Thâm hụt thương mại do mức tiết kiệm thấp

Một phần của tài liệu Nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (Trang 38 - 40)

1 3 Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế

2.2.1.4Thâm hụt thương mại do mức tiết kiệm thấp

Cán cân thương mại là chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư : TB = Sp+ Sg– I

Trong đó Splà tiết kiệm của khu vực tư nhân (thu nhập trừ đi tiêu dùng và nộp thuế cho chính phủ); Sglà tiết kiệm của khu vực chính phủ. Theo đẳng thức này, nếu như các yếu tố khác như SgI mà không thay đổi thì cán cân thương mại sẽ thâm hụt, nếu như mức tiết kiệm trong nước của khu vực tư nhân giảm đi.

Ở giai đoạn mới bắt đầu phát triển, các nước đang phát triển thường có mức tiết kiệm khá thấp so với nhu cầu đầu tư trong nước (do thu nhập thấp nên mức tiết kiệm cũng thấp). Việt Nam là quốc gia có thu nhập trung bình, mức tiết kiệm vốn dĩ đã không cao, trong thời gian vừa qua mức độ tiết kiệm của Việt Nam so với GDP còn tăng trưởng rất chậm nguyên nhân có thể do mức tiêu dùng tăng cao đột biến.

Hình 2.5: Tỷ lệ tiết kiệm/GDP, giai đoạn 1996- 2009

0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Năm Tiết kiệm /GDP Nguồn : WB.

Việt Nam đã duy trì được tỷ lệ tiết kiệm gia tăng liên tục từ năm 1996 là 20,4% cho đến năm 2006 là 35,8%. Tuy nhiên, 03 năm gần đây (2007-2009), do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tòan cầu năm 2008, làm cho tỷ lệ tiết kiệm có xu hướng giảm rất nhiều năm 2009 giảm 7% so với năm 2006, tác động mạnh đến cán cân

thương mai và phải bù đấp bằng nguồn vay nợ trong và nước để đáp ứng nhu cầu đầu tư đang tăng cao. Tỷ lệ tiết kiệm so với GDP của Việt Nam thấp hơn so với các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc trong những thời kỳ tương tự, do đó Việt Nam vẫn phải dựa nhiều vào nguồn vốn bên ngoài. Mặt khác, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian qua vẫn dựa quá nhiều vào yếu tố vốn, điều này đã đẩy tỷ lệ đầu tư của Việt Nam bình quân 40%/ GDP, cao bằng tỷ lệ đầu tư của Trung Quốc, nước đang tăng trưởng quá nóng. Do vậy, vấn đề quan trọng của Việt Nam hiện nay là nâng cao chất lượng đầu tư chứ không phải gia tăng tỷ lệ này và tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu.

Hơn nữa, Việt Nam cũng cần tạo ra thể chế tốt hơn để nâng cao tỷ lệ tiết kiệm, đặc biệt là tiết kiệm của khu vực doanh nghiệp và hộ gia đình. Yêu cầu vốn cho quá trình công nghiệp hóa sẽ làm cho nhu cầu vốn tăng lên, khả năng nguồn cung vốn phụ thuộc vào tỷ lệ tiết kiệm trong nước và nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài. Vấn đề quan trọng đối với Việt Nam là tạo ra khung pháp lý đầy đủ và đồng bộ để đảm bảo thị trường vốn và tiền tệ phát triển lành mạnh, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và phòng ngừa khủng hoảng 4.

2.2.1.5 Thâm hụt thương mại do mất cân bằng giữa xuất khẩu và nhập khẩu.

Thâm hụt thương mại xảy ra do tình trạng nhập khẩu vượt quá mức xuất khẩu của quốc gia. Số liệu cho thấy hơn 10 năm qua thương mại hàng hoá quốc tế của Việt Nam đã tăng nhanh chóng. Cả nhập khẩu và xuất khẩu đều tăng nhanh, đó có thể là do kết quả những cải cách kinh tế mà Việt Nam đã thực hiện trong những năm 90, thể hiện qua việc ký kết các hiệp định thương mại song phương và gần nhất là việc Việt Nam gia nhập tổ chức WTO (01/11/2007) sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu tăng lên, nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ đầu tư sản xuất và tiêu dùng cũng gia tăng. Những mất cân đối trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu hay năng lực cạnh tranh yếu kém của doanh nghiệp trong nước hoặc các bất ổn các yếu tố kinh tế vĩ mô đều có thể xem là những nguyên nhân chính tạo nên thâm hụt thương mại.

4

Bảng 2.6: Thâm hụt thương mại Việt Nam, giai đoạn 1995-2010

ĐVT: Triệu USD

Năm Giá trị xuất khẩu Giá trị nhập khẩu Cán cân thương mại

1995 5.448,90 8.155,40 -2.706,50 1996 7.255,90 11.143,60 -3.887,70 1997 9.185,00 11.592,30 -2.407,30 1998 9.360,30 11.499,60 -2.139,30 1999 11.541,40 11.742,10 -200,70 2000 14.482,70 15.636,50 -1.153,80 2001 15.029,20 16.218,00 -1.188,80 2002 16.706,10 19.745,60 -3.039,50 2003 20.149,30 25.255,80 -5.106,50 2004 26.485,00 31.968,80 -5.483,80 2005 32.447,10 36.761,30 -4.314,20 2006 39.826,20 44.891,10 -5.064,90 2007 48.561,40 62.764,40 -14.203,00 2008 62.685,10 80.713,80 -18.028,70 2009 57.096,30 69.948,80 -12.852,50 2010 72.191,90 84.801,20 -12.609,30

Nguồn : Bộ Công thương (MOIT).

Một phần của tài liệu Nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (Trang 38 - 40)