Phát triển mạnh sự nghiệp văn hóa, y tế, nâng cao chất lượng chăm

Một phần của tài liệu Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Tây Ninh (Trang 85)

chăm sóc sức khỏe nhân dân

Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa nghệ thuật và thông tin tuyên truyền; thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa. Giữ gìn và tôn tạo các di tích lịch sử và các di sản văn hóa dân tộc. Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phấn đấu đến năm 2020 có 60% xã, phường, thị trấn và 90% ấp (khu phố) đạt chuẩn văn hóa; 100% xã có nhà văn hóa; 95% trở lên gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa.

Tiếp tục phát động phong trào “Khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” và cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Huy động sức mạnh của toàn xã hội chăm lo giáo dục thể chất cho nhân dân, làm cho mỗi người dân được hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hóa thể thao. Đầu tư phát triển có trọng điểm một số môn thể thao thế mạnh của tỉnh để đạt thành tích cao.

Phát triển và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở để đảm bảo 100% bệnh viện tuyến huyện đạt chuẩn quốc gia về y tế, đảm bảo cung cấp các dịch vụ phòng bệnh, khám, chữa bệnh chất lượng cao; Phát triển công nghiệp dược; quản lý chặt chẽ thị trường thuốc chữa bệnh.

Thực hiện công bằng trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Chăm sóc sức khỏe nhân dân hướng vào mục tiêu giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, sức khỏe và tuổi thọ; mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Đa dạng hóa các họat động khám chữa bệnh, thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe, quan tâm những người có công với nước, những người nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh các hoạt động y tế dự phòng, tăng cường kiểm tra, giám sát dịch bệnh, giảm dần tỷ lệ

suy dinh dưỡng trẻ em, phòng chống ngộ độc thực phẩm, khắc phục hậu quả chiến tranh, chất độc hóa học.

3.3. Các giải pháp chủ yếu đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

nông nghiệp, nông thôn

3.3.1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, phát triển nhanh kết

cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và xây dựng nền nông nghiệp theo hướng

hiện đại

3.3.1.1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đảm bảo tính thống nhất giữa quy hoạch ngành, quy hoạch vùng. Công bố rộng rãi các chiến lược và quy hoạch để các thành phần kinh tế tự quyết định lựa chọn đầu tư kinh doanh. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, khắc phục tình trạng quy hoạch “treo”.

Đối với các quy hoạch hạ tầng kinh tế - xã hội như giao thông, thủy lợi, điện, nước, bệnh viện, trường học... hoặc các quy hoạch về sử dụng tài nguyên phải phù hợp với quy hoạch chung, phải xác định rõ công trình, dự án, thứ tự ưu tiên đầu tư, cơ chế, chính sách, các giải pháp cụ thể kèm theo, được đưa vào kế hoạch bố trí vốn thực hiện theo lộ trình. Về quy hoạch các sản phẩm chủ yếu phải gắn với thị trường, quy định điều kiện, môi trường đầu tư để các thành phần kinh tế lựa chọn các lĩnh vực đầu tư.

Vùng phía Bắc tỉnh bao gồm các huyện Tân Châu, Tân Biên, Dương Minh Châu và Châu Thành dự kiến phát triển vùng bảo tồn rừng; phát triển nông nghiệp theo hướng thành vùng cây công nghiệp tập trung; phát triển du lịch; phát triển kinh tế cửa khẩu với quy mô hợp lý và hình thành các cụm công nghiệp quy mô vừa, hợp lý gắn với việc bố trí lại dân cư.

Vùng trung tâm bao gồm thị xã Tây Ninh và huyện Hòa Thành dự kiến phát triển để vùng trở thành trung tâm chính trị kinh tế, xã hội của tỉnh với hạt nhân là thị xã Tây Ninh (hướng phát triển lên quy mô thành phố trực thuộc); phát triển dịch vụ thương mại, bưu chính – viễn thông, tài chính ngân hàng, du lịch… Hình thành và phát triển các cụm công nghiệp sạch, chất lượng cao,

làng nghề tiểu, thủ công nghiệp; phát triển công nghiệp với việc hình thành các khu đô thị và các trung tâm thương mại và dịch vụ hiện đại.

Vùng phía Nam bao gồm các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu và Bến Cầu dự kiến phát triển các khu, cụm công nghiệp; phát triển nhanh dịch vụ thương mại. Phát triển các ngành công nghiệp dịch vụ, công nghiệp hướng về xuất khẩu hướng khai thác thị trường Campuchia, thị trường Thái Lan… Phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững; hình thành các điểm đô thị, dân cư nông thôn gắn với sự phát triển của các khu cụm công nghiệp và khu kinh tế cửa khẩu.

Kết hợp chặt chẽ với Bộ, ngành trung ương tổ chức điều phối các vùng kinh tế trọng điểm để gắn quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành tỉnh Tây Ninh với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành của vùng. Những công trình, dự án trọng điểm triển khai trên địa bàn Tây Ninh được thể hiện trong quy hoạch của vùng. Đô thị hóa nông thôn gắn với phát triển công nghiệp nông thôn; Thường xuyên đánh giá lại công tác quy hoạch ngành nông nghiệp, bổ sung quy hoạch theo hướng rà soát xác định lại cây, con theo điều kiện tự nhiên và lợi thế từng vùng, lấy hiệu quả tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác làm hiệu quả để đầu tư phát triển tiếp theo.

