Về cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sang EU (Trang 29 - 32)

2005 2006 2007 2008Thị trường

2.1.3.Về cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam

Nếu xem xét theo tỷ lệ các mặt hàng thì đã có sự biến đổi lớn, trước kia tôm đông lạnh chiếm đa số, nay các mặt hàng tươi sống và giá trị gia tăng đã tăng lên. Hiện nay tôm vẫn là nhóm hàng xuất khẩu chính, chiếm tới 36.05 % tổm kim ngạch xuất khẩu, tiếp theo là cá đông lạnh (chủ yếu là cá tra) 32.22 %, và các mặt hàng khác như nhuyễn thể, mực, bạch tuộc, v.v …

Bảng 2.3 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam

Đơn vị: KL (tấn) GT (triệu USD)

2005 2006 2007 2008 Mặt hàng Mặt hàng KL GT KL GT KL GT KL GT Tôm đông lạnh 159.191 1371,556 158.447 1.460,586 161.267 1508,969 191.553 1625,707 Cá tra cá basa 140.707 328,153 286.600 736,872 386.870 979,036 640.829 1453,098 Cá ngừ 29.756 8,199 44.822 117,133 52.842 150,939 52.818 188,694 Cá tươi / đông lạnh 104.270 351,300 113.287 852,860 117.555 336,784 131.656 414,087 Mực/ bạch tuộc 61.944 182,253 69.763 222,190 82.199 282,358 86.704 318,235 Hàng khô 35.910 130,354 35.479 142,195 35.366 146,947 32.676 145,762 Hải sản khác 95.214 367,178 103.112 378,234 88.848 351,402 100.107 363,835 Tổng cộng 626.991 2.739,000 811.510 3.348,291 924.947 3.762,665 1.236,344 4.509,418

Nguồn: Trung tâm Tin học - Bộ Thủy sản

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam năm 2008 Cơ cu mt hàng xut khu chính ca Vit Nam năm 2008 Cá t ra cá basa 32% Cá ngừ 4% Tôm đông lạnh 37% Cá tươi / đông lạnh 9% Mực/ bạch t uộc 7% Hải sản khác 8% Hàng khô 3%

Giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 4.509 triệu USD trong năm 2008 là sự đóng góp chủ yếu của các mặt hàng chính như tôm, cá tra, cá biển, cá ngừ, mực và hàng khô.

Cũng như các năm trước, nhu cầu của thị trường thế giới ngày càng tăng tạo điều kiện khá thuận lợi vềđầu ra cho các mặt hàng này. Tình hình xuất khẩu cụ thể của các sản phẩm chính như sau:

- Tôm: là mặt hàng xuất khẩu số một của thủy sản Việt Nam, đạt trên 191 nghìn tấn, trị giá trên 1.625 triệu USD, tăng nhẹ 7.7 % về giá trị và chiếm trên 36 %

tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước năm 2008. Các thị trường tiêu thụ chính gồm Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và Canada.

Giá xuất khẩu trung bình của tôm Việt Nam sang Mỹ đạt mức cao nhất (khoảng 11 USD/kg), tiếp đến là Nhật (8.7 USD/kg), thị trường EU đạt mức thấp (7.6USD/kg). Năm 2008, giá tôm xuất khẩu sang Mỹ tăng khá hơn so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi Nhật và EU không mấy được cải thiện.

Xu hướng hiện nay là các nước sản xuất đẩy mạnh tỷ trọng sản phẩm tôm chế biến giá trị gia tăng, phù hợp với nhu cầu của các thị trường lớn như Nhật và Mỹ.

- Cá tra: Liên tục nhiều năm, con cá tra thể hiện rõ tiềm năng to lớn trên vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long, tạo nên sức tăng trường nhảy vọt của xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Đây là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai của ngành thủy sản Việt Nam, với trên 640 nghìn tấn, đạt trên 1453 triệu USD, tăng trưởng 48.4% so với năm 2007, chiếm 32.22 % tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Hàng tháng xuất khẩu cá tra fillet đông lạnh đều có tốc độ tăng trưởng trung bình từ trên 30%-40%. Fillet cá tra đông lạnh là mặt hàng tiềm năng duy trì mức tăng trưởng cao do nguồn nguyên liệu dồi dào.

Các thị trường nhập khẩu chính gồm : EU, Nga, Asean, Mỹ… trong đó, EU đạt mức tăng trưởng cao nhất với 36.7%. Một số thị trường khác cũng đạt mức tăng rất cao là Ucraina, Mêhico, Australia.

Giá xuất khẩu trung bình sang thị trường lớn như Mỹ (2.9 USD/kg), EU (2.8USD/kg) và Nga (1.9USD/kg). Giá trên thị trường Mỹ giảm nhẹ, tại EU, giá tương đối ổn định, còn thị trường Nga thường hay biến động do chất lượng sản phẩm thấp. Hiện nay EU, Đông Âu và một số nước Bắc Mỹ vẫn có nhu cầu cao đối với cá tra fillet đông lạnh, đây là sự thay thế thích hợp cho fillet cá trắng đang sụt giảm dần sản lượng trên phạm vi toàn thế giới.

Vì vậy kết hợp với tiềm năng công suất nuôi đang tăng mạnh trong nước, nguồn nguyên liệu dồi dào, xuất khẩu cá tra sẽ tiếp tục đạt nhiều thành tích trong năm 2009.

- Mực và bạch tuộc đông lạnh: Năm 2008 tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng tương đối cao và liên tục trong 3 năm qua của xuất khẩu mặt hàng này, mặc dù sang năm nay thị trường tiêu thụ lớn là Nhật Bản đã nảy sinh nhiều cản trở về kiểm hàng và nhiều lô bị từ chối.

Năm 2008, xuất khẩu mực bạch tuộc chiếm khoảng 7% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam với trên 318 triệu USD, tăng gần 27%, khối lượng đạt trên 82 nghìn tấn, tăng 12.7% so với năm 2007. Hầu hết các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Ban Nha và Italia đều tăng nhập khẩu các mặt hàng này. Mấy năm gần đây, xuất khẩu mực và bạch tuộc đông lạnh của Việt Nam luôn đạt mức tăng trưởng cao sau xuất khẩu cá tra. Đạt được kết quả khả quan một phần là nhờ sản lượng khai thác được cải thiện nhiều. Giá xuất khẩu trung bình của mực và bạch tuộc tương đối ổn định và xu hướng tăng nhẹ trên các thị trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sang EU (Trang 29 - 32)