2.5.2.Môi trường vi mô
2.5.2.1.Tổng quan ngành xi măng VN
a. Lịch sử hình thành và phát triển ngành xi măng VN.
Ngành xi măng được hình thành ở VN từ rất sớm. Cái nôi đầu tiên là nhà máy xi măng Hải Phòng, xây dựng năm 1899. Sau năm 1954, nhà máy xi măng Hải Phòng được khôi phục để phục vụ cho các công trình quốc phòng và phát triển kinh tế miền bắc. Sau năm 1975, ngành xi măng tiếp quản nhà máy xi măng Hà Tiên với công suất 300.000 tấn/năm được xây dựng từ những năm 1960.
Thập niên 80, VN xây dựng hai nhà máy hiện đại, công suất lớn là Bỉm Sơm (tại Thanh Hóa, 1,2 triệu tấn/năm, từ 1981) và Hoàng Thạch (tại Hải Dương, 1,1 triệu tấn/năm, từ 1983). Tại Kiên Giang, nhà máy Hà Tiên sản xuất clinker phục vụ thị trường phía nam và chuyển về trạm nghiền Thủ Đức phục vụ thị trường Tp. HCM.
Ngày 7/9/1979 Hội đồng Chính phủ có quyết định số 308/CP thành lập Liên hiệp các xí nghiệp xi măng. Ngày 05/10/1993 Bộ Xây dựng có quyết định số 456/BXD-TCL đổi tên thành Tổng Công ty xi măng VN. Sau nhiều lần thay đổi tên, mô hình hoạt động, ngày 6/12/2007 Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 189/2007/QĐ-TTg: đổi tên gọi thành Tổng công ty Công nghiệp xi măng VN (VICEM).59
Từ năm 1990 nhu cầu xi măng tăng khoảng 20%/năm, VNCC đã mở rộng sản xuất, đầu tư, liên doanh để có sản lượng xi măng đáp ứng thị trường. Tháng 7/1996 dây chuyền 2 nhà máy Hoàng Thạch đi vào sản xuất. Năm 1998 nhà máy Bút Sơn (Hà Nam) hoạt động. VNCC liên doanh với tập đoàn Chinfon xây dựng nhà máy xi măng Chinfon (1,4 triệu tấn/năm), liên doanh với Hoderbank Financial Glaris (Thụy
Sỹ) xây dựng nhà máy xi măng Sao Mai (nay là Holcim) 1,76 triệu tấn/năm, liên doanh với Nihon Cement Corporation và Mitsubishi Materials Corporation (Nhật) xây dựng nhà máy xi măng Nghi Sơn công suất 2,2 triệu tấn/ năm.
Đến nay, ngành xi măng VN đã có thêm hàng loạt những thương hiệu xi măng nổi tiếng như: Nghi Sơn, Bỉm Sơn, Phúc Sơn, Hoàng Thạch, Hoàng Mai, Tam Điệp, Hải Vân, Chinfon, Cẩm Phả, Hạ Long và rất nhiều xi măng địa phương. Khu vực phía nam thì có các nhà máy xi măng Holcim, Hà Tiên 1, Hà Tiên 2, Bửu Long, Sài Gòn, Fico, Tây Đô và một số trạm nghiền hoặc phân phối của XM Nghi Sơn, Chinfon, Thăng Long, Hạ Long.
Theo định hướng phát triển từ nay đến năm 2020 được Chính phủ phê duyệt, sẽ có nhiều dự án nhà máy xi măng, trạm nghiền đi vào hoạt động cung cấp một lượng lớn xi măng để ngành xi măng VN phát triển vững chắc trong quá trình hội nhập.
b. Tình hình sản xuất và bán hàng của ngành xi măng VN thời gian qua Cơ cấu thị trường xi măng VN hiện nay: được cơ cấu theo ba thành phần
· VICEM, nắm vai trò chủ đạo, điều tiết, chi phối nguồn cung và giá cả trên thị trường xi măng VN, chiếm khoảng 37,31% thị phần (tháng 8 năm 2009).
· Các công ty xi măng liên doanh như Nghi Sơn, Holcim, Chinfon chiếm khoảng 30,38% thị phần, là các nhà sản xuất mạnh về xi măng công nghiệp.
· Các nhà máy xi măng địa phương chiếm 32,31 % thị phần chủ yếu là dòng xi măng phục vục xây dựng dân dụng.
