VICEM (2009), «Báo cáo thực hiện Ngân sách 6 tháng đầu năm 2009 của VICEM», Bản tin nội bộ

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh xi măng công nghiệp Nghi Sơn đến năm 2015 (Trang 57 - 64)

2. Liên doanh 1.000 7.973 8.808 110,5 30,38

3. Thành phần khác 1.000 8.600 9.367 108,9 32,31

Toàn XH 1.000 26.452 28.992 109,6 100

Nguồn: VICEM, báo cáo tháng 8 năm 2009.

Ở thị trường miền Nam, các công ty xi măng luôn phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt. Các hãng mới hoạt động cạnh tranh bằng giá rẻ nhằm giành thị phần như xi măng Cẩm Phả, Tafico, Hạ Long...khiến các loại xi măng truyền thống như Hà Tiên 1, Holcim mặc dù đã rất thành công cũng bị giành giật thị phần một số khu vực. Sự cạnh tranh trong thời gian tới là rất quyết liệt.

Giá bán xi măng: Trong những năm qua, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo VICEM kiên trì giữ giá bán xi măng trên thị trường cả nước ổn định.

Năm 2008, giá nguyên liệu đầu vào, clinker nhập khẩu tăng cao, nguồn khan hiếm, chi phí vận tải tăng, clinker về đến nơi có khi đã bằng xấp xỉ giá bán xi măng thành phẩm. Một số trạm nghiền như Hà Tiên, Cotec, Chinfon, Cẩm Phả phải ngừng hoặc nhập khẩu clinker cầm chừng do bị lỗ vì không được phép tăng giá bán, tạo nên sự thiếu hụt trầm trọng, dẫn đến «sốt giá» xi măng vào giữa năm 2008. 61

Như vậy, nguy cơ cho ngành xi măng là Nhà nước can thiệp về giá bán.

Trước 2008, giá xi măng tăng đều qua các năm.Từ đầu năm 2009, cung bắt đầu đáp ứng được cầu, giá xi măng ổn định. Các hãng bắt đầu cạnh tranh nhau bằng cách tăng chiết khấu bán hàng. Giá bán xi măng PCB 40 tại thị trường miền Bắc hiện khoảng 850.000 ~ 950.000 đồng/ tấn, tại miền nam khoảng 1.200.000~1.350.000 đồng/tấn. Theo chủ trương kích cầu của Chính phủ, thuế VAT cho xi măng giảm từ

61Vào tháng 6/2008 giá nhập clinker (FOB Thái Lan) tăng từ 42,5 USD lên 48,5 USD, giá vận chuyển tăng từ 13 USD lên16USD/tấn (giá về VN là 950,000 đồng/tấn), cộng với giá điện, than trong nước tăng cao gây khó khăn cho ngành xi 16USD/tấn (giá về VN là 950,000 đồng/tấn), cộng với giá điện, than trong nước tăng cao gây khó khăn cho ngành xi măng. Với giá bán 1,070 triệu đồng/tấn, nếu nhập clinker từ Thái Lan thì các công ty nhập clinker chịu lỗ khoảng 220.000 đồng/tấn, nếu nhập clinker phía bắc hay Trung Quốc thì chịu lỗ 100.000 -150.000 đồng/tấn.

10% còn 5% (đến 31/12/2009). Ngoài ra, giá xi măng còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ giá nguyên liệu đầu vào như than, điện và xăng dầu. Đầu năm 2010, giá than tăng 65%, giá điện tăng 6,3% đã đặt ra yêu cầu tăng giá bán xi măng.

Khả năng cạnh tranh của ngành xi măng VN khi hội nhập

Trước đây, ngành xi măng VN phần lớn bị chi phối bởi VNCC nơi gần như khống chế việc khai thác nguyên liệu trong nước và nhập khẩu thông qua giấy phép của VNCC. Khi đó thuế xuất nhập khẩu xi măng rất cao (30%). Năm 2006 khi VN gia nhập WTO, thuế xuất nhập khẩu giảm còn 21%. Theo tiến trình hội nhập mở cửa, clinker và xi măng không còn nằm trong danh mục cần có giấy phép nhập khẩu. Trước năm 2008, thuế nhập khẩu clinker trong khối ASEAN là 5%, ngoài khối là 10%. Do có sự khác biệt về thuế, lượng nhập khẩu clinker từ ngoài khối ASEAN bị hạn chế. Việc nhập khẩu trong khối ASEAN gặp khó khăn do bị ép giá, tăng giá.

