Đặc điểm Nghèo đói của tỉnh & Các chương trình can thiệp của địa phương

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến nghèo và giải pháp giảm nghèo đối với người dân sống trong khu bảo tồn Biển Vịnh Nha Trang (Trang 33)

L ỜI MỞ ĐẦ U

2.4 Đặc điểm Nghèo đói của tỉnh & Các chương trình can thiệp của địa phương

2.4.1 Đặc điểm nghèo đói

Theo số liệu từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, năm 2006 toàn tỉnh có 17,92% hộ thuộc diện nghèo, tập trung đông ở vùng đồng bằng. Số người nghèo trong độ tuổi lao động là 97.094 người, trong đó có 72,81% người có việc làm nhưng thu nhập không ổn định, 63% người làm việc trong lĩnh vực Nông – lâm – thuỷ sản.

Sự phân hoá giàu nghèo có xu hướng gia tăng do cơ hội tiếp cận và thụ

hưởng thành quả của sự phát triển có khác biệt giữa nhóm giàu và nhóm nghèo. Nguyên nhân nghèo là do: thiếu vốn sản xuất (37,8%), đông người ăn theo (15,09%), thiếu đất sản xuất (11,25%), có lao động nhưng không tìm được việc làm (10,34%)...

• Nghèo ở tỉnh Khánh Hoà rất đa dạng, thể hiện ở những đặc tính sau:

Nghèo thể hiện ở việc thiếu ăn hàng năm từ 1 đến 2 tháng, chủ yếu ở các xã miền núi khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, các vùng thường xuyên chịu thiên tai, hạn hán, lũ lụt.

Nghèo đói về sức khoẻ dinh dưỡng: thể hiện qua số lần khám chữa bệnh ở

trạm xá hoặc bệnh viện; khả năng được hưởng các dịch vụ y tế phổ biến (như chăm sóc trước và sau sinh sản); mức độđược tiêm chủng kịp thời...

Nghèo đói về giáo dục: thể hiện ở mức độ biết chữ, số năm đi học thực tế của con cái.

Nghèo về khả năng tiếp cận thông tin: xem tivi, báo, đài, internet, tham gia hội thảo, tham gia nhóm, hội ...

Nghèo thể hiện ở nhà cửa tạm bợ, tài sản, đồ dùng lâu bền không có hoặc có giá trị thấp.

Nghèo ở kiến thức sản xuất do trình độ văn hoá thấp, không có chuyên môn kỹ thuật, chưa được đào tạo nghề.

Nghèo ở chỗ hạ tầng cơ sở kém phát triển, thiếu điều kiện cơ bản để phát triển sản xuất, phương tiện sản xuất thô sơ, thiếu vốn và chưa tiếp cận được với thị

trường.

2.4.2 Các hoạt động trợ giúp của địa phương

- Cho các hộ nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi, hợp tác với NHCS XH hỗ trợ vốn cho người dân khóm đảo vay thông qua Hội phụ nữ.

- Thực hiện hỗ trợ học bổng, miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp cho học sinh nghèo, miễn tiền đò cho học sinh và giáo viên đến trường.

- Hoạt động nâng cao nhận thức, giáo dục môi trường.

- Giảm 50% thuế môn bài, không thu thuếđối với ghe dưới 20CV. - Cấp thẻ BHYT miễn phí đối với hộ nghèo.

2.4.3 Các hoạt động trợ giúp của BQL KBTB

BQL Dự án KBTB đã có các hoạt động thí điểm để tạo sinh kế thay thế cho người dân bị ảnh hưởng bởi KBTB. Các hoạt động đó bao gồm:

Thử nghiệm trên 20 mô hình và giới thiệu cho người dân các khóm đảo trong KBTB để tạo/ tăng thu nhập.

Lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá trên 15 thử nghiệm việc làm tạo thu nhập bền vững và không gây ảnh hưởng đến môi trường cho người dân trong vịnh, bao gồm nuôi trồng thủy sản và làm hàng thủ công mỹ nghệ, du lịch sinh thái.

Thực hiện chương trình tín dụng với sự hợp tác của phường Vĩnh Nguyên và Ngân hàng chính sách xã hội, giúp người dân có vốn để tạo thu nhập.

Tổ chức hơn 20 khóa đào tạo kỹ thuật để hỗ trợ việc làm.

Chuyển giao quỹ tín dụng cho Hội Phụ nữ phường Vĩnh Nguyên để triển khai các chương trình tín dụng nhỏ cho phụ nữ nghèo và chịu nhiều thiệt thòi. Cho 136 hộ gia đình trong KBTB vay vốn với tổng số tiền là 539 triệu đồng, chiếm 12% tổng số vốn vay từ các chương trình tín dụng của người dân địa phương.

