Phân tích những nguyên nhân dẫn đến nghèo của cộng đồng

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến nghèo và giải pháp giảm nghèo đối với người dân sống trong khu bảo tồn Biển Vịnh Nha Trang (Trang 56)

L ỜI MỞ ĐẦ U

4.5 Phân tích những nguyên nhân dẫn đến nghèo của cộng đồng

Khách quan

Nguồn lợi thuỷ sản suy giảm: là nguyên nhân của sự gia tăng dân số, gia tăng số lượng tàu thuyền và chưa có sự quy hoạch chung đầy đủ về công suất tàu thuyền

để phân vùng đánh bắt.

Qui hoạch chung của KBTB là tăng diện tích được bảo tồn, có nghĩa là diện tích được phép khai thác trong vùng bị giảm đi.

Nuôi trồng thuỷ sản bị ô nhiễm nên chết hàng loạt: NTTS cũng là chủ trương của Nhà nước để giúp người dân xoá đói giảm nghèo. Những năm gần đây do nuôi tôm hùm, cá mú... có giá, đem lại thu nhập cao nên bà con ồ ạt làm lồng bè. Do thiếu quy hoạch, diện tích mặt nước bị phủ kín, giảm diện tích các hệ sinh thái và tăng ô nhiễm, lại tác động ngược lại thuỷ sản nuôi và làm chết hàng loạt.

Điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho trồng cây nuôi con: nếu như người dân các vùng khác khi nghèo đói có thể áp dụng mô hình V-A-C để tự cung tự cấp và bán ra bên ngoài thì người dân ở các khóm đảo lại không được như vậy. Diện tích đất hẹp, chất lượng đất và nước kém nên không thể trồng, nuôi ở qui mô vừa hay lớn, cũng không đủ cung cấp thực phẩm cho gia đình.

Điều kiện CSHT còn nhiều khó khăn dẫn đến người dân phải chi nhiều hơn

để tiêu thụ 1kw điện hay 1m3 nước, điều kiện tiếp cận phương tiện truyền thông để

nâng cao dân trí cũng hạn hẹp, mọi sự vận chuyển trên đảo đều dùng sức người và vận chuyển giữa đất liền & đảo cũng khó khăn tốn kém hơn.

Chủ quan

Phương pháp khai thác mang nặng truyền thống, thủ công dẫn đến bình quân sản lượng/lao động thấp.

Thiếu kiến thức, kỹ năng nuôi trồng thuỷ sản và kỹ năng sử dụng thiết bị đánh bắt xa bờ.

Trình độ văn hoá còn thấp.

Chưa có nghề nghiệp khác nghề khai thác thuỷ sản, phụ thuộc quá nhiều vào thiên nhiên.

Chưa có mong muốn thay đổi nghề nghiệp, ý chí vượt nghèo thấp.

4.5.2 Những nguyên nhân dẫn đến nghèo sinh hoạt Khách quan Khách quan

Vị trí địa lý cách biệt đất liền dẫn đến hạn chế trong cung cấp dịch vụ cơ bản thiết yếu, vì vậy điều kiện sống của người dân không được đảm bảo, ít tiếp cận thông tin cho đời sống cũng như trong sản xuất.

Chưa có sựđầu tư của Nhà nước để xây dựng CSHT trên đảo.

Chủ quan: Số người ăn theo nhiều, người dân chưa có kiến thức căn bản về vệ sinh và ít quan tâm học hỏi, tìm cách cải thiện đời sống.

CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO

Mục tiêu

Giảm nghèo đi đôi với giảm áp lực khai thác tài nguyên lên vùng bảo tồn biển.

5.1Các nhóm giải pháp

Từ Mô hình kinh tế lượng cho thấy biến Qui mô hộ và Công suất máy có ý nghĩa quyết định đối với chi tiêu đầu người. Theo đó, để nâng chi tiêu đầu người thì cần giảm qui mô hộ và tăng công suất máy.

- Giải pháp 1: Giảm qui mô hộ ởđây chính là giảm số người ăn theo trên hộ. Trung bình 2,2 người/hộ và có 2,6 người ăn theo/hộ. Như vậy 1 lao động phải nuôi 2,18 người. Số người cần giảm ởđây chính là số người ăn theo. Về

lâu dài, để giảm số người ăn theo là giảm số con trong gia đình. Mặt khác, qui mô hộ càng lớn, dân số ngày càng tăng sẽ tăng áp lực lên khai thác tài nguyên biển. Như vậy, cần phổ biến, nâng cao nhận thức và áp dụng chương trình kế hoạch hoá gia đình cho người dân trên đảo. Đây là giải pháp trong dài hạn.

- Giải pháp 2: Tăng công suất máy được thực hiện thông qua chương trình phát triển đánh bắt xa bờ của Bộ thuỷ sản, hướng ra khai thác xa bờ. Tuy nhiên, chương trình này đòi hỏi đào tạo nhiều về kỹ năng đi kèm như cách sử

dụng tàu lớn, kỹ năng lái và sữa chữa tàu, sử dụng máy móc thiết bị hiện đại, tính toán chi phí- lợi nhuận ... để sử dụng tàu có hiệu quả. Về nguồn vốn cho chương trình này, áp dụng theo mô hình Nhà nước đầu tư cho vay một phần , người dân đóng góp một phần. Vì vậy, các hộ nghèo không phải là đối tượng của giải pháp này mà là các hộ không nghèo, có khả năng tài chính, có kinh nghiệm ngư trường và có năng lực quản lý. Họ sẽ là chủ các con tàu công suất lớn đánh bắt xa bờ, thuê những người nghèo đi bạn trong đánh bắt hoặc

trung gian cung cấp dịch vụ, tạo công ăn việc làm cho các hộ nghèo. Giải pháp này dành cho trung hạn và dài hạn.

Từ nguyên nhân nguồn lợi thủy sản suy giảm mà chưa có nguồn tạo thu nhập thay thế, với lợi thế điều kiện tự nhiên trong vùng thuận lợi phát triển dịch vụ du lịch, chúng tôi đề nghị khuyến khích phát triển mô hình dịch vụ du lịch Homestay, loại hình du lịch dựa trên điều kiện tự nhiên của địa phương và cơ sở vật chất của gia

đình. Phát triển du lịch Homestay vừa tạo ra thu nhập, giảm nghèo cho dân bản địa, vừa giảm áp lực khai thác tài nguyên lên khu bảo tồn. Đây là giải pháp phù hợp với mục tiêu tăng trưởng bền vững.

- Giải pháp 3: phát triển loại hình Du lịch homestay_ là loại hình du lịch mà du khách sẽ ăn, ở nhà dân và tham gia các hoạt động của người dân nơi cư

trú. Đây là loại hình du lịch dành cho những người thích khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu về phong tục tập quán của địa phương. Nhờ đó, người kinh doanh du lịch Homestay không cần bỏ nhiều vốn đầu tư cho cơ sở vật chất. Đây là giải pháp có thể thực hiện trong ngắn hạn.

Ngoài ra, địa phương cần có các giải pháp khác nâng cao đời sống người dân.

- Giải pháp 4: đầu tư xây dựng CSHT nhưđiện, nước, viễn thông thông qua

đầu tư của Nhà nước có sự đóng góp của người dân và các công ty du lịch thu lợi từ KBTB; Khuyến khích người dân xây dựng và sử dụng nhà vệ sinh tự huỷđể đảm bảo vệ sinh; Tạo cơ chế khuyến khích các con em trên đảo đi học và phục vụ lại cộng đồng trong lĩnh vực giáo dục...

Trong bốn nhóm giải pháp trên, chúng tôi đi sâu vào nhóm giải pháp 3_ giải pháp du lịch homestay, là giải pháp mà người dân đóng vai chính, là người chủ động để

thoát nghèo.

5.2Giải pháp du lịch Homestay

Giải pháp phát triển du lịch phù hợp với chủ trương phát triển du lịch của tỉnh Khánh Hoà: với lợi thế vị trí địa lý thuận lợi, được thiên nhiên ưu đãi cả về

cảnh quan đẹp, khí hậu ôn hoà, Nha trang được định hướng sẽ là trung tâm kinh tế, văn hoá du lịch của tỉnh. Tỉnh Khánh Hoà tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Dịch vụ, Du lịch – Công nghiệp – Nông nghiệp. Chủ trương bảo tồn biển cho mục tiêu đa dạng sinh học của Bộ tài nguyên môi trường là điều kiện thuận lợi để du lịch phát triển hơn nữa.

Với truyền thống đánh bắt lâu đời của vùng, du khách khi tham gia vào chương trình du lịch Homestay sẽ được ra đảo, cùng đánh bắt cá, câu mực về đêm, thưởng thức hải sản tươi ngọt, tham quan rạn san hô bằng thúng đáy kính và chơi các trò chơi trên nước như Môtô nước, dù bay...

Phối hợp thực hiện:

Hiệp hội du lịch Khánh Hoà và các công ty du lịch: tham gia thiết kế chương trình du lịch, đào tạo tay nghề cho người dân trong vùng, hoạt động quảng bá rộng rãi chương trình du lịch ởđịa bàn trên phương tiện truyền thông.

Sở LĐ – TB & XH: tổ chức đào tạo nghề gắn với việc làm; xây dựng hệ

thống thông tin giám sát, đánh giá; tổ chức hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, nâng cao kỹ năng sống.

Ngân hàng CSXH: thực hiện chính sách hỗ trợ tín dụng cho hộ nghèo trên cơ

sở các quy định của tỉnh, thành phố.

Sở VH-TT, Đài phát tranh - truyền hình, báo Khánh Hoà: phối hợp với Sở

LĐ-TB&XH hoạt động tăng cường và đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng trong xoá đói giảm nghèo, quảng bá loại hình du lịch homestay của cộng đồng.

Sở tài nguyên và Môi trường: lập báo cáo đánh giá tác động đến môi trường và ban hành quy định để phát triển du lịch nhưng hạn chế mức ảnh hưởng đến môi trường thấp nhất có thể.

Hộ dân: tham gia các lớp đào tạo và nâng cao kỹ năng phục vụ du lịch; chuẩn bị cơ sở vật chất tối thiểu để phục vụ du lịch.

Các hoạt động cụ thề

Chính sách tín dụng đề nghị cho hộ nghèo: cung cấp tín dụng cho hộ nghèo có sức lao động, có nhu cầu vay vốn cho mục tiêu phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập, tự vượt nghèo. Mức vay bình quân là 10triệu, tối đa 15triệu, hỗ trợ lãi suất. Thực hiện cho vay trực tiếp hoặc thông qua Hội Phụ nữ, Tổ tiết kiệm và vay vốn, tổ tương trợ... Mục đích cho các gia đình đầu tư cơ sở vật chất tối thiểu phục vụ khách du lịch: phòng có giường ngủ, nệm và toilet; đầu tư Thúng đáy kính để khách xem rạn san hô.

Đề án dạy nghề cho người nghèo ở đảo làm du lịch trợ giúp người nghèo có được tay nghề cần thiết thông qua các khoá dạy nghề ngắn hạn: kỹ năng nấu ăn, trang trí và vệ sinh an toàn thực phẩm; Lớp dạy tiếng Anh cho trẻ em và người lớn; kỹ năng sử dụng thúng đáy kính; kỹ năng phục vụ phòng.

Hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh: Hỗ trợ, tìm phương pháp giải quyết vấn đề vệ sinh,

đảm bảo mỗi hộđều phải có ít nhất 1 nhà vệ sinh và đi vệ sinh đúng nơi. Hiện nay trên thị trường có loại Nhà vệ sinh tự huỷ không dùng nước do công ty Nhựa Sài Gòn sản xuất, có thểứng dụng trên đảo.

Tham gia nuôi trồng thuỷ sản: Người dân có thể tiến hành NTTS với qui mô nhỏ kết hợp với du lịch tự cung tự cấp giống, thức ăn cho gia đình và du khách. Song song

đó Ngành thuỷ sản phải nghiên cứu giải pháp, quy hoạch... có thể phát triển NTTS

ổn định.

Dự kiến kết quả

Qua tính toán sơ lược, với mức thu 500.000 đồng/khách cho chuyến đi 2 ngày 1 đêm, chi phí lưu động tối thiểu phía hộ dân cho mỗi khách là 283.500

đồng/khách, chi phí cho công ty du lịch tiếp thị khách về là 70.000 đồng/người, như

vậy gia đình sẽ còn dư lại 146.500 đồng/khách. Như vậy, nếu mỗi hộ nhận 2 khách vào nhà thì có mức thu nhập là 293.000 đồng mỗi lượt.

Điều kiện khí hậu, thời tiết của vùng cho phép hoạt động du lịch 9 tháng trong năm. Giả sử hộ dân cứ 1 tuần lại có 1 lượt khách đến thì trong 9 tháng sẽđạt

tháng sẽ tăng 879.000 đồng. Với bình quân 4,84 người/hộ thì thu nhập bình quân

KT LUN

Qua kết quả ngiên cứu về nghèo của các hộ dân trên 3 khóm đảo Bích Đầm, Hòn Một và Vũng Ngán cho thấy có các yếu tố tác động tới khả năng nghèo của hộ,

đó là điều kiện về cơ sở hạ tầng kém; vị trí địa lý cách biệt; số người phụ thuộc cao; thời gian nhàn rỗi nhiều và chưa có sinh kế thay thế hiệu quả. Kết quả hàm hồi qui cho thấy chi tiêu bình quân đầu người tỷ lệ thuận với công suất ghe máy và tỷ lệ

nghịch với số người trong hộ.

Từ kết quả trên, chúng tôi đưa ra một số giải pháp mà trong đó nhấn mạnh

đến giải pháp phát triển loại hình du lịch đảo ở nhà dân (homestay). Đây là loại hình kinh doanh các hộ nghèo có thể thực hiện vì không cần nhiều vốn đầu tư.

Đề tài còn nhiều hạn chế như những giải pháp đề xuất xuất phát từ phân tích thống kê và định lượng; do hạn chế về nguồn lực và thời gian nên số mẫu còn hạn chế, chưa phản ánh tổng quát tình hình; trong thu thập dữ liệu, chưa đi vào chi tiết phần chi tiêu cho sản xuất...

Mặc dù đề tài còn nhiều hạn chế nhưng cũng phản ánh được thực trạng nghèo của người dân trong địa bàn và đưa ra gợi ý giải pháp phù hợp thực tế, khả

Danh mục tài liệu tham khảo Tiếng Việt

1. Các nhà tài trợ tại Hội nghị Tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (12/2003), Báo cáo phát triển Việt Nam 2004: Nghèo, Hà Nội.

2. Hồ Văn Trung Thu (2005), Báo cáo tổng thể chương trình tạo thu nhập phụ và hỗ trợ cho các cộng đồng địa phương trong khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang từ 01/2004 – 12/2004.

3. Hồ Văn Trung Thu, Trần Thị Thục Đoan, Hà Tôn Nữ Vân Tú, Hoàng Phi Hải, Phan Văn Hùng (02/2004), Đánh giá kinh tế hộ gia đình và những giải pháp trong việc tạo thêm thu nhập cho các cộng đồng địa phương trong khu bảo tồn biển Hòn Mun.

4. Nhóm Công tác các chuyên gia Chính phủ - Nhà tài trợ - Tổ chức phi Chính phủ

(11/ 1999), Tấn công nghèo đói – Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2000.

