Phạm Tuyên (2009),”FDI năm 2009 vào Việt Nam suy giảm mạnh”, Báo Tiền Phong 28/12/2009

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh xi măng công nghiệp Nghi Sơn đến năm 2015 (Trang 42 - 44)

thu hút FDI với 7,6 tỷ USD. Trong đó có dự án thành phố mới Nhơn Trạch Berjara tại Đồng Nai với vốn đầu tư 2 tỷ USD. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài đánh giá cao môi trường đầu tư, chính sách kinh tế của VN trong dài hạn37.

f. Tình hình thu hút nguồn vốn viện trợ phát triển (ODA)

Kinh tế VN phát triển trong nhiều năm trở lại đây phải kể đến vai trò các nguồn vốn vay từ nước ngoài, trong đó có nguồn vốn vay ưu đãi viện trợ phát triển chính thức (ODA). VN được đánh giá là một trong những nước sử dụng vốn ODA hiệu quả. Chỉ riêng trong hai năm 2006-2007, vốn ODA cam kết đạt gần 9,888 tỷ USD, bằng 49% dự báo cam kết vốn ODA cho cả thời kỳ 2006-2010. Các công trình sử dụng vốn ODA hiện đang được triển khai, khả năng giải ngân hoàn toàn có thể đúng tiến độ nên sẽ cần một lượng lớn xi măng trong thời gian tới.

Bảng 2-8: Tình hình cam kết và giải ngân vốn ODA trong ba năm gần đây

Năm 2006 2007 2008 (ước tính)

Vốn ODA giải ngân 1,8 tỉ USD 2,0 tỉ USD 2,2 tỉ USD

Cam kết ODA 3,75 tỉ USD 4,45 tỉ USD 5,426 tỉ USD

Nguồn: Bộ Kế hoạch Đầu tư

Ước tính cả năm 2009, tổng lượng vốn ODA hiện thực hóa đạt 5,056 tỷ USD, giải ngân dự kiến đạt 3 tỷ USD, cao nhất từ từ khi Việt Nam tiếp nhận ODA. Trong đó, vốn cho xây dựng cơ bản là 850 triệu USD, được sử dụng cho những dự án quan trọng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực giao thông, cấp thoát nước và phát triển đô thị như đường cao tốc Tp HCM–Long Thành-Dầu Giây (410,2 triệu USD). Tổng vốn

36Phạm Tuyên (2009),”FDI năm 2009 vào Việt Nam suy giảm mạnh”, Báo Tiền Phong 28/12/2009 . .

ODA ký kết thời kỳ 2000-2009 đạt 20 tỷ USD, vượt xa mục tiêu 12,35-15,75 tỷ USD trước đó.

Bảng 2-9: Một số dự án lớn sử dụng vốn ODA được ký kết trong 2008

Tên dự án Nước/tổ chức

tài trợ ODA

Giá trị (triệu USD) Đường hành lang ven biển phía nam

(thuộc tiểu vùng Mê Kông mở rộng)

ADB 150

Chương trình Ngân hàng Tài chính Nhật 75

Chương trình tín dụng hỗ trợ giảm nghèo lần thứ 6 Nhật 30,67

Dự án cơ sở hạ tầng thiết yếu Nhật 1.000

Phát triển nguồn nhân lực VN EU 10,8

Quỹ đầu tư phát triển đô thị Tp.HCM (HIFU) Cơ quan phát triển Pháp -AFD 2,3

Nguồn: Vụ Kinh tế Đối ngoại, Bộ Kế hoạch và đầu tư.

Theo Bộ KHĐT, tổng vốn ODA cung cấp cho VN năm 2010 dự kiến không giảm do sự xuất hiện các kênh tín dụng mới với các nhà tài trợ truyền thống như WB, ADB và Nhật Bản với giá trị khoảng 70-80%, giải ngân dự kiếnđạt 2,47 tỷ USD.

