Nhóm Ngân hàng thương mại Quốc doanh

Một phần của tài liệu Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 52 - 55)

Ngân hàng Agribank, Vietinbank, BIDV và Vietcombank là 4 NHTMQD lớn nhất trong 5 NHTMQD được chọn để khảo sát trong đề tài. Tuy rằng Vietcombank

đã cổ phần hóa vào tháng 12/2007, nhưng với số vốn nhà nước áp đảo, nên tác giả

vẫn giữ Vietcombank trong nhóm các NHTMQD.

Vì số liệu dựa vào các báo cáo thường niên của NHNN nên riêng số liệu thị

phần của nhóm NHTMQD có bao gồm cả ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB), như vậy số liệu thị phần của nhóm NHTMQD gồm tất cả là năm ngân hàng thương mại.

Qua bảng thị phần của các NHTM trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, chúng ta nhận thấy thị phần của các nhóm ngân hàng đã có những thay đổi đáng kể

từ năm 2002 đến nay. Tính vào năm 2002, nhóm các NHTMQD chiếm tỷ lệ cao nhất về thị phần cho vay và huy động vốn lần lượt là 80% và 79%. Nhưng đến năm 2008 các con số này lần lượt là 52% và 60%. Mặc dù, qua các năm, nhóm NHTMQD vẫn chiếm tỷ lệ về thị phần cao nhất, nhưng chúng ta đều nhận thấy rằng thị phần của nhóm NHTMQD bị giảm sút đáng kể.

Nhóm NHTMQD hoạt động với gần 3.000 chi nhánh và các văn phòng giao dịch, luôn chiếm vị trí thống lĩnh trong ngành ngân hàng về thị phần tiền gửi và thị

phần tín dụng, với giá trị tài sản chiếm 63% giá trị tổng tài sản toàn ngành có các

điểm mạnh và điểm yếu như sau:

• Điểm mạnh

Mạng lưới chi nhánh rộng khắp và kinh nghiệm lâu năm là một lợi thế tuyệt

đối. Được thành lập từ những lúc khởi đầu thị trường tài chính ở Việt Nam năm 1986, nhóm NHTMQD đã phát triển mạng lưới rộng khắp toàn lãnh thổ Việt Nam với số lượng khách hàng đông đảo. Chẳng hạn, VCB đã thu hút khoảng 30.000 tài khoản công ty và 70.000 tài khoản cá nhân. Agribank với hơn 2.200 chi nhánh và văn phòng giao dịch hoạt động khắp 64 tỉnh thành, với hơn 10 triệu hộ gia đình, không chỉở nông thôn mà còn hoạt động ở các vùng xa hơn nữa.

Với nguồn vốn tự có lớn, các NHTMQD là nhà cung ứng vốn chính cho các công ty lớn.

Với kinh nghiệm cung ứng tín dụng lâu năm, nhóm NHTMQD am hiểu nhiều về các doanh nghiệp, về hoạt động và các rủi ro tiềm tàng của các doanh nghiệp hơn các nhóm ngân hàng khác.

Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và dày dạn kinh nghiệm.

Các NHTMQD có thể huy động nguồn vốn được dễ dàng hơn bởi tâm lý khách hàng tin tưởng hơn vào độ an toàn của nhóm ngân hàng này với sự bảo trợ

của chính phủđằng sau và có nguồn vốn tự có lớn.

• Điểm yếu

Tài trợ vốn chính cho các doanh nghiệp quốc doanh làm xấu đi báo cáo tài chính của các NHTMQD, vì các doanh nghiệp quốc doanh vốn được xem là hoạt

động ít hiệu quả và có tính cạnh tranh kém hơn các doanh nghiệp tư nhân khác. Bất chấp nỗ lực cố gắng cải thiện tình hình báo cáo tài chính, các NHTMQD vẫn tiếp tục tài trợ và cung ứng nhằm vực dậy các doanh nghiệp quốc doanh. Trong những năm gần đây, hơn 45% dư nợ của các NHTMQD đã được cung ứng cho các doanh nghiệp quốc doanh.

Các NHTMQD có mức độ an toàn vốn thấp do gia tăng nợ xấu cần phải

được trích lập dự phòng và xóa nợ. Hệ số an toàn về vốn CAR tại các NHTMQD là từ 7% đến 11%, tính toán theo tiêu chuẩn kế toán Việt Nam (VAS). Hệ số này thấp hơn so với hệ số trung bình của các nước trong khu vực (13,1% đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương gồm 52 ngân hàng thuộc 10 nước và 12,3% đối với

Đông Nam Á gồm 14 ngân hàng của Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Phillipines). Tỷ lệ nợ xấu cao: Vào thời điểm cuối năm 2008, tính toán theo tiêu chuẩn kế

toán Việt Nam (VAS), nợ xấu của các NHTMQD chiếm khoảng 1 - 4% tổng dư nợ

trong khi tỷ lệ này của 10 NHTMCP hàng đầu là dưới 2%. Theo một số nguồn tư

liệu của nước ngoài như Morgan Stanley, IMF, Fitch, tỷ lệ nợ xấu sẽ cao hơn 3-5 lần nếu tính theo tiêu chuẩn kế toán quốc tế.

Cơ chế thù lao cho hội đồng quản trị của các NHTMQD căn cứ vào sự tăng trưởng của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính. Giống như các doanh nghiệp quốc doanh, lương của ban giám đốc gắn liền với quy mô của doanh nghiệp và tỷ số lợi

nhuận liên quan, chứ không được điều chỉnh theo rủi ro. Năng lực quản lý không

được dựa trên lợi nhuận sau khi đã trích lập dự phòng cho rủi ro và nợ quá hạn. Vì thế, việc đầu tư vào đào tạo để quản trị rủi ro cần được chú trọng.

Tóm lại, việc thực hiện cung cấp tín dụng và cung ứng vốn chính cho các doanh nghiệp quốc doanh là vấn đề then chốt của hệ thống tài chính. Do đó, các NHTMQD cần thiết phải tập trung phát triển các năng lực tài chính, đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng theo quy định của quốc tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 52 - 55)