Tạo mối quan hệ giữa người dân với các cơ sở sản xuất kinh doanh, chẳng hạn như công ty đan lưới thể thao và các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ để tạo 127 việc làm cho phụ nữở các khóm đảo trong vịnh Nha Trang.

Thử nghiệm và hỗ trợ triển khai các hoạt động du lịch sinh thái cho người dân, trong đó có hoạt động thúng đáy kính.

Các hoạt động trợ giúp của BQL KBTB được tổ chức đa dạng, nhưng chỉ duy trì một thời gian rồi ngưng do thiếu vốn tài trợ. Vì vậy, tác động từ các chương trình này đến mức thu nhập của người dân trong vùng không nhiều.

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH

3.1 Các phương pháp được sử dụng trong đề tài

- Phương pháp định tính và phương pháp thống kê mô tả: Mô tả thông tin thu thập từ hộ dân cư và phân tích thông tin về kinh tế, xã hội, đời sống của người dân trên

địa bàn để cung cấp thêm cơ sở thực tiễn cho việc đề ra giải pháp XĐGN.

- Phương pháp định lượng: xây dựng Mô hình hồi qui đa biến xác định những nhân tố tác động đến chi tiêu đầu người,thu nhập trên đầu người. Xử lý số liệu qua Excel và SPSS đế tính toán các chỉ tiêu và mô hình.

- Phương pháp điều tra xã hội học: Thực hiện phỏng vấn hộ dân cư nhằm tạo cơ sở

dữ liệu sơ cấp phục vụ việc xây dựng mô hình kinh tế lượng. - Điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên bằng bảng câu hỏi bán cấu trúc - Phương pháp thu thập số liệu: điều tra chọn mẫu thuận tiện.

3.2 Phương pháp lấy mẫu

KBTB Vịnh Nha Trang bao gồm 9 khóm đảo, trong đó ngư dân đang sống và tham gia các hoạt động đánh bắt trên 5 đảo (Trí Nguyên, Đầm Bấy, Bích Đầm, Vũng Ngán, Hòn Một). Tuy nhiên, đảo Đầm Bấy đang nằm trong khu vực của khu du lịch nên đời sống người dân đã có những thay đổi đáng kể về mặt sinh kế, do đó

đảo này sẽ không là đối tượng để thực hiện thu thập số liệu. Trí Nguyên là đảo gần

đất liền nhất, phát triển mạnh nhất về các hoạt động kinh tế, hầu hết người dân tham gia cung cấp dịch vụ du lịch và đánh bắt lớn xa bờ, thu nhập tương đối khá nên cũng không là đối tượng để thu thập số liệu.

Dựa vào tỷ lệ số ngư dân, số người nghèo, điều kiện sinh kế và điều kiện địa lý cũng như mục đích nghiên cứu, số mẫu sẽ được chọn từ 3 khóm đảo: Bích Đầm, Vũng Ngán & Hòn Một.

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua cuộc phỏng vấn ở Vịnh Nha Trang, cụ

thể là cộng đồng dân cư ở khóm đảo Bích Đầm, Hòn Một và Vũng Ngán trong tháng 6 năm 2009. Những thông tin được thu thập chủ yếu về đặc tính của hộ gia

đình, các hoạt động tạo thu nhập, thu nhập và chi tiêu của năm 2008. Ngoài ra, các thông tin về hiện trạng vay vốn, việc làm, tình trạng sức khỏe và khó khăn mà gia

Bảng 2: Số hộđiều tra trên 3 khóm đảo

Tên khóm

đảo ngSốư h dânộ nghèo Số hộ nghèo % hộ đSiềốu tra hộ T/ thỷ lệự mc tẫếu

Bích Đầm 176 69 39 34 19,31% Vũng Ngán 99 41 41 33 33,33% Hòn Một 60 36 60 35 58% Tổng 335 146 44 102 30,44% 3.3 Đo lường nghèo

Để xem xét một đối tượng có thuộc dạng nghèo hay không, chúng tôi xem xét cá nhân hay hộ gia đình đó có đủ khả năng để đáp ứng các nhu cầu của mình hay không. Cụ thể hơn sẽ xem xét các mức tiêu dùng, thu nhập hay trình độ học vấn... so sánh với một ngưỡng nhất định. Từ kinh nghiệm của các nghiên cứu của WB cho thấy Chi tiêu là một chỉ tiêu ổn định và sát với thực tế hơn khi điều tra hộ, vì vậy chúng tôi sử dụng Chi tiêu bình quân đầu người để làm thước đo nghèo trong

đề tài này.

