5. Bố cục của luận văn
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động NSXXK
1.2.2.1. Khái niệm
Quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động NSXXK là việc cơ quan hải quan tổ chức quản lý đối với nguyên vật liệu từ khi nhập khẩu cho đến khi sản phẩm sản xuất thực xuất khẩu nhằm giám sát việc thực hiện chính sách ưu đãi thuế đối với nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.
Là đối tượng chịu thuế theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nên khi nhập khẩu nguyên vật liệu phải được tính thuế. Số thuế này sẽ được giải quyết không thu thuế khi nguyên vật liệu được đưa vào sản xuất sản phẩm và sản phẩm đã thực xuất khẩu trong thời gian ân hạn thuế hoặc được hoàn thuế khi sản phẩm thực xuất khẩu ngoài thời gian ân hạn thuế và doanh nghiệp đã nộp thuế nhập khẩu.
1.2.2.2. Khuôn khổ pháp lý điều chỉnh quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động NSXXK
Loại hình nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu là một dạng của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, vì vậy hiện nay việc quản lý nhà nước về hải quan đối với loại hình này chịu sự chi phối của nhiều văn bản luật, trong đó các văn bản quan trọng được đề cập đến là:
Luật Hải quan số 29/2001/QH10 đã được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 6
năm 2001. Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Hải quan số42/2005/QH11 đã
được Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005. Nghịđịnh số 154/2005/NĐ-CP
ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan;
- Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 đã được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005. Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010
của Chính phủquy định chi tiết thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Nghị định số106/2010/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Nghịđịnh 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007;
- Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 đã được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006. Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 05 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật Quản lý thuế;
Trên cơ sở Luật và Nghị định, BộTài chính đã ban hành văn bản hướng dẫn cụ
thể về hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu: Thông tư
số 194/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2010 về việc hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuếđối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu .
Và tại Điều 5 Luật Hải quan sửa đổi bổ sung và Điều 6 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 có nêu rõ là trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của các Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế. Do vậy các điều ước quốc tế
mà Việt Nam là thành viên có quy định về thủ tục quản lý nhà nước về hải quan và hoàn thuế loại hình nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu cũng là một cơ sở pháp lý quan trọng.
Trước khi Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 có hiệu lực, nguyên vật liệu được xét theo loại hình SXXK còn rất hạn chế, danh mục hàng hóa là nguyên vật liệu được hoàn thuế chỉ bao gồm 02 loại là: nguyên liệu, vật tư trực tiếp cấu thành sản phẩm xuất khẩu và nguyên liệu, vật tư tham gia vào sản xuất nhưng không trực tiếp cấu thành sản phẩm như: giấy, phấn, bút vẽ,... và vì vậy giai đoạn trước năm 2005
có thể đã có nhiều loại nguyên vật liệu mặc dù có tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm xuất khẩu nhưng không được hưởng chính sách ân hạn thuế, chính sách hoàn thuế. Theo ý kiến của tác giả Adrien Goorman viết trong cuốn Sổ tay hiện đại hóa hải quan thì việc có ít số lượng nguyên vật liệu nhập khẩu được xét hoàn thuế là nhằm khuyến khích sử dụng các nguyên vật liệu sản xuất trong nước, và điều này có thểđã gây bất lợi cho tính cạnh tranh của nhà xuất khẩu. [16]
Theo khuyến nghị được nêu trong Báo cáo về Luật Hải quan và các văn bản pháp lý liên quan thì Luật Hải quan cần có các quy định áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu theo các chế độ đặc biệt, trong đó có hàng hóa theo các loại hình tạm nhập, và
các quy định theo chếđộ đặc biệt này cũng cần phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn của
Công ước Kyoto sửa đổi. [2]
Một số nước trong khu vực cũng đã đưa nội dung quản lý loại hình nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu quy định trong Luật Hải quan như Bộ
luật Hải quan Philippine, Tiết 106 có quy định chếđộ hoàn thuếđối với hàng hóa sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu [12]. Luật Hải quan Cộng hòa Inđônêxia, Điều 25 quy
định các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu để sản xuất, chế biến, lắp ráp hàng hóa xuất khẩu được miễn nộp thuế nhập khẩu và Điều 44 cho phép hàng hóa nhập khẩu được đưa vào kho ngoại quan để sản xuất, chế biến hàng hóa xuất khẩu [12]. Luật Hải quan Cộng đồng Châu âu cũng đưa các quy định về hàng tạm nhập khẩu