Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu, nâng cao hiệu quả kinh tế nông

Một phần của tài liệu Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Tây Ninh (Trang 77 - 83)

nông nghiệp, nông thôn

Cơ cấu kinh tế vào năm 2020 (theo giá so sánh) dự kiến: nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 11 – 12%, công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 44,5 – 45%, khu vực dịch vụ chiếm khoảng 43 – 43,5%.

* Nông nghiệp

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tăng hiệu quả và tăng trình độ công nghệ thông qua ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, để nâng cao giá trị nông sản, nhất là nông sản xuất khẩu. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 9%/năm, nâng cao tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp trên 20%.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, bảo vệ thực vật, công tác thú y. Ứng dụng công nghệ mới vào lĩnh vực cải tạo giống, bảo quản và chế biến nông sản. Tăng nhanh các trang bị kỹ thuật trong nông nghiệp và nông thôn, tăng tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất, chăm sóc và thu hoạch. Tăng cao năng suất, sản lượng, chất lượng cây trồng, vật nuôi đáp ứng yêu cầu công nghiệp chế biến, tăng sức cạnh tranh

của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước, tăng thu nhập cải thiện đời sống người dân nông thôn.

Về trồng trọt, diện tích đến năm 2020 một số cây có thế mạnh như: Cây cao su 95.000 - 100.000 ha; Cây điều 8.000 - 10.000 ha; Cây lúa 100.000 ha; Cây mía 30.000 - 35.000 ha; Cây mì 25.000 ha; Đậu phộng 20.000 ha; Thuốc lá 8.000 - 10.000 ha; Bắp 10.000 ha; Cây ăn trái các loại: 15.000 – 20.000 ha, trong đó Mãng cầu chuyên canh: 5.000 - 6.000 ha.

Xây dựng dự án mô hình sản xuất rau an toàn (RAT) công nghệ cao; đến năm 2015, toàn tỉnh đạt diện tích gieo trồng RAT theo tiêu chẩn VietGAP là 5.000 ha, trong đó diện tích sản xuất chuyên canh là 500 ha, sản lượng đạt 90.000 tấn/ năm; đến năm 2020, đạt diện tích gieo trồng RAT theo tiêu chuẩn VietGAP là 15.000 – 16.000 ha, trong đó diện tích sản xuất chuyên canh là 4.000 ha, sản lượng đạt 290.000 tấn/năm.

Về chăn nuôi: Đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi phục vụ nhu cầu trong tỉnh, cho các khu vực trong vùng đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh tạo cơ sở nguyên liệu cho công nghiệp chế biến các sản phẩm chăn nuôi phát triển. Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển chăn nuôi trang trại quy mô lớn Đàn bò 132.000 con, quan tâm dự án phát triển đàn bò sữa; Đàn trâu 45.000 con; Đàn heo 320.000 con, trong đó heo sinh sản: 40.000 con; Đàn gia cầm 3,7 triệu con.

* Lâm nghiệp

Sử dụng hợp lý, hiệu quả quỹ đất dành cho lâm nghiệp trên 70.000 ha; trong đó: đất có rừng trên 57.000 ha, đảm bảo độ che phủ tự nhiên đạt trên 45%. Tập trung công tác bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng, đồng thời tăng vốn rừng bằng các loại cây đáp ứng nhu cầu sử dụng lâm sản cũng như nhu cầu phòng hộ. Bảo tồn và đa dạng hóa sinh học, ngăn chặn sự diệt vong của các loài, nhóm loài, quần thể thực động vật ở các vùng sinh thái. Bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái quý hiếm, tính đa dang sinh học tạo tiềm năng cho phát triển du lịch.

Phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản đa dạng, đúng quy hoạch, phát huy lợi thế sẵn có của hồ Dầu Tiếng, các hệ thống sông Vàm Cỏ Đông, sông Sài Gòn, đi đôi với đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản theo hướng thâm canh, bền vững và bảo đảm vệ sinh môi trường nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt; xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng vùng nuôi, trồng, trước hết là đầu tư thủy lợi, kiểm soát nguồn nước; mở rộng việc ứng dụng quy trình luân canh và sinh sản nhân tạo; tăng cường công tác thú y thủy sản, bảo đảm an toàn dịch bệnh, kiểm soát chặt chẽ chất lượng con giống, thức ăn. Đẩy mạnh công tác kêu gọi đầu tư nuôi trồng, xây dựng các cơ sở chế biến thủy sản, đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Sản lượng thủy sản: 13.000 tấn/năm, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 10.000 tấn. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 2.251 ha, chuyển đổi vùng trồng lúa 1 vụ kém hiệu quả, khu vực đất ngập nước ven sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông đưa vào mục đích nuôi trồng thủy sản.