Trên cơ sở chiến lược, quy hoạch, có chính sách, kế hoạch điều chỉnh mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư và cơ cấu lao động trong từng ngành, từng vùng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm phát huy lợi thế so sánh, gắn với thị trường và hiệu quả sản xuất. Đặc biệt, cần có các dự án cụ thể về phát triển sản xuất đi đôi với việc giải quyết các vấn đề môi trường ở nông thôn. Các ngành, các cấp có trách nhiệm tạo mọi điều kiện thuận lợi và hướng dẫn doanh nghiệp, khuyến khích các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế phát triển sản xuất và kinh doanh theo đúng quy hoạch.

3.3.3.2. Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

Hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ là yếu tố quan trọng đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội và cơ cấu lại nền kinh tế. Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa có hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường.

Phát huy tối đa về lợi thế địa lý của tỉnh với các quốc lộ 22, 14 và 14C, xây dựng tuyến đường sắt nhẹ, đường cao tốc từ thành phố Hồ Chí Minh đến Mộc bài, phát triển hệ thống giao thông vận tải đối ngoại như hệ thống giao thông đường bộ (trong đó chú ý các tuyến đấu nối tạo điều kiện khai thác biên mậu với nước bạn Campuchia), phát triển giao thông đường sông, ở các vùng trọng điểm kinh tế như các khu công nghiệp, các vùng sản xuất hàng hóa. Khôi phục, hoàn chỉnh mạng lưới giao thông nông thôn, khu phố đảm bảo cho phương tiện giao thông cơ giới tới tất cả các cụm dân cư thông suốt.

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tuyến đường tỉnh 782 - 784 - 786 - 787 - 794 - 795 – 799, tuyến đường vành đai biên giới; đầu tư xây dựng các cảng, bến bãi đường sông.

Tập trung phát triển nhanh nguồn điện bảo đảm đủ điện cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân; phát triển hệ thống cung cấp nước sạch cho đô thị, khu công nghiệp, dân cư nông thôn. Đầu tư xây dựng các trung tâm sinh hoạt thanh thiếu nhi, trung tâm văn hóa, các khu vui chơi, giải trí, sinh hoạt văn hóa cộng đồng...

3.3.1.3. Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại, công nghệ sinh học, thủy lợi hóa, cơ giới hóa, thay thế dần lao động thủ công. Tạo bước chuyển biến về chất trong sản xuất nông nghiệp. Xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh, bền vững có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao; đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất, từng bước hình thành nền nông nghiệp sạch, các khu nông nghiệp công nghệ cao. Ổn định các vùng chuyên canh cây trồng vật nuôi thế mạnh, chuyển diện tích lúa năng suất thấp sang trồng cây công nghiệp, trồng cỏ hoặc nuôi trồng thủy sản; áp dụng công nghệ cao để tăng năng suất, chất lượng các loại rau, màu, cây ăn quả, cây công nghiệp có lợi thế. Khuyến khích phát triển chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp bảo đảm an toàn về dịch bệnh; hình thành, phát triển công nghiệp chế biến và tìm thị trường tiêu thụ ổn định. Làm tốt công tác dự báo thông tin thị

trường cho nông dân và doanh nghiệp, giải quyết cơ bản đầu ra cho nông sản, tiếp tục mở rộng việc ký kết hợp đồng đầu tư - thu mua sản phẩm giữa nhà máy chế biến với nông dân.

Phát triển ngành trồng trọt, phát triển ổn định các vùng sản xuất chuyên canh, nhất là các cây trồng thế mạnh của tỉnh như: mì, cao su, lúa, mía, cây công nghiệp, cây ăn quả, …, có giải pháp phát triển ổn định vùng nguyên liệu mía theo quy hoạch, chú ý không phát triển thêm diện tích cây mì… Chú trọng đầu tư thâm canh, ứng dụng công nghệ sinh học trong việc chọn, lai tạo và sản xuất kết hợp chuyển giao công nghệ để sản xuất các loại giống cây trồng sạch bệnh, có năng suất, chất lượng cao; tăng cường công tác quản lý, hoàn thiện hệ thống tưới tiêu gắn với giao thông nội đồng; từng bước đẩy mạnh cơ giới hoá đồng bộ các khâu sản xuất nhất là khâu thu hoạch; hiện đại hoá công nghiệp, chế biến, nâng cao chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và giá trị gia tăng của nông sản hàng hóa. Bố trí lại cơ cấu cây trồng, mùa vụ và giống để giảm thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh phù hợp với điều kiện của từng vùng.

