Thị trường trái phiếu

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 48 - 50)

Thị trường trái phiếu ở Việt Nam bao gồm tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp (bao gồm cả trái phiếu ngân hàng thương mại), chứng chỉ tiền gửi và các chứng khốn nợ cĩ giá trị khác. Cho đến nay, thị trường trái phiếu Việt Nam được đánh giá là vẫn cịn trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Trong các loại trái phiếu đã được phát hành và giao dịch tại Việt Nam thì trái phiếu chính phủ chiếm ưu thế trên thị trường với 84,54% thị phần, nhưng hoạt động vẫn cịn manh mún, kém hiệu quả và chịu ảnh hưởng lớn bởi chính sách áp chế tài chính của chính phủ. So với các nước trong khu vực, thị trường trái phiếu Việt Nam cĩ cấu trúc và được tổ chức khá đơn giản, nhỏ về quy mơ, nghèo nàn về sản phẩm, kém về thanh khoản, thiếu tổ chức định mức tín nhiệm và hoạt động thiếu chuyên nghiệp cả về cơ chế xác định lãi suất thị trường lẫn cơ chế xác định giá trái phiếu cạnh tranh. Năm 2005, thị trường trái phiếu Việt Nam chiếm tỷ trọng chỉ cĩ 0,18% tổng trái phiếu phát hành trên thị trường các nước mới nổi ở Đơng Á. Năm 2007, giao dịch trên thị trường trái phiếu Việt Nam tăng 98,11%, mức tăng cao nhất so với mức trung bình 21,1% của các nước mới nổi ở Đơng Á. Tuy nhiên, tỷ trọng thị trường trái phiếu Việt Nam so với các nước mới nổi khác cũng chỉ được nâng lên và đạt 0,27%. Trong hai năm 2006 và 2007, thị trường trái phiếu DN Việt Nam cĩ sự tăng trưởng vuợt bậc với tốc độ tăng tương ứng là 306,16% và 251,33% đã đưa tỷ trọng thị trường TPDN của Việt Nam từ 2,48% lên mức 15,46% tồn thị trường trái phiếu, vượt cả Trung Quốc và Philippine. Khối lượng giao dịch trong năm 2008 đạt 1992,4 triệu trái phiếu (cả TPCP và TPDN) với tổng giá trị 189.108,4 tỷ đồng, gấp 2,427 lần so với tổng giá trị giao dịch trái phiếu của cả năm 2007; giao dịch bình quân phiên đạt 762,5 tỷ đồng. Về quy mơ, Việt Nam hiện cĩ thị trường trái phiếu khiêm tốn nhất khu vực, tỷ trọng thị trường trái phiếu trong GDP vẫn ở mức thấp, chỉ chiếm 13,72% so với tỷ lệ trung bình 63,13% của các nước mới nổi ở Đơng Á. Giá trị trái phiếu đang lưu hành cũng ở mức thấp; tổng giá trị trái phiếu đang lưu hành năm 2007 chỉ là 9,79 tỷ USD (tương đương 160.000 tỷ VND), trong đĩ TPCP đạt khoảng 8,28 tỷ USD, chỉ bằng 6% so với Thái Lan và 11% so với Indonesia; TPDN đạt giá trị 1,51 tỷ USD, chiếm khoảng 15,46% dung lượng tồn thị trường, thấp hơn so với bình quân các nước mới nổi tại Đơng Á (27,51%) (Phụ lục 1 & 2).

13,72% 50% 165,35% 136,46% 54,06% 69,94% 0% 50% 100% 150% 200%

Việt Nam T rung Quốc Nhật Bản Hàn Quốc T hái Lan Singapore

Hình 2.2: Tỷ trọng thị trường trái phiếu trên GDP của Việt Nam so với các nước khu vực Đơng Á (Nguồn: Asia Bond Monitor 2008)

Hiện nay, về cơ bản hệ thống cơ chế chính sách đối với hoạt động thị trường trái phiếu đã được ban hành tương đối đầy đủ, bao quát hầu hết các hoạt động phát hành và giao dịch trái phiếu, tạo nền tảng cần thiết để khuyến khích, thúc đẩy, đa dạng hĩa các hình thức huy động vốn trung dài hạn thơng qua phát hành trái phiếu phục vụ cho các nhu cầu đầu tư. Về mặt tổ chức thị trường, các hoạt động phát hành và giao dịch của thị trường trái phiếu đã được quy tụ về một đầu mối nhằm hình thành một thị trường cĩ tính tập trung và chuyên mơn hĩa cao, tạo thuận lợi nhất cho việc phát triển thị trường. Đến thời điểm trước ngày 02/6/2008, trái phiếu chính phủđược giao dịch chủ yếu tại HASTC (148 loại) và tại HOSE (409 loại). Theo quyết định 352/QĐ-UBCK, kể từ ngày 02/6/2008 trái phiếu chính phủ niêm yết tại Sở giao dịch chứng khốn TP. HCM được chuyển ra niêm yết và giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khốn (TTGDCK) Hà Nội, các giao dịch phát hành và niêm yết trái phiếu mới được tập trung thực hiện trên TTGDCK Hà Nội, từng bước hình thành sàn giao dịch thống nhất cho việc phát hành (thị trường sơ cấp) cũng như giao dịch (thị trường thứ cấp) đối với trái phiếu. Kể từ khi chính thức đi vào hoạt động từ ngày 02/6/2008, thị trường trái phiếu chuyên biệt đã thể hiện rõ tầm quan trọng của mình với khối lượng và giá trị giao dịch luơn chiếm từ 50% tổng giao dịch của HASTC trở lên. Tính đến ngày 31/12/2008, trên thị trường trái phiếu niêm yết, khối lượng đã gia tăng đáng kể với 275 mã trái phiếu chuyển niêm yết từ Sở giao dịch chứng khốn TP. HCM (HOSE), nâng tổng số mã trái phiếu giao dịch trên HASTC lên 527 mã trái phiếu với tổng giá trị niêm yết gần 162.539,3 tỷđồng, đạt trên 11% GDP.

Về mặt điều hành thị trường, năm 2008 thị trường trái phiếu cĩ nhiều biến động. Lãi suất TPCP tiếp tục được điều hành linh hoạt, theo sát diễn biến thực tế của thị trường, đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường vốn, từng bước phối hợp nhịp nhàng với điều hành chính sách tiền tệ của NHNN và làm cơ sở cho các hoạt động huy động vốn trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)