Giữa năm 2008, thuế nhập khẩu clinker xuống 0% từ 26/5/2008 theo quyết định số 29/2008/QĐ-BTC của Bộ Tài chính. Do vậy, khả năng các nhà xuất khẩu clinker và xi măng trong khu vực Đông Nam Á thâm nhập thị trường VN có thể xảy ra.

Sau năm 2010, VN bắt đầu dư thừa xi măng, có thể tính đến xuất khẩu. Chất lượng xi măng VN ngày được nâng cao, nhất là sản phẩm các hãng liên doanh. Với lợi thế về địa lý, VN có thể xuất xi măng qua các nước láng giềng như Campuchia, Lào - những thị trường còn tiềm năng lớn. Tuy nhiên, khi giá xăng dầu thế giới có chiều hướng tăng, xi măng là mặt hàng nặng, cước vận chuyển cao thì khả năng cạnh tranh ngành xi măng VN so với các nước trong khu vực cũng còn hạn chế.

Như vậy, như các công ty xi măng khác, XMNS một mặt có cơ hội vì kinh tế VN còn đang trên đường phát triển, cần nhiều xi măng xây dựng cơ sở hạ tầng, thị trường vẫn còn tiềm năng. Mặt khác phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt về chất

lượng, giá cả của nhiều dự án xi măng mới tham gia thị trường và sẽ không còn chính sách bảo hộ đáng kể nào của Nhà nước trước xi măng ngoại.

c. Đặc điểm thị trường xi măng công nghiệp phía nam

Hiện nay xi măng công nghiệp được tiêu thụ chủ yếu tập trung ở Tp. HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Cần Thơ và có thể phân chia thành bốn khu vực chính như sau:

· Khu vực I: phía nam Tp HCM (Nhà Bè, Quận 7), tây Tp HCM(Bình Tân, Bình Chánh, Củ Chi), Long An, Tiền Giang (khoảng 41% dung lượng thị trường)

· Khu vực II: phía đông Tp HCM (quận 2, quận 9, Thủ Đức), Đồng Nai, Bình Dương (chiếm khoảng 43% dung lượng thị trường)

· Khu vực III: Nhơn Trạch (Đồng Nai), Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu (khoảng 10%).

· Khu vực IV: khu vực Mêkông (Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang), khoảng 6% Khách hàng xi măng công nghiệp là các công trình dự án, các nhà máy bê tông tươi, bê tông đúc sẵn. Trên thế giới (như ở Nhật) tỉ lệ xi măng xá và xi măng bao lần lượt là 95% và 5%. Ở VN thì ngược lại khi chỉ có 20% lượng tiêu thụ là công nghiệp, còn lại 80% là xi măng bao. Tuy nhiên, cơ cấu này nhanh chóng thay đổi theo xu hướng các nước trên thế giới. Do đó, thị trường xi măng công nghiệp sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Sản lượng Khu vực 1 41% Khu vực 2 43% Khu vực 3 10% Khu vực 4 6% Hình 2-8: Thị phần mỗi khu vực

Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty XMNS

2.5.2.2.Phân tích đối thủ tiềm năng

Các đối thủ tiềm năng của công ty XMNS có khả năng cung cấp sản phẩm xi măng công nghiệp ở thị trường phía nam, gồm:

· Các dự án xi măng trong nước: gồm hai nhóm

ü Các dự án mới và mở rộng công suất khu vực phía nam từ nay đến năm 2020, đặc biệt những dự án của các tập đoàn xi măng lớn trên thế giới có sự cạnh tranh gay gắt về chất lượng sản phẩm, chính sách bán hàng và dịch vụ hậu mãi.

ü Nhóm những hãng xi măng phía bắc đang có kế hoạch đưa sản phẩm xi măng công nghiệp vào thị trường miền nam.

· Nhóm xi măng nhập khẩu từ các nước trên thế giới: nhất là trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc.

