L ỜI MỞ ĐẦ U
3.4 Mô hình kinh tế lượng
Trong nghiên cứu này, mô hình kinh tế lượng được sử dụng để tìm ra những nhân tố
kinh tế xã hội có tác động thực sựđến việc thay đổi chi tiêu hộ gia đình của hộ dân cư. Chúng tôi sử dụng mô hình hồi qui đa biến xác định những nhân tố tác động đến chi tiêu trên đầu người.
Mô hình xác định các yếu tố tác động đến chi tiêu trên đầu người của hộ
Theo Ngân Hàng Thế giới (2005), để giải thích mức chi tiêu hoặc thu nhập trên đầu người – biến phụ thuộc - như là một hàm số của nhiều biến giải thích khác nhau – các biến độc lập, mô hình hồi quy đa biến được đề nghị sử dụng dưới dạng mô hình hồi quy tuyến tính để phân tích nghèo đói. Mô hình có dạng điển hình như
sau:
Ln(C) = β0 +βiXi +βjDj
C: chi tiêu bình quân trên đầu người theo tháng D: biến Dummy: giới tính chủ hộ
0
β , βi , βjlà các hệ sốước lượng Xi : các biến giải thích
Dự kiến có 6 biến độc lập giải thích cho biến phụ thuộc C. Trong đó có 5 biến định lượng và 1 biến giả. Do đó, mô hình toán học được áp dụng là:
Hàm hồi qui có dạng: UHO GIOITINHCH LNCSMAY LNHOCVAN LNANTHEO LNQMHO LNTUOI C LN 6 5 4 3 2 1 0 ) ( β β β β β β β + + + + + + = Trong đó:
Bảng 3: Các biến và những kỳ vọng trong mô hình hồi quy
Đặc điểm và nội dung của biến Kỳ vọng dấu hàm C - C: chi tiêu hàng tháng trên đầu người , là biến phụ thuộc
- TUOI : tuổi chủ hộ. +
- QMHO: số nhân khẩu của hộ. -
- ANTHEO: số người sống lệ thuộc. - - HOCVAN: trình độ học vấn trung bình của lao động trong
hộ.
+ - CSMAY: công suất tính theo CV của máy trên tàu, ghe + - GIOITINHCHUHO: là biến Dummy giới tính của chủ hộ. Có
giá trị =1 nếu chủ hộ là nam, giá trị = 0 nếu chủ hộ là nữ
- β i : hệ số tương quan phản ánh mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến các biến phụ thuộc
* Kỳ vọng dấu
Theo báo cáo về nghèo đói của Ngân hàng thế giới (2005), người nghèo có xu hướng sống trong gia đình có quy mô hộ lớn.
Giả thuyết đặt ra là Quy mô hộ gia đình và C có mối tương quan nghịch biến: Nếu cùng mức thu nhập, hộ gia đình có quy mô càng lớn thì mức chi tiêu bình quân đầu người càng thấp hơn so với hộ có quy mô nhỏ hơn.
Số người ăn theo
Số người phụ thuộc được tính đến như là số thành viên trong gia đình mà không thể tạo ra thu nhập, ví dụ như người già, trẻ con hoặc là người thất nghiệp. Gia đình có ít lao động tạo ra thu nhập mà số người sống phụ thuộc trong hộ càng nhiều thì mức chi tiêu đầu nguời trong hộ sẽ càng thấp, vì thu nhập của hộ gia đình cần phải chia cho số người ăn theo trong gia đình. Vì thế, C và số người sống phụ thuộc trong hộ gia đình có mối tương quan nghịch biến.
Trình độ học vấn của chủ hộ:
Trong nghiên cứu này, trình độ học vấn được tính bằng số năm đi học. Biến học vấn được chia thành 5 nhóm. HOCVAN sẽ có giá trị là 1 nếu chủ hộ không biết chữ, giá trị bằng 2 nếu là trình độ học hết cấp 1, 3 nếu học hết cấp 2, 4 nếu học hết cấp 3 và 5 nếu có trình độ cao hơn. Trình độ học vấn được kỳ vọng là có mối tương quan với năng lực và hiểu biết của chủ hộ. Chủ hộ có trình độ cao thì có nhiều điều kiện và lựa chọn để tham gia vào thị trường lao động và kiếm việc làm. Do đó, C
được kỳ vọng là có mối quan hệđồng biến với trình độ học vấn trung bình của lao
động trong hộ.
Công suất ghe máy
Sở hữu tàu đánh bắt và động cơ máy có công suất là một trong những tài sản quan trọng của ngư dân. Nếu gia đình có ghe máy và họ sẽ chủđộng hơn trong việc
đánh bắt và có quyết định nhiều hơn trong thu nhập mà họ có được. Ghe máy càng lớn, chi tiêu càng cao và khả năng có thu nhập càng cao. Vì vậy chúng tôi kỳ vọng công suất ghe máy có mối quan hệđồng biến với C.
Tuổi đời của chủ hộ
Những ngư dân lớn tuổi thường có trải nghiệm tốt về ngư trường và nguồn lợi thủy sản hơn là những ngư dân trẻ tuổi. Vì thế, chúng tôi kỳ vọng với gia đình có chủ hộ càng lớn tuổi thì chi tiêu và thu nhập trên đầu người sẽ tăng, hay nói cách khác: tuổi đời của chủ hộ có mối quan hệđồng biến với I & C.
Giới tính chủ hộ
Do đặc tính vùng, nghề nghiệp chính là Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản nên phù hợp với lao động nam. Vì vậy, chúng tôi kỳ vọng các chủ hộ là nam có khả
năng có mức thu nhập cao hơn các chủ hộ là nữ. Theo báo cáo phát triển Việt Nam 2004, tại một số địa bàn, người dân tham gia tham vấn nói khi xác định các hộ có chủ hộ là nữ là hộ dễ bị tổn thương.14
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU