Thành tựu và hạn chế trong chế biến xuất khẩu cá tra

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sang EU (Trang 40 - 41)

2005 2006 2007 2008Thị trường

2.2.6 Thành tựu và hạn chế trong chế biến xuất khẩu cá tra

2.2.6.1: Thành tựu

Xuất khẩu cá tra thể hiện khả năng lớn góp phần tạo nên sức tăng trưởng mạnh cho ngành thủy sản xuất khẩu. Về lượng cá tra là mặt hàng có sản lượng xuất khẩu lớn nhất và về giá trị xuất khẩu chỉ sau tôm sú.

Năm 2003, khi bộ thương mại Mỹđánh thuế chống bán phá giá cá tra, các doanh nghiệp ĐBSCL tích cực tìm thị trường mới, chỉ sau năm năm cơ cấu thị trường đã thay đổi: Mỹ chỉ còn 5.4 %, EU cao nhất 40 %, Nga 13 %, Mehico 4.1%, Ucraina 9.4 %, trung Quốc + Hồng Kông 2.5%. Cá tra ĐBSCL đã có mặt 144 nước, sản lượng nuôi từ 22.500 tấn lên 1 triệu tấn. Theo nhận định của VASEP các thị trường xuất khẩu cá tra ĐBSCL nhất là EU, Nga, tiếp tục có mức tăng trưởng cao. Các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu đã nâng cấp, đầu tư các cơ sở sản xuất, đổi mới trang thiết bị nhằm nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, sản xuất mặt hàng mới, hàng giá trị gia tăng, các doanh nghiệp đã áp dụng HACCP đáp ứng yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm.

2.2.6.2: Hạn chế:

Tỉ lệ xuất khẩu cá tra dưới dạng thô như cá fillet đông block chiếm tỉ trọng rất lớn, hàng giá trị tăng như : cá tẩm bột; xuyên que; cá seasoning; tẩm gia vị chiếm tỉ trọng rất thấp.

Chất lượng sản phẩm cá tra chưa ổn định: tình trạng ngâm bơm tiêm phụ gia tăng trọng trong cá, mạ băng cao (40%-50%) gây hậu quả giảm lượng đạm trong cá.

Tính cạnh tranh của doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu ĐBSCL chưa cao mặc dù cá tra ĐBSCL đã được biết ở nhiều nước trên thế giới nhưng chủ yếu được phân phối qua các nhà xuất khẩu và phân phối dưới nhiều thương hiệu khác nhau của nhà xuất khẩu chứ không phải thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam.

Mức xuất khẩu cá tra hơn 1453 triệu USD (2008), đây là thành tích của ngành chế biến cá tra xuất khẩu, tuy nhiên mức này vẫn còn thấp so với tiềm năng phát triển nuôi trồng chế biến cá tra xuất khẩu.

Ở nhiều thị trường mạnh như: Nga, Mỹ, EU xuất hiện nguy cơ hạn chế tăng trưởng xuất khẩu như Nga vì doanh nghiệp có giấy phép nhập khẩu mới được phép xuất vào Nga, Mỹ áp đặt thuế chống bán phá giá. EU luôn yêu cầu về an toàn chất lượng: vi sinh, kháng sinh, hàm lượng P2O5 trong cá tra … Một số thị trường tiềm năng phát triển tốt nhưng chưa khai thác hiệu quả: Brazin; Mexico; Ai Cập; Tiểu vương quốc Ả Rập (UAE)…

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cá tra khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sang EU (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)