc tính trên hợp đồng giao sau cổ phiếu cho hiệu quả, cụ thể:

- Đưa thêm số lượng cổ phiếu vào giao dịch trên thị trường giao sau nhằm tạo tính thanh khoản cho thị trường. Các cổ phiếu này phải đảm bảo có tính thanh khoản cao và có sự biến động mạnh mẽ về giá trong thời gian qua.

- Xem xét mức ký quỹ 20% có thu hút được sự tham gia của các nhà đầu tư hay không, để hạ mức ký quỹ thấp hơn cho phù hợp.

- Về các đặc tính khác, được mô tả theo bảng dưới đây:

Cổ phiếu cơ sở Những cổ phiếu có giá trị giao dịch lớn và biến

động mạnh trên thị trường.

Quy mô hợp đồng 100 cổ phiếu cơ sở.

Biến động giá tối thiểu 100 VNĐ trên mỗi cổ phiếu x 100 = 10.000 VNĐ

Các phiên giao dịch Tương tự như các phiên giao dịch của cổ phiếu cơ

sở.

Các giờ giao dịch Theo giờ giao dịch của cổ phiếu cơ sở

Giới hạn giá hàng ngày +/-5% so với mức giá đóng cửa trong ngày giao dịch trước của cổ phiếu.

Thời hạn thanh toán Theo thông lệ quốc tế. Được giao nhận hàng tháng.

Ngày đáo hạn là ngày thứ sáu tuần thứ ba trong tháng đáo hạn.

Thanh toán/giao hàng Tiền mặt hoặc cổ phiếu cơ sở.

Các mức yêu cầu ký quỹ Mức ký quỹ ban đầu là 20% hoặc có thể thấp hơn.

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế 90

c. Quy trình giao dịch hợp đồng giao sau cổ phiếu

Hình 4.3: Mô hình giao dịch hợp đồng giao sau cổ phiếu tại sở giao dịch

Một nhà đầu tư muốn thực hiện giao dịch giao sau cổ phiếu, đầu tiên phải mở một tài khoản tại CTCK. Để thực hiện được giao dịch, người này phải tiến hành ký quỹ hay nộp tiền mặt vào tài khoản của mình để đảm bảo cho việc giao dịch. Mỗi hợp đồng đều có cả hai loại ký quỹ; ký quỹ ban đầu là số tiền phải đặt cọc vào ngày bắt đầu giao dịch và ký quỹ duy trì là số tiền mà mỗi bên phải góp thêm vào để duy trì cho số tiền ký quỹ luôn ở mức tối thiểu nào đó.

Sau đó, nhà đầu tư này sẽ chỉ thị cho CTCK thực hiện giao dịch hợp đồng giao sau cổ phiếu cụ thể bằng cách đặt một số các loại lệnh như các lệnh thị trường, lệnh giới hạn, lệnh có hiệu lực đến khi bị hủy, lệnh trong ngày và lệnh dừng.

- Lệnh thị trường là dạng lệnh chỉ thị các nhà môi giới trên sở giao dịch nhận mức giá tốt nhất. NHÀ ĐẦU TƯ (BÊN BÁN) NHÀ ĐẦU TƯ (BÊN MUA) THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG CÔNG TY CHỨNG KHOÁN CÔNG TY CHỨNG KHOÁN SÀN GIAO DỊCH GIAO SAU VỀ CỔ PHIẾU

TRUNG TÂM LƯU KÝ – THANH TOÁN BÙ TRỪ

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế 91

- Lệnh giới hạn là dạng lệnh quy định cụ thể mức giá cao nhất có thể trả để mua hoặc mức giá thấp nhất chấp nhận bán. Các lệnh giới hạn có thể có giá trị cho đến khi bị hủy hoặc có giá trị trong ngày. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lệnh có hiệu lực cho đến khi bị hủy (good-till canceled) là dạng lệnh có hiệu lực cho đến khi bị hủy bỏ.

- Lệnh có giá trị trong ngày (day order) là dạng lệnh có hiệu lực cho đến hết thời gian còn lại trong ngày.