Hình 2-6: Tương quan thị phần xi măng 2008 so với 2007 Nguồn: VICEM
Tình hình cung cầu, tiêu thụ: Trước năm 2008, nhu cầu tiêu thụ xi măng của VN tăng nhanh đáp ứng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bảng 2-10: Nhu cầu tiêu thụ và sản lượng xi măng VN giai đoạn 2003 -2009
Nm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Tốc độ tăng tiêu thụ (%) 13,9 16,8 9,4 13,8 9,4 10,8 13,5
Nhu cầu tiêu thụ (triệu tấn) 22,6 26,4 28,9 32.9 36.0 39,9 45.3
Sản lượng sản xuất (triu tn) 24,1 25,3 22,6 32.7 32.5 36.1 43.3
Chênh lệch cung cầu (triu tn) -1,5 -1,1 -6,3 -0,2 -3,5 -3,8 -2.0
Nguồn: VICEM 2010. (Ghi chú: Số liệu 2009 là ước tính)
Giai đoạn 2001 -2005 tốc độ tiêu thụ bình quân đạt 16,18%/ năm. Nguồn cung trong nước không đủ nên thị trường luôn trong tình trạng thiếu hụt, trầm trọng nhất là thị trường phía nam nơi tiêu thụ đến 38% - 40% sản lượng xi măng cả nước nhưng chỉ có 4 nhà máy xi măng sản suất được clinker tại chổ.
Những năm 2006, 2007 nhu cầu tiêu thụ tăng tương đối ổn định, mỗi năm tăng từ 10 -11%. Năm 2008, lượng cầu tăng đột biến do là thời điểm tập trung thực hiện nhiều công trình dự án lớn. Giai đoạn này VN phụ thuộc nhiều vào nguồn clinker nhập khẩu, gặp nhiều khó khăn do giá clinker, giá vận tải, xăng dầu thường xuyên biến động.Doanh nghiệp nào tự sản xuất được clinker như XMNS sẽ có lợi thế lớn.
Bảng 2-11: Sản lượng clinker nhập khẩu và giá qua các năm.
Lượng nhập khẩu (triệu tấn) 4,1 4,06 6,0 3,8 4,36 4,31 2.0 Giá nhập khẩu bình quân, FOB (USD/tấn) 19,1 25,0 28,0 30,12 31,17 47,7 37,0
Nguồn: VICEM 2010 (Số liệu 2009 là ước tính).
Tuy nhiên, nhờ có thêm nhiều dự án xi măng đi vào hoạt động, sản lượng xi măng VN tăng dần qua các năm. Nếu năm 2004, VN sản xuất được 27 triệu tấn thì đến năm 2009, cả nước sản xuất được gần 44 triệu tấn. Năm 2009, lượng nhập khẩu clinker bắt đầu giảm. Tháng 7/2009, lượng nhập khẩu clinker của VN đạt 328.000 tấn, giảm 12% về lượng và 35% về trị giá so với cùng kỳ năm 2008. Giá nhập khẩu trung bình tháng 7 đứng ở mức 36 USD/tấn, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2008. Năm 2009, ước tính cả nước tiêu thụ 45,3 triệu tấn, tăng 13,5% so với năm 2008.60
18.765 5.358 5.358 12.180 36.303 20.108 5.542 13.450 39.100 + 7,2% + 3,4% + 10,4% + 7,7% 0 10.000 20.000 30.000 40.000 Mi n B c Mi n Trung Mi n Nam Tồn xã h i 1.000T Tng quan tiêu th XM 3 mi n n m 2008 N m 2007 N m 2008 T ng (g i m) 2008/2007
Hình 2-7: Tương quan tiêu thụ xi măng ba miền năm 2008. Nguồn: Báo cáo VICEM năm 2008
Nhu cầu xi măng được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Nhưng khi cung đã vượt cầu (vào 2010) thì thị trường xi măng sẽ từng bước được điều chỉnh theo quy luật kinh tế thị trường, cạnh tranh sẽ gay gắt để giành thị phần.
Bảng 2-12: Tình hình tiêu thụ xi măng toàn VN tám tháng đầu năm 2009
Nội dung VT (tấn) TH 08 tháng 2008 TH 08 tháng 2009 So sánh (%) Thị phần (%)
1. Vicem 1.000 9.879 10.817 109,5 37,31