Tổng quan về nợ nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 1986 – 2010

Một phần của tài liệu Nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (Trang 27 - 30)

1 3 Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế

2.1- Tổng quan về nợ nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 1986 – 2010

Để khái quát tình hình nợ nước ngoài của Việt Nam (gồm Nợ Chính phủ và nợ do Chính phủ bảo lãnh) trong giai đoạn 1986-2010, chúng ta nên xem xét trên các phương diện: Quy mô nợ, dịch vụ nợ so với GDP, cơ cấu nợ, các chỉ số về an toàn nợ và khả năng trả nợ của Việt Nam.

Qua số liệu thống kê cho thấy, tình hình vay nợ nước ngoài của Việt Nam hiện đang có xu hướng tăng rất nhanh và luôn ở mức cao so với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Do đó, nguy cơ khủng hoảng nợ công như các nước Châu Âu (Hy lạp. Ireland,..) là điều có thể, nếu không có những chính sách quản lý và sử dụng vốn vay một cách có hiệu quả thì sẽ đi vào vết xe đỗ của các nước Nam Âu hiện nay.

Hình 2.1: Nợ nước ngoài, dịch vụ nợ, GDP và tăng trưởng GDP Giai đoạn 1986 – 2010. 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Triệ u USD Năm GDP và nợ 0 2 4 6 8 10 12 Tăng trưởng GDP (%)

GDP Nợ nước ngoài Dịch vụ nơ Tăng trưởng GDP

Trong những năm đầu thập niên 90, Việt Nam là một nước nợ lớn, nợ nước ngoài cao rất nhiều lần so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP), cụ thể : năm 1990 là 23,27 tỷ USD trong khi GDP chỉ là 6,4 tỷ USD, điều này cho thấy sự khủng hoảng về khả năng thanh toán nợ của Việt Nam. Trong giai đoạn này, do được hưởng những ưu đãi của Hội đồng tương trợ kinh tế (CMEA/SEV), Việt Nam đã vay nợ rất lớn từ tổ chức này, chủ yếu là vay từ các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là vay nợ của Liên Xô cũ và các nước Đông Âu với lãi suất ưu đãi rất thấp hoặc miễn lãi suất và kỳ hạn trả nợ 20-30 năm. Ngoài ra, viện trợ không hoàn lại chiếm phần lớn trong số vay đó. Việc vay và trả nợ do Nhà nước quản lý và được tiến hành ở dạng trao đổi hàng hóa với giá cố định theo giá thỏa thuận của các thành viên CMEA năm 1957, trên cơ sở các hiệp định và hiệp ước hữu nghị.

Sau khi hệ thống Xã Hội Chủ Nghĩa tan rã ở Đông Âu (Năm 1991), Hội đồng tương trợ kinh tế không còn nữa, mức nợ tồn đọng trước đó tiếp tục sinh lãi, nên nợ của Việt Nam vẫn ở mức cao, từ 23, 27 tỷ USD năm 1990 tăng lên 26,25 tỷ USD năm 1996.

Đến năm 1997, tổng nợ cũng như dịch vụ nợ của Việt Nam bắt đầu được cải thiện, từ 27% trên giá trị xuất khẩu năm 1989 giảm xuống còn chưa tới 12% năm 1997, điều này có được nhờ Việt Nam được giảm nợ và bố trí lại lịch trả nợ theo điều khoản của câu lạc bộ Paris và các điều khoản của câu lạc bộ London chứ không phải nỗ lực trả nợ của Việt Nam.

Trong thời gian từ năm 1993 - 1997, Việt Nam đã đàm phán song biên với các chủ nợ thành viên câu lạc bộ Paris, tổng nợ được giảm là 745 triệu USD. Đến tháng 5- 1996, Việt Nam đã thỏa thuận với câu lạc bộ London, kết quả giảm 53% nghĩa vụ nợ theo phương án Brady qua các hình thức như: mua lại nợ, chuyển đổi nợ thành các trái phiếu chiết khấu, chuyển đổi nợ trái phiếu ngang giá, chuyển đổi nợ thành trái phiếu có lãi. Tháng 12/1997, Việt Nam đã hoàn tất được thỏa thuận giảm nợ là 572 triệu USD, trong đó nợ lãi là 304 triệu USD của các NHTM. Như vậy, tổng nợ

của Việt Nam năm 1997 đã giảm xuống còn 21,78 tỷ USD, tức là giảm 17% so với năm 1996, gánh nặng nợ nần đã giảm đáng kể.