- Lệnh dừng (stop order) là dạng lệnh cho phép nhà đầu tư nắm giữ một hợp đồng giao sau cổ phiếu ở mức giá thấp hơn mức giá hiện tại. Nếu giá thị trường giảm xuống đến mức giá đã quy định, người môi giới được chỉ thị bán hợp đồng cổ phiếu giao sau ở mức giá tốt nhất hiện có.

Các lệnh mua bán phải xác định nhà môi giới, mã chứng khoán cơ sở, loại hợp đồng, thời gian đáo hạn, giá thực hiện, giá chuyển nhượng, khối lượng giao dịch, tên ngân hàng thanh toán và được cung cấp đến CTCK. Đồng thời, CTCK cũng tính phí hợp đồng giao sau dựa trên giá trị giao dịch của nhà đầu tư.

Việc thực hiện giao dịch cũng giống như việc thực hiện giao dịch chứng khoán, nghĩa là các CTCK sau khi nhận được lệnh từ nhà đầu tư sẽ nhập lệnh trực tiếp hoặc gọi điện thoại cho các nhân viên tại sở giao dịch để chuyển lệnh. Khi lệnh được khớp, thông tin về giao dịch sẽ được báo cáo đến trung tâm thanh toán bù trừ. Nguyên tắc khớp lệnh sẽ được ưu tiên cho giá tốt nhất, nếu các lệnh cùng giá thì ưu tiên cho lệnh đặt trước.

Việc giao dịch và khớp lệnh luôn được giám sát và xác nhận của các nhân viên điều hành quyền giao dịch. Thời gian giao dịch phải được đảm bảo song song với TTCK cơ sở.

Sau khi giao dịch được thành công, các công ty môi giới sẽ tiến hành thông báo đến người mua hay bán hợp đồng giao sau cổ phiếu tương ứng và tiếp tục tiến hành ký gởi tiền ký quỹ cho trung tâm thanh toán bù trừ.

Vào cuối mỗi ngày, trung tâm thanh toán bù trừ xác định giá thanh toán. Giá này được tính bằng giá đóng cửa của cổ phiếu mỗi ngày. Mỗi tài khoản được điều chỉnh theo thị trường căn cứ vào biến động giá thanh toán hàng ngày.

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế 92

Chênh lệch giữa giá thanh toán hiện tại và giá thanh toán ngày trước đó sẽ được tính toán và được phản ánh vào tài khoản nhà đầu tư. Nếu số tiền trong tài khoản nhà đầu tư thấp hơn mức ký quỹ duy trì thì sẽ được yêu cầu bổ sung cho đủ mức tối thiểu để duy trì vị thế giao dịch.

Nhà đầu tư có thể đóng vị thế mua (bán) của mình vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn của hợp đồng bằng cách thực hiện vị thể đảo ngược trên sàn giao dịch.

Đến hạn, nếu người mua hay người bán thực hiện hợp đồng thì họ sẽ thông báo đến cho CTCK thành viên, đồng thời nộp tiền hay chứng khoán tương ứng với hợp đồng. Ngay sau đó, CTCK sẽ tiến hành thông báo đến trung tâm thanh toán bù trừ để thực hiện các giao dịch thông qua tài khoản của CTCK mở tại đây bằng các nghiệp vụ thanh toán của trung tâm.

d. Giao nhận và thanh toán tiền mặt

Quá trình giao nhận là một lộ trình gồm 03 ngày. Các CTCK báo cáo với trung tâm thanh toán bù trừ ngày giao nhận của các khách hàng đang nắm giữ vị thế mua, bán. Ngày kinh doanh trước ngày giao nhận dự kiến, người nắm giữ vị thế mua (bán) có ý định thực hiện giao nhận sẽ thông báo cho trung tâm thanh toán bù trừ biết ý muốn của mình. Vào ngày kinh doanh tiếp theo, sở giao dịch sẽ chọn người nào hiện nắm giữ vị thế đối nghịch lâu nhất cho đến giờ để thực hiện thanh toán bằng tiền mặt. Tiền sẽ được chuyển vào tài khoản người mua và người bán tại ngân hàng được chỉ định thanh toán.

