Định hướng phát triển nền kinh tế Việt Nam đến năm 2020

Một phần của tài liệu Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 74 - 76)

Những thành tựu to lớn đạt được trong hơn 20 năm đổi mới và cục diện quốc tế mới - đặc biệt từ khi nước ta gia nhập WTO - đã đặt ra yêu cầu cấp bách phải đưa nước ta bước vào một giai đoạn phát triển mới.

Trước thực tiễn cho thấy: Bản thân những thành tựu xây dựng đất nước mọi mặt trong hòa bình, tự nó đã đặt ra những yêu cầu cao hơn về phát triển; đồng thời phương thức phát triển đã thực hiện trong những thập kỷ này chủ yếu dựa trên lợi thế so sánh về lao động rẻ và khai thác tài nguyên - tạm gọi là phát triển theo chiều rộng, phương thức này đã đi tới cái ngưỡng không thể vượt qua. Sự nghiệp xây dựng đất nước đòi hỏi phải chuyển hướng sang phương thức phát triển theo chiều sâu - chủ yếu dựa trên lợi thế phát huy nguồn lực con người và hội nhập.

Các số liệu thống kê cho thấy rằng: trong khoảng 10 năm nay, chí ít là 5 năm nay, kinh tế nước ta có tăng trưởng mạnh - trước hết là nhờ tăng đầu tư, nhưng phát triển rất chậm - vì hiệu quả kinh tế thấp: không có chuyển biến đáng kể nào về năng suất lao động và năng lực cạnh tranh. Tình hình cho thấy: kết cấu hạ tầng các mặt tiếp tục bất cập, hiệu quả đầu tư từ nhiều năm nay thuộc loại thấp nhất trong khu vực (chỉ số ICOR là khoảng 4,5 đến 5); tài nguyên quý nhất là nguồn nhân lực không phát huy được, tiếp đến là tài nguyên đất đai bị sử dụng manh mún và hủy hoại trầm trọng. Nhìn chung, cơ cấu kinh tế nước ta còn lạc hậu, lãng phí lớn và chất lượng thấp. Xung kích của nền kinh tế là khu vực tư nhân còn đang bị nhiều lực cản, trong khi đó hầu như chưa tạo ra được những điều kiện thỏa đáng cho phép thu hút FDI có hàm lượng công nghệ cao để đổi mới cơ cấu kinh tế.

Nhìn chung nước ta chưa hình thành được một nền kinh tế mạnh, cái đích hoàn thành CNH theo hướng hiện đại vào năm 2020 còn khá xa mà thời gian không còn nhiều. Nét nổi bật trong bức tranh chung lúc này của nền kinh tế nước ta là sự

tăng trưởng và phát triển của các nền kinh tế GDP tỉnh nhân với tư tưởng nhiệm kỳ. Sau 32 năm xây dựng, GDP theo đầu người của nước ta hiện nay (tính theo sức mua -PPP) mới chỉ bằng 2/3 của Indonesia, 1/3 Thái Lan,... nghĩa là chậm và còn khoảng cách khá xa. Đứng trước thách thức của hội nhập “cả thế giới thách thức một người, một người có thể coi cả thế giới là đối tác của mình, tuổi thọ của sản phẩm ngày một ngắn”, việc chuyển sang phương thức phát triển theo chiều sâu càng trở nên bức xúc.

Với đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, lộ trình phát triển kinh tếđất nước đến năm 2020 như sau:

+ 2009 - 2010: khắc phục xong khủng hoảng hiện nay, khôi phục sự phát triển ổn định (cũng phải đề phòng kịch bản xấu từ hoàn cảnh kinh tế nước ta hay từ

ngoại cảnh khu vực và quốc tế), tổng kết 32 năm và làm xong việc hoạch định chiến lược 2011 - 2020.

+ 2011 - 2015: hoàn thành việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đẩy mạnh cải cách khu vực kinh tế quốc doanh; tạo ra sự phát triển đột phá của khu vực tư nhân; tranh thủ FDI có chọn lọc theo yêu cầu cơ cấu lại nền kinh tế. Nếu cần thiết, phải tạm thời giảm bớt tăng trưởng hay thậm chí có lúc phải hy sinh tăng trưởng để tạo

điều kiện thúc đẩy đổi mới cơ cấu kinh tế. Đây cũng là những năm chuẩn bị cho một hướng phát triển mới. Cải cách chính trị phải tiến lên đi trước và trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế.

+ 2016 - 2020: bắt đầu thời kỳ phát triển năng động mới của giai đoạn phát triển mới, nhằm vào mục tiêu phát triển và thích nghi để trở thành nền kinh tế cầu nối trong khu vực. Vấn đề phát huy dân chủ để thực hiện đoàn kết dân tộc, xây dựng đồng thuận xã hội và tranh thủđược hậu thuẫn quốc tế trở thành đòi hỏi sống còn nhằm đưa nước ta đến năm 2020 về cơ bản trở thành một nước công nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 74 - 76)