Dự báo nhu cầu tín dụng của thị trường bất động sả n

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hiệu quả thị trường tín dụng bất động sản Việt Nam đến năm 2015 (Trang 87 - 91)

Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường có sựđiều tiết của Nhà nước. Việt Nam đang trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển đất nước, cho nên, nhu cầu vốn trong tương lai là rất lớn. Hiện nay nhu cầu vốn của các đối tượng như các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, khu vực tư nhân ... được đáp ứng chủ

yếu thông qua hệ thống ngân hàng. Vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế, pháp luật nói chung và hệ thống ngân hàng, thị trường chứng khoán nói riêng nhằm đáp ứng đủ nguồn vốn là điều rất quan trọng.

Trong thời gian qua, Ngành ngân hàng đã có sự tăng trưởng nhanh chóng cả về số lượng và quy mô. Số lượng ngân hàng tăng từ 9 ngân hàng trong năm 1991 lên 80 ngân hàng vào năm 2007.

Hình 3.4: S lượng ngân hàng hình thành qua các năm

0 10 20 30 40 50 60 Ngân hàng TMQD 4 4 4 5 5 5 5 5 5 4 3 Ngân hàng TMCP 4 41 48 51 48 39 37 34 35 39 40 Chi nhánh NHNN 0 8 18 24 26 26 29 31 41 41 41

Ngân hàng Liên Doanh 1 3 4 4 4 4 4 5 5 5 5

1991 1993 1995 1997 1999 2001 2005 2006 2007 2008 2009

Ngun: Deutsche Bank, BVSC

Bên cạnh sự tăng trưởng về số lượng, quy mô hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2007, tổng tài sản toàn hệ thống đã tăng lên hơn 1.500 ngàn tỷđồng bằng hơn 130% GDP 2007.

Tình hình huy động và cho vay vốn của toàn Ngân hàng liên lục tăng trong thời gian qua, mức huy động và cho vay năm sau luôn cao hơn năm trước. Theo báo cáo của Ngân hàng nhà nước, Tổng huy động vốn toàn Ngân hàng tại thời điểm 31/12/2008 ước đạt khoảng 1,364 ngàn tỷ, tăng 18.2% so với thời điểm 31/12/2007.

Hình 3.5: Tc độ tăng trưởng huy động ca toàn ngân hàng (2000 -2008)

Ngun: Ngân hàng Nhà nước Vit nam

Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng cho vay tăng cao so với tốc độ tăng trưởng huy động vốn.

Hình 3.6: Tc độ tăng trưởng cho vay ca toàn h thng ngân hàng (2000 -2008)

Hình 3.7: Tình hình huy động và cho vay ca toàn h thng ngân hàng

Ngun: Ngân hàng Nhà nước Vit nam

Trong năm 2009, mức tăng trưởng tín dụng được điều chỉnh liên tục, từ 21-22% lên 25%, lên 30% rồi lại xuống 25-27% cho thấy Ngân hàng Nhà nước bắt đầu chuyển ưu tiên của chính sách tiền tệ sang mục tiêu ngăn chặn sự trở lại của lạm phát. Trong sáu tháng đầu năm 2009, hầu hết các ngân hàng cổ phần đều đạt mức tăng trưởng tín dụng 30-50% so với cuối năm ngoái, một số ngân hàng thậm chí tăng 70-100%. Theo chỉ đạo mới nhất của Chính phủ, tăng trưởng tín dụng của toàn ngành ngân hàng cao nhất sẽ chỉ dừng ở mức 27%. Nếu các ngân hàng quốc doanh dừng ở mức 25%, thì các ngân hàng cổ phần cũng chỉ có thể tăng trưởng tín dụng 30%. Như vậy, đa số các ngân hàng cổ phần không thể tăng trưởng thêm tín dụng, ngược lại phải điều chỉnh mức tăng nóng thời gian qua, đưa về mức 30%. Do đó, nhiều ngân hàng cổ phần đã giảm bớt cho vay tiêu dùng cho sáu tháng còn lại của năm 2009.

Việc thị trường tín dụng bất động sản Việt Nam quá phụ thuộc vào nguồn vốn của ngân hàng, làm cho thị trường bất động sản thiếu đi tính năng động. Khi Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát, các ngân hàng liền thắt chặt cho vay hay hạn chế cho vay làm cho thị trường bất động sản bị thiếu vốn, dẫn đến tình trạng bị “đóng băng” và ngược lại. Việc rút ra các bài học kinh nghiệm từ các nước phát triển trên thế giới và từ tình hình thực tiễn của Việt Nam, nhằm phát triển thị

trường tín dụng bất động sản một cách ổn định, bền vững là một bài toán khó, không nên lúc nào cũng dựa vào chính sách tiền tệ.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hiệu quả thị trường tín dụng bất động sản Việt Nam đến năm 2015 (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)