Đánh giá tính ổn định của nợ theo sức mạnh thể chế và chất lượng chính

Một phần của tài liệu Nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (Trang 47 - 48)

1 3 Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế

2.3.3-Đánh giá tính ổn định của nợ theo sức mạnh thể chế và chất lượng chính

sách quản lý nợ nước ngoài.

Trong vài năm gần đây, một cách tiếp cận mới mà Ngân hàng Thế giới đưa vào để đánh giá chất lượng quản lý nợ công đó là dựa vào chất lượng chính sách và thể chế. Các quốc gia có chính sách và thể chế tốt thì có thể chống đỡ được mức nợ cao

hơn so với mức ổn định nợ cơ bản. Cách tiếp cận này đưa ra giá trị mức ngưỡng dựa vào tỷ lệ nợ truyền thống để làm cơ sở đánh giá thể chế và chính sách của quốc gia. Dựa vào giá trị ngưỡng, Ngân hàng Thế giới phân loại 3 mức thực hiện chính sách: kém, vừa và mạnh (Bảng 2.11).

Bảng 2.11: Mức ngưỡng phụ thuộc vào chính sách và thể chế theo tiêu chuẩn của HIPCs.

Mức ngưỡng % Đánh giá sức mạnh thể chế và chất lượng chính sách Kém CPIA ≤ 3 Vừa 3 < CPIA < 3,9 Mạnh CPIA ≥ 3.9 NPV/GDP 30% 45% 60% NPV/X 100% 200% 300% NPV/DBR 200% 275% 350%

Nguồn: Ngân hàng thế giới. (chú thích: NPV/GDP: Nợ nước ngoài/GDP)

Qua số liệu từ bảng số 2.9 cho thấy, từ năm 2004 đến năm 2010, ba chỉ số hiện giá thuần nợ nước ngoài của Việt Nam : NPV/GDP ≤ 30% , NPV/X < 60% và NPV/DBR < 150%. Điều này cho thấy thể chế và chính sách quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam xếp vào chỉ số CPIA 3, tức là ở mức kém.

Tóm lại, qua phân tích các chỉ tiêu đánh giá nợ nước ngoài, nghiên cứu nhận thấy mặc dù nợ nước ngoài của Việt Nam có gia tăng nhanh trong những năm gần đây nhưng vẫn nằm trong khả năng thanh toán, chưa rơi vào tình trạng nguy kịch như một số quốc gia Châu Âu.

Một phần của tài liệu Nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (Trang 47 - 48)