Đầu tư, xây dựng mô hình tổ hợp tác, HTX sản xuất RAT tại 9 huyện, thị, mở các lớp đào tạo, tập huấn về IPM, ICM trên rau áp dụng quy trình sản xuất RAT theo hướng GAP. Dự kiến, tổng vốn đầu tư cho phát triển sản xuất RAT đến năm 2020 hơn 542 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách cấp khoảng 154 tỷ đồng, còn lại là vốn của người dân, doanh nghiệp và huy đồng nguồn tài trợ trong, ngoài nước.

Phát triển ngành chăn nuôi theo hướng tập trung, công nghiệp và bán công nghiệp, đảm bảo an toàn dịch bệnh, vệ sinh môi trường, phù hợp với lợi thế của từng huyện, thị; tập trung cải tạo và nâng cao chất lượng giống, áp dụng quy trình kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả. Nâng cao hiệu quả công tác thú y, chủ động phòng, chống dịch bệnh, xây dựng vùng an toàn dịch bệnh trên địa bàn; tăng cường công tác quản lý, kiểm định giống; ứng dụng các phương pháp, công nghệ mới để đánh giá tiềm năng di truyền; có cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

(đường, điện hạ thế, nước sản xuất, xử lý chất thải, ...) để phát triển các trang trại, các cơ sở chăn nuôi tập trung theo phương pháp công nghiệp, đảm bảo an toàn sinh học; sản xuất theo tiêu chuẩn GAP.

Phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản đa dạng, đúng quy hoạch, phát huy lợi thế sẵn có của hồ Dầu Tiếng và sông Vàm Cỏ Đông, sản phẩm gắn với thị trường; xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng vùng nuôi, trồng, trước hết là đầu tư thủy lợi, kiểm soát nguồn nước; mở rộng việc ứng dụng quy trình luân canh và sinh sản nhân tạo; tăng cường công tác thú y thủy sản, bảo đảm an toàn dịch bệnh, kiểm soát chặt chẽ chất lượng con giống, thức ăn. Đẩy mạnh công tác kêu gọi đầu tư nuôi trồng, xây dựng các cơ sở chế biến thủy sản, đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Phát triển lâm nghiệp toàn diện từ quản lý, bảo vệ, trồng, cải tạo đến khai thác, tỉa thưa rừng trồng, chế biến lâm sản, bảo vệ môi trường, phục vụ du lịch sinh thái. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phòng, chống cháy rừng. Xử lý triệt để tình trạng lấn chiếm đất rừng, sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích rừng; thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển rừng; có kế hoạch bảo vệ tốt diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và các loại rừng hiện còn trên địa bàn tỉnh.

Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình phát triển. Thực hiện tốt việc gắn kết chặt chẽ “bốn nhà” (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước) và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở khu vực nông thôn.

3.3.2. Đẩy nhanh phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp phù hợp ở từng vùng để hỗ trợ cho nông nghiệp, nông thôn phát triển hợp ở từng vùng để hỗ trợ cho nông nghiệp, nông thôn phát triển

Ưu tiên phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là công nghiệp sản xuất trang thiết bị, máy móc làm đất, thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm nông – lâm – thủy sản; sản xuất phân bón, thức ăn cho chăn nuôi và thuốc bảo vệ động, thực vật...

Hình thành các cụm công nông nghiệp ở nông thôn. Phấn đấu đến năm 2015 các nông sản phẩm chính của Tây Ninh đều có nhà máy hoặc các cơ sở chế biến hiện đại tại địa phương. Đa dạng hóa loại hình và nâng cao chất lượng dịch vụ nông thôn góp phần tạo việc làm, tăng năng suất lao động và tăng giá trị sản phẩm, thúc đẩy sản xuất và góp phần tiêu thụ ổn định nông sản hàng hóa công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Khai thác tốt các khu công nghiệp đã và đang xây dựng như : Khu liên hợp công nghiệp – đô thị - dịch vụ Phước Đông – Bời lời, Khu công nghiệp – dịch vụ Bourbon – An Hòa, Khu công nghiệp Chà Là, các cụm công nghiệp thuộc khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, Xa Mát...

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp với nhiều quy mô, theo hướng đầu tư công nghệ hiện đại, các sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường; chú trọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, tạo nghề mới góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn. Phát triển công nghiệp phải đi đôi với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên gắn với vùng nguyên liệu và thị trường, trọng tâm là công nghiệp chế biến sau đường, sau tinh bột mì, sau cao su,...

Đối với các làng nghề truyền thống ở nông thôn cần kết hợp giữa truyền thống và hiện đại để phát huy hiệu quả các tiềm năng hiện có, nhất là vừa đẩy mạnh phát triển sản xuất, vừa mở mang các loại hình du lịch làng nghề truyền thống. Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020.

Tăng cường các hoạt động khuyến công, hỗ trợ, tạo điều kiện các doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn, phát triển công nghiệp tiên tiến, công nghiệp sạch, phát triển mạnh các ngành công nghiệp bổ trợ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn.

3.3.3. Phát triển khoa học và công nghệ thực sự là động lực then

Phát triển nghiên cứu, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong nước và thế giới, tạo ra các sản phẩm có năng suất và chất

Một phần của tài liệu Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Tây Ninh (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)