* Nông thôn

- Xây dựng nông thôn mới: Quy hoạch phát triển nông thôn gắn với phát triển đô thị và bố trí các điểm dân cư. Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và làng nghề truyền thống, làng nghề mới gắn với bảo vệ môi trường. Triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể vững chắc trong từng giai đoạn; giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của nông thôn. Tạo môi trường thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút nhiều lao động. Tạo điều kiện giải quyết việc làm mỗi năm khoảng 19.000 – 20.000 lao động, phấn đấu đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo và dạy nghề đạt khoảng 70%.

- Tiếp tục thực hiện chủ trương Nhà nước và nhân dân xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn; Xây dựng hệ thống giao thông vùng nguyên liệu; hệ thống thủy lợi. Tiếp tục thực hiện chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, phấn đấu đạt 100% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh.

- Tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò tự chủ của kinh tế hộ, kể cả kinh tế tiểu chủ, đồng thời tạo điều kiện và khuyến khích phát triển các hình thức kinh tế hợp tác, trước hết ở các khâu dịch vụ cho sản xuất ở đầu vào như vốn - vật tư - thủy lợi, làm đất, giống, bảo vệ thực vật, thú y…. và ở đầu ra như chế biến tiêu thụ sản phẩm.

- Đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp và ngành nghề nông thôn. Phấn đấu đến năm 2020 cơ giới hóa 90% khâu làm đất, cơ giới hóa các khâu sản xuất đối với canh tác lúa, mía, mì và 50% sản xuất tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn. Hoàn thành và triển khai thực hiện quy hoạch ngành nghề nông thôn giai đoạn 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020, để phát triển các ngành nghề nông thôn theo hướng ngành nghề mới cùng với phục hồi, phát triển các làng nghề truyền thống và dịch vụ ở nông thôn, chú ý đầu tư phát triển vùng nguyên liệu phục vụ ngành nghề thủ công mỹ nghệ, đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu.

* Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông sản, các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống; …Đẩy mạnh việc thực hiện đề án khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống; phấn đấu hàng năm đổi mới 20-25% công nghệ và trang thiết bị để từng bước hiện đại hóa, đồng thời đẩy mạnh chương trình giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành để tăng năng lực cạnh tranh của sản xuất công nghiệp. Quan tâm quy hoạch, phát triển vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

+ Công nghiệp mía đường: Nâng tổng công suất chế biến mía đến năm 2020 là 25.000 tấn mía cây/ngày. Mở rộng hợp đồng đầu tư giữa nhà máy với nông dân, ứng dụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học - công nghệ để duy trì và phát triển các vùng mía nguyên liệu.

+ Chế biến củ mì: Giữ ổn định công suất chế biến hiện nay đến năm 2020 là 1.500 tấn bột ngày (trong đó chế biến công nghiệp 1.200 tấn bột/ngày), đáp ứng yêu cầu chế biến hết lượng mì củ trong tỉnh.

+ Chế biến cao su: Tiếp tục kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm cao su phù hợp với nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu; đến năm 2020 nâng công suất chế biến đạt 150.000 tấn sản phẩm/năm.

Tập trung đầu tư, phát triển nhanh các khu, cụm công nghiệp được duyệt, nhất là các khu công nghiệp đang triển khai (khu liên hợp công nghiệp – đô thị - dịch vụ Phước Đông – Bời Lời, khu công nghiệp – dịch vụ Bourbon – An Hòa, khu công nghiệp Chà La…), các cụm công nghiệp thuộc khu kinh tế của khẩu Mộc Bài, Xa Mát.

* Về dịch vụ - thương mại:

Phát huy lợi thế biên giới, cửa khẩu, đẩy mạnh phát triển kinh tế biên mậu. Phát triển thương mại theo hướng hình thành các trung tâm thương mại ở đô thị, các cụm thương mại ở nông thôn, hệ thống chợ, siêu thị. Tập trung phát triển khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, Xa Mát, trung tâm thương mại Thị xã, Hòa Thành, Gò Dầu. Hoàn thiện mạng lưới chợ, nhất là chợ đầu mối, chợ cửa khẩu, chợ biên giới, siêu thị tại đô thị.