5. Nguyễn Thị Hải Yến, Benard Adrien (09/2002), Đánh giá kinh tế xã hội trong khu bảo tồn biển Hòn Mun.

6. Trương Kỉnh, Hồ Văn Trung Thu, Võ Duy Triết, Cao Thị Trúc Duyên (2004),

Giải pháp quản lý nuôi trồng thuỷ sản trong KBTB Hòn Mun, Khu BTB Hòn Mun.

Tiếng Anh

1. A.Coudouel, J.Hentschel & Q.Wodon, Đo lường và phân tích về phúc lợi, World Bank

2. ADB (2003), Đánh giá nghèo theo vùng tại vùng ven biển miền trung – tây nguyên

3. ADB (09/1999), Reducing poverty: Major findings and Implications.

4. ADB (2006), Nghiên cứu đánh giá đặc biệt về Hành trình thoát nghèo tại vùng nông thôn và tính hiệu quả của phương pháp tiếp cận mục tiêu nghèo.

5. Alderman,H., Cord,L., Chaudhury, N., Cornelius, C., Okidegbe,N., C.D & S., Schonberger (2001), Đói nghèo ở nông thôn.

6. Bene, C. (2003), When fishery rhymes with poverty: A first step beyond the old paradigm on poverty in small-scale fisheries, World Development , 31(6), 949-975 7. JH Revision of August (2005), Poverty Manual, World Bank

Các đường dẫn tham khảo:

Phụ lục

Bảng 13: Nghề nghiệp chủ hộ

NGHE NGHIEP CHU HO

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent

DI BIEN 75 73,5 73,5 73,5

KHONG NGHE NGHIEP 5 4,9 4,9 78,4

DI BIEN VA NUOI TRONG THUY SAN

15 14,7 14,7 93,1

NUOI TRONG THUY SAN 1 1,0 1,0 94,1

NOI TRO 3 2,9 2,9 97,1 MANH OC 1 1,0 1,0 98,0 PHUC VU DU LICH 1 1,0 1,0 99,0 LAM THUE 1 1,0 1,0 100,0 Valid Total 102 100,0 100,0

Bảng 14: Ước tính chi phí lưu động-thu nhập cho Hộ làm Du lịch Homestay

Mức thu/khách 500.000 8.000.000 Xe (KS-Cảng Nha Trang) 12.500 200.000 Tàu (lưu đêm) 20.000 320.000 Bảo hiểm(1000/người/ngày) 2.000 32.000 Phí thúng đáy kính 20.000 320.000 Ăn 225.000 3.600.000 nước uống 4.000 64.000 tổng Chi phí 283.500 4.536.000

Chi cho công ty lữ hành 70.000 1.120.000 Lãi cho người dân 146.500 2.344.000

Mức chi phí ăn uống ước

tính Chi phí ĐVT

Cháo hải sản 10.000 Tô

Ăn trưa/tối 35.000 Đồng/người/bữa

Ăn hải sản 100.000 Đồng/người/bữa Bia, nước ngọt tính thêm

Bảng giá dịch vụ ngoài

Mô tô kéo dù bay 300.000 đ/15p

Chương trình du lịch homestay Hòn Một – Khu bảo tồn Hòn Mun

(2 ngày 1 đêm) Ngày 1:

8h00: đón khách tại KS, ăn sáng

9h00: tới cảng, khách được đưa xuống cảng, lên tàu đi Hòn Một, tàu chạy chậm để

khách tham quan vịnh Nha Trang

10h00: đến Hòn Một, vào nhận nhà dân, mỗi nhà tối đa nhận 4 khách, khách tham quan nhà, giao lưu khách và các thành viên trong gia đình, hướng dẫn sử dụng các vật dụng trong nhà..

11h30: ăn cơm chung với gia đình với các món hải sản tươi sống do người trong gia

Một phần của tài liệu Những yếu tố tác động đến nghèo và giải pháp giảm nghèo đối với người dân sống trong khu bảo tồn Biển Vịnh Nha Trang (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)