Trong đó, khoản nợ cũ lớn nhất của Việt Nam là khoản nợ với Liên bang Nga. Sau tám vòng đàm phán kể từ 1994 - 2000, hai bên đã thỏa thuận và ký kết hiệp định xử lý nợ tổng thể của Việt Nam với Liên Xô (cũ), giảm nợ ngay 85% tổng nợ cũ, tương đương 9,3 tỷ USD. Hiệp định này đã đưa mức nợ tồn đọng của năm 1999 là 23, 260 tỷ USD, giảm xuống còn 12,787 tỷ USD vào năm 2000. Cộng thêm vào đó, nền kinh tế Việt Nam luôn tăng trưởng ở mức cao và ổn định trong thập niên 1990, nên đến năm 2000 tổng nợ chỉ bằng khoảng 1/3 so với tổng sản phẩm quốc nội.

Đến hết năm 2006, tổng dư nợ nước ngoài của Việt Nam bằng 32,5% GDP giảm so với các năm trước đó và chiếm 52 % tổng kim ngạch xuất khẩu và khoảng gần 2 lần dự trữ ngoại hối. Năm 2007 tổng nợ ước tính là 32,6% GDP, chiếm 51% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Với ưu thế ổn định về chính trị và sự điều hành hợp lý của Chính phủ nền kinh tế đã tăng trưởng khả quan, từ đó nước ta nhận được sự tín nhiệm rất cao của cộng đồng quốc tế. Việt Nam liên tục nhận được những khoản vay ưu đãi hỗ trợ phát triển mà nổi bật là những khoản ODA đến từ Nhật Bản, WB và ADB. Do đó, tổng nợ nước ngoài của Việt Nam có xu hướng liên tục tăng trong những năm gần đây. Đến năm 2010, theo Bộ tài chính thì nợ nước ngoài của Việt Nam (Nợ của Chính Phủ và Chính phủ bảo lãnh) vào khoảng 32,5 tỷ USD bằng khoảng 42,2 % GDP.

Nhìn chung, Việt Nam đã thành công trong xử lý nợ đến hạn, khống chế được luồng nợ vay ngắn hạn, nhưng còn một số vấn đề trong sử dụng và quản lý nợ ở nước ta còn nhiều vướng mắc cần được giải quyết. Đó là trong vay nợ và viện trợ, chúng ta chưa xác định rõ mục tiêu, hiệu quả kinh tế theo quan điểm thúc đẩy hàng hóa xuất khẩu tạo ra lợi nhuận và có ngoại tệ để trả nợ. Nhiều cán bộ lãnh đạo của chúng ta khi nhận được các khoản ODA vẫn còn nghĩ là “của cho không”, họ không có ý thức vay là phải trả vì thế đã để buông lỏng trong quá trình thực hiện các dự án.

Ngay cả khi viện trợ không hoàn lại cũng có cái giá của nó, nhà tài trợ đòi hỏi người sử dụng phải dùng vốn vào đúng mục đích, đúng nơi, đúng chỗ.

Việt Nam hiện chưa xây dựng một chiến lược vay và trả nợ cụ thể rõ ràng cho từng khoản vay, do đó việc ban hành các chính sách và cơ chế quản lý không khỏi lúng túng. Nhiều cấp cùng quản lý một dự án và có khi một nguồn viện trợ được phân tán ở nhiều ngành, nhiều địa phương gây ra những chi phí giao dịch không đáng kể. Hiện nay, nợ nước ngoài đã gia tăng rất nhanh, tương ứng nghĩa vụ nợ cũng gia tăng đáng kể, năm 2009 chúng ta phải trả cả gốc và lãi là 1.290,93 triệu USD và tăng lên 1.672,32 triệu USD vào năm 2010, trong khi đó khả năng thanh toán nợ của nền kinh tế nói chung và của ngân sách Nhà nước nói riêng là còn rất khó khăn. Để tìm hiểu sâu hơn thực trạng nợ nước ngoài của Việt Nam, về cơ cấu nợ, các chỉ số về an toàn nợ và khả năng trả nợ của Việt Nam xem thêm phụ lục số 2.

Một phần của tài liệu Nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)