Về xuất khẩu, tập trung khai thác, sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, tăng sản lượng chế biến trong sản phẩm, hạn chế xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô, ưu tiên nhập khẩu vật tư, thiết bị công nghệ tiên tiến phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh. Nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp khảo sát thị trường, tham gia hội chợ triển lãm. Phát triển mậu dịch biên giới giữa Tây Ninh và Campuchia. Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm đạt 23 – 25% (giai đoạn đến 2015 đạt khoảng 4.000 triệu USD; giai đoạn đến 2020 đạt khoảng 10.000 triệu USD .

Về du lịch, tập trung đầu tư phát triển du lịch với các loại hình du lịch sinh thái gắn du lịch văn hóa, các làng nghề truyền thống của tỉnh. Chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo mang phong cách riêng của Tây Ninh. Tập trung cải tạo, nâng cấp và khai thác các điểm du lịch như khu căn cứ Trung ương Cục, điểm núi Bà Đen, Tòa Thánh Tây Ninh, hồ nước Dầu Tiếng, khu sinh thái vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, khu công viên vui chơi giải trí,

khu trung tâm thương mại, thể thao, khách sạn, nhà hàng… để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và nâng cao chất lượng phục vụ nhu cầu du lịch của du khách đến Tây Ninh.

3.2.2. Đẩy nhanhđầu tư xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

Phát triển hệ thống giao thông, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đẩy nhanh đầu tư phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, các tuyến đường vành đai biên giới, các tuyến đường dẫn đến các cửa khẩu. Đến năm 2020, cơ bản ổn định hệ thống hạ tầng giao thông.

Thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả tưới tiêu và tiết kiệm nguồn nước bằng công tác kiên cố hóa toàn bộ các hệ thống kênh tưới cấp I, II, III, bổ sung thêm kênh nội đồng vào mặt ruộng. Xây dựng hệ thống kênh tiêu đồng bộ với kênh tưới, các kênh tiêu úng trong mùa mưa và phục vụ công tác cải tạo đất. Tiếp tục đầu tư các dự án: Tiểu dự án (dự án hiện đại hóa thủy lợi Dầu Tiếng Tây Ninh VWRAP), tiểu dự án khu tưới Tân Biên thuộc thủy lợi Phước Hòa, đê bao chống lũ ven sông Vàm Cỏ, các hệ thống kênh tiêu, trạm bơm thuộc các huyện Trảng Bàng, Bến Cầu, Châu Thành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiếp tục đầu tư hạ tầng giáo dục, đào tạo nghề, chăm sóc sức khỏe, hạ tầng cho xây dựng thiết chế cơ sở, bảo vệ môi trường sinh thái, hạ tầng để đảm bảo an ninh quốc phòng trật tự an toàn xã hội. Tập trung phát triển các lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và từng bước hội nhập kinh tế quốc tế.

3.2.3. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng

yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Phát triển giáo dục đào tạo theo hướng hiện đại hóa và chuẩn hóa giáo dục, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tập trung cơ sở vật chất, hoàn thành kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên; tăng cường đào tạo và nâng cao rõ rệt chất lượng giáo dục ở

các bậc học, duy trì thành quả phổ cập tiểu học và trung học cơ sở. Đến năm 2015, hoàn thành phổ cập trung học phổ thông.

Phát triển và nâng cao chất lượng nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một chiến lược đột phá, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn; tập trung đầu tư phát triển đội ngũ cán bộ khoa học, quản lý nhằm hoàn thành tiêu chuẩn hóa cán bộ và chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế thừa, nâng cao chất lượng lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập

Đầu tư nâng cao chất lượng và mở rộng các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề, trường dạy nghề, nâng cấp trường Cao đẳng Sư phạm, Trung cấp Y tế, Trung cấp Kinh tế - kỹ thuật, Trung cấp nghề Tây Ninh lên trường đại học, cao đẳng; khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tuyển dụng và đào tạo lao động kỹ thuật. Thực hiện các đề án dạy nghề cho lao động nông thôn. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70% vào năm 2020.

Một phần của tài liệu Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Tây Ninh (Trang 77 - 83)