Các dự án xi măng trong nước

Theo quy hoạch phát triển ngành xi măng VN đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhóm đối thủ tiềm năng thứ nhất của công ty XMNS là các dự án xây mới phía nam như Hà Tiên Bình Phước, Hà Tiên Phú Hữu, Fico Tây Ninh, Hà Tiên 2 Long An, Tây Đô và dự án mở rộng công suất của các hãng Holcim, Chinfon, Hà Kiên Kiên Giang. Các hãng này sẽ hoàn thành xây dựng, đưa sản phẩm ra thị trường vào cuối 2009. Nhóm đối thủ tiềm năng thứ hai là Thăng Long, Phúc Sơn, Vinakansai, Hạ Long. Đây là những dự án có công suất lớn, chất lượng sản phẩm tốt hoặc chấp nhận được nên sẽ là đối thủ đáng quan tâm của công ty XMNS.

Có hai sự lo ngại sau khi VN thực hiện đầy đủ các điều khoản cam kết của AFTA và WTO: mức thuế suất giảm xuống dưới 5% (đối với các nước ASEAN), không còn là rào cản nên xi măng ngoại nhập tràn vào; xi măng nhập có lợi thế chất lượng cao, nhãn hiệu uy tín, lợi thế về quy mô sản xuất lớn nên giá cạnh tranh.

Tuy vậy, xi măng là mặt hàng nặng, chi phí vận chuyển chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu giá thành nên hầu hết các nước chủ yếu vẫn là tiêu thụ nội địa. Khi VN dư thừa xi măng thì áp lực xi măng ngoại từ các thị trường xa không quá lớn. Hơn nữa, nguồn cung xi măng nhập khẩu thường không ổn định, chính sách bán hàng không được thực hiện tốt. Đây là lợi thế của xi măng nội địa.

Chỉ đáng lo ngại hiện nay Trung Quốc sản xuất 1,7 tỷ tấn/ năm, dư thừa khoảng 300 triệu tấn. Giá xi măng Trung Quốc tháng 5/2009 giảm từ 500 xuống 400 Nhân dân tệ/tấn (khoảng 1 triệu đồng), giá xuất khẩu khoảng 44,4USD/tấn (còn cao hơn giá ở VN). Khi nguồn cung Trung Quốc dư thừa khả năng giảm giá thời gian tới là rất lớn. Gần đây Trung Quốc trúng thầu nhiều dự án xây dựng cơ sở hạng tầng của VN nên có quan ngại nhà thầu Trung Quốc sẽ mang vật liệu họ sang thi công.

Nghi Sơn có lợi thế kép khi có thể tận dụng những lợi thế là một công ty xi măng trong nước vừa có thể nhập khẩu xi măng từ tập đoàn công ty mẹ Taiheyo hiện đang có nhà máy ở Nhật, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc và Thái Lan.

2.5.2.3.Phân tích đối thủ cạnh tranh trong ngành

Khu vực phía nam hiện có nhiều hãng xi măng tham gia thị trường. Nhưng đối thủ xi măng công nghiệp hiện nay của XMNS có Holcim, Chinfon, XM Hà Tiên1 và các hãng mới tham gia thị trường như Cẩm Phả, Hạ Long, Fico, Vinakansai.

Thi phần xi măng xá khu vực phía nam năm 2008

48%

33%12% 12%

5% 2%

Nghi Sơn Holcim Hà Tiên Chinfon Cẩm Phả

Hình 2-9: Thị phần xi măng công nghiệp tại thị trường phía nam năm 2008.

Nguồn: Phòng Kinh doanh công ty xi măng Nghi Sơn

Hiện xi XMNS chiếm đến 48% thị trường công nghiệp phía nam và dẫn đầu về thị phần xi măng công nghiệp. Qua phân tích đặc điểm các công ty xi măng, tác giả đánh giá các đối thủ cạnh tranh tại thị trường xi măng công nghiệp phía nam có tầm ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh công ty XMNS là các hãng xi măng Holcim, Chinfon, Cẩm Phả, Hà Tiên và xi măng Hạ Long.

Bảng 2-13: Ma trận hình ảnh cạnh tranh thị trường phía Nam. Các yếu tố thành công Mức độ quan trọng

Nghi Sơn Holcim Cẩm Phả Chinfon Hạ Long Ha Tien 1

Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng A. Sản xuất & Phân

phối (0.15)

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh xi măng công nghiệp Nghi Sơn đến năm 2015 (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)