e. Công bố thông tin giao dịch

Các thông tin giao dịch giao sau cổ phiếu được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, sách, báo, tạp chí chuyên ngành… hàng ngày nhằm đảm bảo tính minh bạch, công khai và tạo điều kiện cho các đối tượng liên quan được tiếp cận thông tin rộng rãi. Thông tin có liên quan bao gồm những yếu tố liên quan đến giá giao dịch và khối lượng giao dịch, khối lượng hợp đồng chưa được thực hiện…

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế 93

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Từ sự tiếp nối của việc đánh giá thực trạng TTCK và thị trường giao sau tại Việt Nam trong thời gian qua thì trong chương 4 tác giả đã nêu lên sự cần thiết cũng như các điều kiện cần thiết để xây dựng thị trường giao sau đối với cổ phiếu trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra lộ trình và các giải pháp triển khai và xây dựng sở giao dịch giao sau về cổ phiếu tại Việt Nam trong thời gian tới.

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế 94

KẾT LUẬN

Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy bất ổn, nơi mà những rủi ro, biến động không thể lường trước tồn tại như một tất yếu. Nó có thể khiến cho các nhà đầu tư trên thị trường tài chính phải gánh chịu những tổn thất nặng nề, không dễ dàng bù đắp.

Với vai trò là công cụ phòng ngừa rủi ro trong lĩnh vực chứng khoán, hợp đồng giao sau cổ phiếu đã ra đời và ngày càng chứng tỏ vai trò thiết yếu trong lịch sử tồn tại của thị trường tài chính. Bởi vì các nhà đầu tư có “Khẩu vị rủi ro” khác nhau nên họ sử dụng hợp đồng giao sau cổ phiếu với các mục đích cũng khác nhau. Các nhà đầu tư bảo thủ sử dụng công cụ giao sau cổ phiếu để phòng ngừa rủi ro, chống biến động giá cổ phiếu họ đang nắm giữ, trong khi đó các nhà đầu tư mạo hiểm sử dụng công cụ giao sau cổ phiếu như một công cụ đầu cơ sinh lợi.

Hợp đồng giao sau cổ phiếu là công cụ tài chính cao cấp nên để có thể áp dụng thành công cần có TTCK phát triển, công nghệ kỹ thuật hiện đại, cơ chế pháp lý cho thị trường và nguồn nhân lực được đảm bảo. Mặc dù là công cụ phòng ngừa rủi ro nhưng hợp đồng giao sau cổ phiếu sẽ là cực kỳ rủi ro nếu các điều kiện tiền đề không được chuẩn bị chu đáo.

TTCK Việt Nam đã qua rồi cái thời là thị trường của những người tham gia đều chiến thắng, các nhà đầu tư Việt Nam trong giai đoạn hiện nay bắt buộc phải đối diện với sự sụt giảm nghiêm trọng của giá chứng khoán cùng những bất ổn, rủi ro trên thị trường. Họ phải quen dần với việc sử dụng các công cụ phái sinh nói chung và hợp đồng giao sau cổ phiếu nói riêng để bảo vệ chính bản thân họ và có thể là công cụ cho họ để đầu tư và thu lợi nhuận.

Đề tài đã phác thảo những nét cơ bản của hợp đồng giao sau cổ phiếu, đồng thời căn cứ thực trạng TTCK Việt Nam để đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm từng bước áp dụng công cụ này trong điều kiện hiện nay, đây sẽ là công việc cực kỳ khó khăn, phức tạp và sẽ là một chặng đường không bằng phẳng,

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế 95

nhưng với sự nỗ lực của Chính phủ Việt Nam hy vọng sẽ trở thành hiện thực trong tương lai.

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO --- (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiếng Việt

1. PGS. TS. Trần Ngọc Thơ, TS. Nguyễn Ngọc Định (Đồng chủ biên), TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang, TS. Nguyễn Thị Liên Hoa, ThS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo (2005), Tài chính quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Phạm Thị Kim Ngân (2008), Xây dựng sàn giao sau nông sản ở Việt Nam. 3. TS. Vũ Đình Ánh-Ths. Đào Quỳnh Hoa-Ths. Nguyễn Hải Bình (2007), “Phát

triển thị trường phái sinh ở Việt Nam: thời điểm đã chín mùi?”, Tạp chí Tài chính (số 12), tr. 37-40.

