- Phát triển cá tra theo hướng phát triển tiềm năng, thế mạnh của điều kiện khí hậu tự nhiên, tận dụng cơ hội và hạn chế những rủi ro trong quá trình hội nhập
1. Chiến lược đa dạng hoạt động
3.3.1.2 Nâng cao công tác khuyến ngư và nâng cao kỹ thuật nuôi trồng cá tra sạch
trồng cá tra sạch
• Nâng cao công tác khuyến ngư
Công tác này thuộc Sở nông nghiệp phát triển nông thôn, sở khoa học công nghệ, viện nghiên cứu thủy sản, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật của các trường đại học
Mục tiêu của giải pháp:
Nâng cao trình độ cho đội ngũ làm công tác khuyến ngưđể chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng tốt, hiệu quả cho bà con nông dân
Có kỹ thuật nuôi trồng mới này giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trồng nước từ chất thải trong nuôi cá tra gây ra, giảm tỉ lệ mắc bệnh ở cá tra từ đó tăng hiệu quả trong nuôi trồng cho nông dân.
Cách thực hiện:
Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư các tỉnh thường xuyên mở các lớp tập huấn nhằm giúp cán bộ khuyến ngưđược tiếp cận và bổ sung các kiến thức khoa học kỹ thuật mới trong lĩnh vực nuôi cá tra.
Trung tâm khuyến nông – khuyến ngư phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền Luật Thủy sản và Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Thông qua các văn bản pháp luật cũng như kết hợp tập huấn kỹ thuật để tuyên truyền cho người dân nâng cao nhận thức về việc bảo vệ, phát triển và khai thác nguồn lợi thủy sản hợp lý.
Nhà nước quan tâm hơn nữa hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm nghiên cứu những phương pháp nuôi cá tra mới mang lại hiệu quả cao mà vẫn đảm bảo không phá hủy môi trường nước. Hay nghiên cứu những cách chữa bệnh mới cho cá tra nhưng không làm cho cá tra bị nhiễm hóa chất cấm theo tiêu chuẩn của Eu.
• Nâng cao kỹ thuật nuôi trồng cá tra sạch nhằm hòan thiện khâu nuôi cá tra thương phẩm.
Đây là khâu rất quan trọng nhằm đảm bảo cung cấp nguồn nguyên liệu tốt cho sản xuất. Do đó đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữ hộ nuôi trồng cá tra, các doanh nghiệp, nhà nước và Nafi.
Mục tiêu của giải pháp
Nhằm đảm bảo chất lượng cá tra không bị nhiễm các chất kháng sinh bị cấm
Nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi Đảm bảo sạch môi trường nước
Cách thực hiện:
9 Áp dụng kỹ thuật nuôi tiên tiến và ATVSTP, trong đó ưu tiên áp dụng các giải pháp xử lý triệt để ô nhiễm môi trường nuôi giúp cá chóng lớn, kích cỡ đồng đều, thịt trắng. Hiện nay đã có chế phẩm sinh học để xử lý nước trong quá trình nuôi cá rất có hiệu quả, có thể vừa làm sạch môi trường nước vừa làm cho cá nuôi có thịt trắng. Chế phẩm này đã được viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I thử nghiệm thành công để sử dụng trong nuôi cá đạt kết quả rất tốt.
9 Trong giai đoạn nuôi, ngư dân phải nghiêm ngặt áp dụng các tiêu chuẩn SQF như
- Lựa chọn địa điểm nuôi và xử lý ao nuôi cẩn thận.
- Chọn lựa con giống khoẻ, có nguồn gốc rõ ràng, được chứng nhận sạch bệnh. Thả nuôi với mật độ vừa phải, nguồn nước phải hợp vệ sinh cho cá cũng như cho môi trường xung quanh.
- Định kỳ phân loại cá và không nên nuôi cá có nhiều kích cỡ khác nhau trong cùng một ao.
- Dùng thức ăn viên đã qua thử nghiệm, tránh tự chế biến thức ăn, giám sát việc cho ăn.
- Loại bỏ cá chết hoặc sắp chết hoặc cá bệnh mỗi ngày một lần, tránh việc ném cá chết ra dòng nước.
- Có trách nhiệm trong việc sử dụng hóa chất và thuốc thú y thủy sản, dùng thuốc đúng liều lượng để phòng trị bệnh cho cá sau khi đã được chẩn đoán kỹ lưỡng.
9 Ngoài ra giai đoạn nuôi vỗ cũng phải áp dụng danh mục kiểm tra nghiêm ngặt như ao nuôi, thức ăn, chất lượng nước, chất thải, sức khoẻ của cá.
Gợi ý về quản lí và xử lí nếu không thực hiện đúng khâu này như sau: theo trình bày ở trên, các hộ nuôi cá tra sẽ liên kết ngang thành các hợp tác xã nuôi cá tra sạch theo tiêu chuẩn SQF. Hợp tác xã nào làm đúng theo tiêu chuẩn này sẽ được cấp giấy chứng nhận nuôi sạch của cục quản lý nông lâm thủy sản (Nafiqad). Các doanh nghiệp có thể an tâm mua nguyên liệu của các hợp tác xã này. Định kỳ hàng quí, hàng năm. Nafi cử các bộ xuống kiểm tra hoạt động của các hợp tác xã này (như việc Nafi thường xuyên kiển code của các nhà máy chế biến). Nếu các hợp tác xã nào không thực hiện đúng sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc sẽ bị rút lại giấy chứng nhận