Đánh giá tính ổn định của nợ theo các tiêu chí giám sát an toàn nợ nước

Một phần của tài liệu Nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (Trang 45 - 47)

1 3 Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế

2.3.2-Đánh giá tính ổn định của nợ theo các tiêu chí giám sát an toàn nợ nước

nghiệp không được chính phủ bảo lãnh. Hơn nữa, vấn đề hiện nay không chỉ là tỷ lệ nợ so với GDP mà cả quy mô, tốc độ , điều kiện và lãi suất nợ nước ngoài của Việt Nam đang có xu hướng tăng rất mạnh.

2.3.2- Đánh giá tính ổn định của nợ theo các tiêu chí giám sát an toàn nợ nước ngoài của Việt Nam. ngoài của Việt Nam.

Để đánh giá tính bền vững của nợ công, tiêu chí tỷ lệ nợ công/GDP được coi là chỉ số đánh giá phổ biến nhất cho cái nhìn tổng quát về tình hình nợ công của một quốc gia, đánh giá mức an toàn của nợ công. Mức độ an toàn được thể hiện qua việc nợ công có vượt ngưỡng an toàn tại một thời điểm hay giai đoạn nào đó hay không. Để bảo đảm an toàn của nợ công, các nước thường sử dụng các tiêu chí sau làm giới hạn vay và trả nợ: Thứ nhất, giới hạn nợ công không vượt quá 50% - 60% GDP hoặc không vượt quá 150% kim ngạch xuất khẩu. Thứ hai, dịch vụ trả nợ công không vượt quá 15% kim ngạch xuất khẩu và dịch vụ trả nợ của chính phủ không vượt quá 10% chi ngân sách. Ngân hàng Thế giới cũng đưa ra mức quy định ngưỡng an toàn nợ công là 50% GDP. Theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế, tỷ

5

- Trích dẫn từ nghiên cứu :”Tình hình nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam năm 2010” của TS. Mai Thu Hiền- GV. Đại học Ngoại thương Tp.HCM

lệ hợp lý với trường hợp các nước đang phát triển nên ở mức dưới 50% GDP. Tuy nhiên, trên thực tế không có hạn mức an toàn chung cho các nền kinh tế; việc xác định “ngưỡng an toàn” chỉ là khái niệm tương đối, không phải tỷ lệ nợ công trên GDP thấp là trong ngưỡng an toàn và ngược lại. Mức độ an toàn của nợ công phụ thuộc vào tình trạng mạnh hay yếu của nền kinh tế thông qua hệ thống chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng, tính bền vững trong phát triển, khả năng chống đỡ rủi ro.

Bảng 2.10 : Các chỉ tiêu giám sát nợ nước ngoài của Việt Nam.

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng số dư nợ nước ngoài so với

GDP (%) 32.2 31.4 32.5 29.8 39 42.2 Nợ nước ngoài khu vực công so

GDP (%) 27.8 26.7 28.2 25.1 29.3 31.1 Nghĩa vụ trả nợ trung và dài hạn so

với xuất khẩu hàng hóa dịch vụ (%) 4.8 4 3.8 3.3 4.2 3.4 Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của

Chính phủ so với thu NSNN (%) 4.1 3.7 3.6 3.5 5.1 3.7 Dự trữ ngoại hối so tổng dự nợ ngắn hạn (%) 4.075 6.380 10.177 2.808 290 187 Nghĩa vụ nợ dự phòng của chính phủ so với thu NSNN (%) 5.2 4.5 4.6 4.7 4.3 5.8 Nguồn : Bộ tài chính.

Như vậy, trong thời điểm hiện tại, tỷ lệ nợ Chính phủ so với GDP, các chỉ tiêu nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia đều trong giới hạn an toàn. Phần lớn các khoản vay nước ngoài của Chính phủ có kỳ hạn dài, lãi suất ưu đãi. Mức lãi vay trung bình nợ nước ngoài của Chính phủ năm 2009 là 1,9%/năm, năm 2010 là 2,1%/năm

Theo Bộ Tài chính, các chỉ số nợ của Việt Nam ở mức an toàn, nợ công được quản lý chặt chẽ theo quy định. Các khoản nợ trong nước và nước ngoài được thanh toán

đầy đủ, không có nợ xấu. Cụ thể, chỉ số nợ nước ngoài của Chính phủ trên GDP là 42,2%, vẫn dưới ngưỡng an toàn (50% GDP). Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ khoảng 16% tổng thu ngân sách nhà nước (giới hạn an toàn 35%). Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài trung và dài hạn trong nhiều năm qua khoảng 3,3 - 4,8% kim ngạch xuất khẩu (giới hạn an toàn là 25%). Cơ cấu nợ nước ngoài đang giảm dần so với tổng dư nợ của Chính phủ nhằm giảm sự phụ thuộc vào vốn vay nước ngoài… So với các nước đang phát triển có cùng hệ số tín nhiệm, chỉ số nợ công và nợ nước ngoài của Việt Nam ở mức trung bình.

Vì vậy, để xác định, đánh giá đúng đắn mức độ an toàn của nợ công, không thể chỉ quan tâm đến tỷ lệ nợ trên GDP, mà cần phải xem xét nợ công một cách toàn diện trong mối liên hệ với hệ thống các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của nền kinh tế quốc dân, nhất là tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động tổng hợp, hiệu quả sử dụng vốn (qua tiêu chí ICOR), tỷ lệ thâm hụt ngân sách, mức tiết kiệm nội địa và mức đầu tư toàn xã hội... Bên cạnh đó, những tiêu chí, như cơ cấu nợ công, tỷ trọng các loại nợ, cơ cấu lãi suất, thời gian trả nợ.... cũng cần được phân tích kỹ lưỡng khi đánh giá tính bền vững nợ công.

Đánh giá kết quả họat động vay, trả nợ và quản lý nợ công, nợ nước ngoài năm 2010, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại cho rằng, Việt Nam đã huy động được khối lượng vốn lớn bổ sung cho đầu tư phát triển, cân đối ngân sách nhà nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các chỉ tiêu về nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia nằm trong giới hạn an toàn, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Các hình thức huy động vốn ngày càng đa dạng, linh họat, tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển đồng bộ thị trường tài chính...

Một phần của tài liệu Nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (Trang 45 - 47)