4. Ths. Nguyễn Thị Phương Chi (2008), Phát triển công cụ Option trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

5. Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội, Báo cáo giữa kỳ kinh tế Việt Nam 6 tháng năm 2009.

6. Dự án hỗ trợ thương mại đa biên (2008), Tổ chức và quản lý hiệu quả thị trường chứng khoán Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội.

7. Ths. Giản Ngọc Huy (2009), Vận dụng hợp đồng tương lai chứng khoán vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

8. Ths. Bùi Thanh Lam (2007), “Hợp đồng tương lai, giao dịch hợp đồng tương lai”, Tạp chí Tài chính (số 3), tr.43-47.

9. Võ Thị Xuân Lan (2008), Phân tích biến động của cổ phiếu trên HOSE và động thái của nhà đầu tư.

10. Ths. Diệp Gia Luật (2006), “Đẩy mạnh các giao dịch phái sinh nhằm thúc đẩy thị trường tài chính phát triển”, Tạp chí phát triển kinh tế (số 187), tr.37- 39.

11. Ths. Lê Đạt Chí – PGS. TS Phan Thị Bích Nguyệt (2007), Phân tích kỹ thuật

ứng dụng trong đầu tư chứng khoán, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế 97

12. TS. Vũ Thị Nhài (2008), “Quản lý Nhà nước với việc bình ổn thị trường chứng khoán”, Tạp chí Tài chính (số 4), trang 41-43.

13. Ths. Huỳnh Thiên Phú (2008), Triển khai quyền chọn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

14. TS. Nguyễn Sơn (2008), “Bình ổn thị trường chứng khoán: cần giải pháp đột phá”, Tạp chí Tài chính (số 4), tr.44-47.

15. Ths. Nguyễn Thanh Tâm (2007), Quyền chọn chứng khoán và việc áp dụng quyền chọn chứng khoán vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

16. Nguyễn Minh Kiều-Nguyễn Xuân Thành (2008), Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright, Chứng khoán phái sinh.

17. PGS.TS Trần Ngọc Thơ (2005), Thị trường chứng khoán phái sinh và công cụ phái sinh.

18. TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang (2006), Quản trị rủi ro tài chính, Nhà xuất bản thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

19. Ths. Nguyễn Hồng Vân (2008), Các giải pháp thúc đẩy sự phát triển bền vững thị trường chứng khoán Việt Nam.

20. Website Công ty Cổ phần Chứng khoán Sen Vàng http://www.gls.com.vn

21. Website Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

http://www.hsx.vn

22. Website www.saga.com.vn

23. Website phantichcophieu.com.vn

24. Website Bách khoa toàn thư mở vi.wikipedia.org

25. Website Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn

26. Website Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột http://bcec.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

27. Website Sàn giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương Tín http://steel.sacom- ste.com

28. Website http://commodity.techcombank.com.vn/

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế 98

30. Trang web Bộ Ngoại Giao Việt Nam http://www.mofa.gov.vn Tiếng Anh

31. Erik Banks (2003), Exchange traded derivaties, John Wiley & Son Ltd.

32. Andrew M. Chisholm (2004), Derivatives Demystified, John Wiley & Son

Ltd.

33. John C.Hull (2005), Options, Futures & other derivaties, Prentice Hall, Upper Saddle River, New Jersey.

34. McDonald, R (2002), Derivatie Markets, Addison-Wesley, NewYork.

35. Securities and Exchange Commission of Pakistan (2006), Feasibility of Introducing Exchange Traded Derivaties in Pakistan..

36. LIFFE website http://www.liffe.com

37. OneChicago website http://www.cboe.com

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế 99

NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN VĂN ---

Hợp đồng giao sau cổ phiếu là công cụ tài chính phái sinh nhằm để phòng chống rủi ro, đầu tư thu lợi nhuận hiệu quả.

Trên thế giới, hợp đồng giao sau cổ phiếu đã quen thuộc với các nhà đầu

Một phần của tài liệu Xây dựng thị trường hợp đồng giao sau về cổ phiếu tại Việt Nam (Trang 103 - 114)