Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Tây Ninh (Trang 45 - 47)

Vị trí địa lý: Tỉnh Tây Ninh thuộc miền Đông Nam bộ nước Việt Nam.

Phía Tây và Tây Bắc giáp vương quốc Campuchia, có đường biên giới chung với Campuchia dài 240 km; phía Đông giáp tỉnh Bình Dương, Bình Phước dài 123km; phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh dài 23 km và tỉnh Long An dài 13,5 km; là tỉnh chuyển tiếp giữa vùng núi và cao nguyên Trung bộ xuống đồng bằng sông Cửu Long. Tây Ninh có diện tích tự nhiên 4.035,45 km2, dân số: 1.075.341 người (năm 2010), có một thị xã (Thị xã Tây Ninh) và 8 huyện, gồm: Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu, Châu Thành, Hoà Thành, Bến Cầu, Gò Dầu, Trảng Bàng; nằm ở cửa ngõ phía Tây của Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những khu tam giác công nghiệp lớn nhất cả nước, có đường Xuyên Á chạy qua và có 02 cửa khẩu quốc tế: Mộc Bài, Xa Mát nối Việt Nam với nước Campuchia.

- Khí hậu và thời tiết:

Tây Ninh thuộc vùng nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt, là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa bình quân năm từ 1.400 – 2.300mm, tập trung chủ yếu vào mùa mưa chiếm trên 90% lượng mưa năm và do mưa ở thượng nguồn nên gây cảnh ngập úng ở vùng thấp. Còn mùa khô lượng mưa chỉ chiếm 10% nên thường gây hạn hán ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống dân cư.

Nhiệt độ trung bình năm là 270C, sự chênh lệch giữa các tháng trong năm ít, chỉ chênh lệch từ 3 - 50C . Nhưng có sự chênh lệch khá lớn về nhiệt độ giữa ngày và đêm, nhất là vào mùa khô, sự chênh lệch nhiệt độ lên đến 8 - 100C. Tây Ninh cũng là tỉnh có số giờ nắng khá cao, bình quân có 6 giờ nắng/

ngày. Tổng nhiệt toàn năm từ 9.5000C – 10.0000C, rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng vật nuôi, nhất là các vùng cây nhiệt đới.

Độ ẩm không khí hàng năm từ 70 – 80%. Chế độ gió thổi khá điều hoà và theo mùa, mùa khô gió thổi theo hướng Đông Bắc và mùa khô theo hướng Tây và Tây Nam.

- Tài nguyên nước:

Nguồn nước mặt: Tây Ninh có 2 con sông chảy qua là sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn, đây là 2 nguồn nước mặt rất phong phú đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của dân cư. Đồng thời đây cũng là nguồn dinh dưỡng thiên nhiên thường xuyên bồi tụ đất đai hai lưu vực sông. Đặc biệt sông Sài Gòn ở phía thượng nguồn đã xây dựng hồ chứa nước Dầu Tiếng với dung tích 1.45 tỷ m3, diện tích mặt nước 27.000ha (trên địa bàn Tây Ninh 20.000 ha) có khả năng tưới cho 175.000 ha đất canh tác của Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh và Long An. Ngoài tác dụng để tưới, hồ Dầu Tiếng còn có tác dụng điều hoà nguồn nước mặt và nước ngầm, đồng thời góp phần cải tạo môi sinh, môi trường và là điều kiện rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn.

Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm ở Tây Ninh khá phong phú, phân

bố rộng, chất lượng tốt. Ở phía Nam nguồn nước ngầm gần mặt đất hơn so với vùng phía Bắc, độ sâu phổ biến từ 2 - 5m. Lưu lượng nước ngầm từ 50 – 100m3/h. Vào mùa khô, vẫn có thể khai thác nước ngầm, đảm bảo chất lượng cho sinh hoạt và sản xuất.

- Tài nguyên đất: Tây Ninh có 5 nhóm đất là: đất xám 344.928 ha (85,6% DTTN), đất phèn 25.359 ha (6,3% DTTN), đất đỏ vàng 6.850 ha (1,7% DTTN), đất phù sa 1.775 ha (0,4% DTTN), đất than bùn 1.072 ha (0,3% DTTN). Đất nông nghiệp chiếm 84%, đất phi nông nghiệp chiếm 16%. Phù hợp với các loại cây trồng như: cao su, điều, mì, mía, lúa, đậu phộng…

- Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản Tây Ninh không nhiều, chủ yếu thuộc nhóm nguyên liệu phi kim loại như: Sạn, sét làm gạch ngói, đá xây

dựng, than bùn và có mỏ đá vôi có trữ lượng khá lớn. Phần lớn các mỏ đều có quy mô nhỏ. Hiện nay, các mỏ đang được khai thác.

Một phần của tài liệu Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Tây Ninh (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)