Trong các năm qua, nguồn vốn ODA của chính phủ Nhật Bản – nước của đối tác liên doanh XMNS- liên tục dẫn đầu danh sách các quốc gia viện trợ ODA cho VN, chiếm 30% tổng khối lượng ODA các nước cam kết dành cho VN.38 Từ năm 1992-2003, ODA của Nhật Bản đạt khoảng 8,7 tỉ USD, trong đó viện trợ không hoàn lại khoảng 1,2 tỉ USD. VN nhận tổng viện trợ ODA lớn nhất của Nhật trong giai đoạn 2006-2007. Ước tính tổng vốn ODA của Nhật Bản cung cấp cho VN trong năm tài khóa 2009 sẽ đạt trên 180 tỷ Yên, khoảng 2 tỷ USD, tập trung vào các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm như xây dựng cầu, đường, sân bay.39

Hiện Nhật Bản vẫn là nhà cung cấp ODA lớn nhất cho VN với các khoản cho vay và viện trợ không hoàn lại lên tới 16 tỷ USD.

38Quang Thuần (2007), “Vốn ODA Nhật Bản cho Việt Nam: Mỗi ngày một tăng”, Báo Thanh Niên 13/10/2007.39 Bộ Ngoại giao Việt Nam (2009), “Nhật yên tâm khả năng trả nợ ODA của Việt Nam”, Website Bộ Ngoại giao Việt 39 Bộ Ngoại giao Việt Nam (2009), “Nhật yên tâm khả năng trả nợ ODA của Việt Nam”, Website Bộ Ngoại giao Việt

Ngày 31/3/ 2009, Nhật Bản và VN ký công hàm nối lại viện trợ chính thức ODA40 nên triển vọng các dự án ODA Nhật trong thời gian tới là rất lớn.

Điểm qua các công trình xây dựng trọng điểm cả nước, được xem là niềm tự hào của VN, có nhiều công trình có sự hỗ trợ tài chính của Chính phủ Nhật Bản như cầu Bãi Cháy (Hạ Long), nhà ga sân bay Tân Sơn Nhất (Tp.HCM), đại lộ Đông Tây Sài Gòn, đường hầm Hải Vân, nhà máy nhiệt điện Phả Lại, dự án cải thiện môi trường nước Hà Nội và Tp.HCM. Tất cả những công trình này đều có sự góp mặt của xi măng Nghi Sơn. Vì vậy, ODA Nhật dành cho hạ tầng nhiều là cơ hội lớn nhất cho xi măng công nghiệp Nghi Sơn trong thời gian tới, ít nhất đến 2015.

Tuy nhiên, cần lưu ý việc vay vốn ODA sẽ giảm dần từ sau 2015, khi VN đã đạt được những mục tiêu về kinh tế xã hội, môi trường và có thể dùng vốn nội lực.

g. Tốc độ phát triển những ngành và lĩnh vực liên quan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

o Lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng và các dự án lớn phía nam

VN đang có tốc độ phát triển nhanh, đòi hỏi phải đầu tư nhiều cho cơ sở hạ tầng. So với các nước như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc thì ngành xây dựng VN chỉ mới bắt đầu, tiềm năng xây dựng cơ sở hạ tầng còn rất lớn. Trong tương lai gần, khu vực phía nam sẽ có nhiều dự án cơ sở hạ tầng lớn.

Thứ nhất, một số đô thị lớn phía nam đang phát triển hoặc thay đổi lớn về mặt hành chính: Bà Rịa Vũng Tàu chuyển đổi trung tâm hành chính về thị xã Bà Rịa; Biên Hòa phát triển thành phố Nhơn Trạch, Long Thành; Bình Dương xây dựng các khu đô thị mới Mỹ Phước 1,2,3, chuyển dịch đô thị và KCN lên phía Bắc.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh xi măng công nghiệp Nghi Sơn đến năm 2015 (Trang 42 - 44)