3.4 Mô hình kinh tế lượng

Trong nghiên cứu này, mô hình kinh tế lượng được sử dụng để tìm ra những nhân tố

kinh tế xã hội có tác động thực sựđến việc thay đổi chi tiêu hộ gia đình của hộ dân cư. Chúng tôi sử dụng mô hình hồi qui đa biến xác định những nhân tố tác động đến chi tiêu trên đầu người.

Mô hình xác định các yếu tố tác động đến chi tiêu trên đầu người của hộ

Theo Ngân Hàng Thế giới (2005), để giải thích mức chi tiêu hoặc thu nhập trên đầu người – biến phụ thuộc - như là một hàm số của nhiều biến giải thích khác nhau – các biến độc lập, mô hình hồi quy đa biến được đề nghị sử dụng dưới dạng mô hình hồi quy tuyến tính để phân tích nghèo đói. Mô hình có dạng điển hình như

sau:

Ln(C) = β0 +βiXijDj

C: chi tiêu bình quân trên đầu người theo tháng D: biến Dummy: giới tính chủ hộ

0

β , βi , βjlà các hệ sốước lượng Xi : các biến giải thích

Dự kiến có 6 biến độc lập giải thích cho biến phụ thuộc C. Trong đó có 5 biến định lượng và 1 biến giả. Do đó, mô hình toán học được áp dụng là:

Hàm hồi qui có dạng: UHO GIOITINHCH LNCSMAY LNHOCVAN LNANTHEO LNQMHO LNTUOI C LN 6 5 4 3 2 1 0 ) ( β β β β β β β + + + + + + = Trong đó:

Bảng 3: Các biến và những kỳ vọng trong mô hình hồi quy

Đặc điểm và nội dung của biến Kỳ vọng dấu hàm C - C: chi tiêu hàng tháng trên đầu người , là biến phụ thuộc

- TUOI : tuổi chủ hộ. +

- QMHO: số nhân khẩu của hộ. -

- ANTHEO: số người sống lệ thuộc. - - HOCVAN: trình độ học vấn trung bình của lao động trong

hộ.

+ - CSMAY: công suất tính theo CV của máy trên tàu, ghe + - GIOITINHCHUHO: là biến Dummy giới tính của chủ hộ. Có

giá trị =1 nếu chủ hộ là nam, giá trị = 0 nếu chủ hộ là nữ

- β i : hệ số tương quan phản ánh mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến các biến phụ thuộc

* Kỳ vọng dấu

Theo báo cáo về nghèo đói của Ngân hàng thế giới (2005), người nghèo có xu hướng sống trong gia đình có quy mô hộ lớn.

Giả thuyết đặt ra là Quy mô hộ gia đình và C có mối tương quan nghịch biến: Nếu cùng mức thu nhập, hộ gia đình có quy mô càng lớn thì mức chi tiêu bình quân đầu người càng thấp hơn so với hộ có quy mô nhỏ hơn.

Số người ăn theo

Số người phụ thuộc được tính đến như là số thành viên trong gia đình mà không thể tạo ra thu nhập, ví dụ như người già, trẻ con hoặc là người thất nghiệp. Gia đình có ít lao động tạo ra thu nhập mà số người sống phụ thuộc trong hộ càng nhiều thì mức chi tiêu đầu nguời trong hộ sẽ càng thấp, vì thu nhập của hộ gia đình cần phải chia cho số người ăn theo trong gia đình. Vì thế, C và số người sống phụ thuộc trong hộ gia đình có mối tương quan nghịch biến.

Trình độ học vấn của chủ hộ:

Trong nghiên cứu này, trình độ học vấn được tính bằng số năm đi học. Biến học vấn được chia thành 5 nhóm. HOCVAN sẽ có giá trị là 1 nếu chủ hộ không biết chữ, giá trị bằng 2 nếu là trình độ học hết cấp 1, 3 nếu học hết cấp 2, 4 nếu học hết cấp 3 và 5 nếu có trình độ cao hơn. Trình độ học vấn được kỳ vọng là có mối tương quan với năng lực và hiểu biết của chủ hộ. Chủ hộ có trình độ cao thì có nhiều điều kiện và lựa chọn để tham gia vào thị trường lao động và kiếm việc làm. Do đó, C

được kỳ vọng là có mối quan hệđồng biến với trình độ học vấn trung bình của lao

động trong hộ.

Công suất ghe máy

Sở hữu tàu đánh bắt và động cơ máy có công suất là một trong những tài sản quan trọng của ngư dân. Nếu gia đình có ghe máy và họ sẽ chủđộng hơn trong việc

đánh bắt và có quyết định nhiều hơn trong thu nhập mà họ có được. Ghe máy càng lớn, chi tiêu càng cao và khả năng có thu nhập càng cao. Vì vậy chúng tôi kỳ vọng công suất ghe máy có mối quan hệđồng biến với C.

