CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 Kết luận

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC NHÂN GIỐNG LAN HỒ ĐIỆP PHALAENOPSIS SP BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY NGẬP CHÌM TẠM THỜI (Trang 109 - 110)

4.1. Kết luận

4.1.1. Thiết lập môi trường vi nhân giống

Môi trường MS bổ sung BA 10 mg/l, Adenin 10 mg/l và NAA 1 mg/l thích hợp nhất cho sự biệt hóa PLB từ mẫu lá.

Môi trường MS bổ sung BA 3 mg/l, NAA 1mg/l, Sucrose 15 g/l, Glucose 15g/l thích hợp nhất cho việc nhân nhanh PLBs của giống Dtps. Taida salu.

Môi trường MS 1/2 bổ sung pepton 2 g/l, khoai tây 30g/l, nước dừa (15%) tốt cho sự tái sinh chồi và phát triển cây con.

4.1.2. Ứng dụng hệ thống nuôi cấy ngập chìm tạm thời trong nhângiống cây lan Hồ Điệp lai Dtps. Taida Salu cho phép đưa ra các giống cây lan Hồ Điệp lai Dtps. Taida Salu cho phép đưa ra các kết luận sau

Nhân nhanh PLBs trong bình Plantima tối ưu ở mật độ 6g PLBs, thể tích 200 ml, tần suất ngập 5 phút trong chu kỳ 2 giờ. Hệ số nhân PLBs trên thống nuôi cấy ngập chìm tạm thời gấp 2,77 lần so với nhân trên môi trường thạch và gấp 1,2 lần so với nuôi cấy lỏng lắc.

Trong giai đoạn tái sinh chồi và nhân nhanh chồi, ở mật độ 50 PLBs, thể tích 200 ml, tần suất ngập 3 phút trong chu kỳ 6 giờ hệ thống này cho tỉ lệ nhân chồi gấp 3,7 lần so với nuôi cấy trên môi trường thạch.

Trong giai đoạn phát triển cây con, sử dụng 30 chồi nuôi trong bình Plantima có thể tích môi trường 250 ml và tần suất ngập là 3 phút trong chu kỳ 6 giờ cho thấy thời gian tạo cây con để có thể đưa ra vườn ươm trên hệ thống này là 8 tuần so với 10 tuần trên môi trường thạch. Ngoài ra tỉ lệ sống

của cây con từ hệ thống TIS sau 1 tháng ở giai đoạn vườn ươm là 95%, trong khi tỉ lệ sống của các cây trên môi trường thạch là 79%).

Kết luận chung: Tính tất cả các giai đoạn từ nhân PLB đến ra cây con trên hệ thống ngập chìm tạm thời cho hệ số nhân giống gấp 10.3 lần so với nuôi cấy trên môi trường thạch, tạo cây con sớm hơn 2 tuần và tỉ lệ sống cao hơn.

4.2. Đề nghị

Tiếp tục nghiên cứu khả năng nhân PLB, nhân chồi của một số giống lan khác: Mokara, Renanthera, Ngọc Điểm…và một số giống cây kiểng khác trên hệ thống ngập chìm tạm thời.

Ứng dụng hệ thống ngập chìm tạm thời (cụ thể trên hệ thống Plantima có cải tiến) để nhân nhanh số lượng lớn cây con Hồ Điệp cung cấp cho sản xuất.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC NHÂN GIỐNG LAN HỒ ĐIỆP PHALAENOPSIS SP BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY NGẬP CHÌM TẠM THỜI (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w