Tuổi đời của chủ hộ

Những ngư dân lớn tuổi thường có trải nghiệm tốt về ngư trường và nguồn lợi thủy sản hơn là những ngư dân trẻ tuổi. Vì thế, chúng tôi kỳ vọng với gia đình có chủ hộ càng lớn tuổi thì chi tiêu và thu nhập trên đầu người sẽ tăng, hay nói cách khác: tuổi đời của chủ hộ có mối quan hệđồng biến với I & C.

Giới tính chủ hộ

Do đặc tính vùng, nghề nghiệp chính là Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản nên phù hợp với lao động nam. Vì vậy, chúng tôi kỳ vọng các chủ hộ là nam có khả

năng có mức thu nhập cao hơn các chủ hộ là nữ. Theo báo cáo phát triển Việt Nam 2004, tại một số địa bàn, người dân tham gia tham vấn nói khi xác định các hộ có chủ hộ là nữ là hộ dễ bị tổn thương.14

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Hiện trạng kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu 4.1.1 Đặc điểm chung của cộng đồng dân cư 4.1.1 Đặc điểm chung của cộng đồng dân cư

Đặc điểm hộ

Tổng số hộ trong KBTB vịnh Nha Trang gồm khoảng 988 hộ. Số hộ dân trên 3 khóm đảm nghiên cứu bao gồm 335 hộ dân, trong đó Bích Đầm có 176 hộ, Vũng Ngán 99 hộ và Hòn Một 60 hộ.

Qui mô hộ chủ yếu từ 4-6 người/hộ (chiếm 73,5% mẫu). Số người phụ thuộc trung bình khoảng 2,6 người/hộ, cá biệt có hộ có tới 7 người phụ thuộc. 46,1% hộ

có từ 2 người phụ thuộc trở lên.

Số lao động tạo ra thu nhập trung bình 2,2 người/hộ, lực lượng lao động tạo ra thu nhập chiếm 46% dân số.

Bảng 4: Các đặc điểm chính của hộ

N Maximum Minimum Mean Std.Deviation

Qui mô hộ 102 9 2 4,84 1,410 Số người ăn theo 102 7 0 2,60 1,556 Tuổi chủ hộ 102 75 25 46,52 11,199 Học vấn chủ hộ 102 12 0 4,41 2,480 Công suất tàu 59 140 7 34,80 35,30 Nguồn: Tổng hợp điều tra Các vấn đề về Giáo dục

Phần lớn người dân trong và trên tuổi lao động trong KBTB vịnh Nha Trang chỉ mới học xong tiểu học hay chỉ biết đọc biết viết. Trung bình trình độ học vấn của các chủ hộ mẫu là 4,41. Trong 102 hộđiều tra có 11,8% mẫu chủ hộ không biết

đọc biết viết; 57,8% mẫu chủ hộ học cấp 1; 24,5% chủ hộ mẫu học cấp 2; 5% còn lại học cấp 3.

Ở các khóm đảo trên chỉ có trường cấp I nên sốđông trẻ em chỉ học hết đến lớp 5 là nghỉ học, con trai thì bắt đầu theo các chuyến đi biển và lớn lên hầu hết tiếp nối nghề của cha anh là đi biển, trong khi đó con gái thì ở nhà không có việc làm và có gia đình, trở thành người nội trợ. Nếu muốn học thêm nữa thì trẻ em phải vào Trí Nguyên để học cấp 2, hoặc vào đất liền để học cao hơn. Điều này gặp một số khó khăn khi thực hiện bởi việc tốn kém cho chi phí đi lại và ăn ở, các gia đình không muốn gánh vác thêm khoản chi phí này. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến thế

hệ trẻ trong các khóm đảo.

Bảng 5:Thống kê học vấn chủ hộ

Trình độ học vấn của chủ hộ

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent KHÔNG BIẾT CHỮ 12 11,8 11,8 11,8 HỌC CẤP 1 59 57,8 57,8 69,6 HỌC CẤP 2 25 24,5 24,5 94,1 HỌC CẤP 3 5 4,9 4,9 99,0 HỌC TRÊN CẤP 3 1 1,0 1,0 100,0 Valid TỔNG 102 100,0 100,0 Nguồn: Tổng hợp điều tra Tình trạng sống biệt lập cao và tỷ lệ người có học vấn thấp khá cao đã ngăn cản họ tiếp cận các thông tin cần thiết để phát triển bền vững. Thanh niên không có

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến nghèo và giải pháp giảm nghèo đối với người dân sống trong khu bảo tồn Biển Vịnh Nha Trang (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)