L ỜI MỞ ĐẦ U
4.1 Hiện trạng kinh tế xã hội của vùng nghiên cứ u
4.1.1 Đặc điểm chung của cộng đồng dân cư
Đặc điểm hộ
Tổng số hộ trong KBTB vịnh Nha Trang gồm khoảng 988 hộ. Số hộ dân trên 3 khóm đảm nghiên cứu bao gồm 335 hộ dân, trong đó Bích Đầm có 176 hộ, Vũng Ngán 99 hộ và Hòn Một 60 hộ.
Qui mô hộ chủ yếu từ 4-6 người/hộ (chiếm 73,5% mẫu). Số người phụ thuộc trung bình khoảng 2,6 người/hộ, cá biệt có hộ có tới 7 người phụ thuộc. 46,1% hộ
có từ 2 người phụ thuộc trở lên.
Số lao động tạo ra thu nhập trung bình 2,2 người/hộ, lực lượng lao động tạo ra thu nhập chiếm 46% dân số.
Bảng 4: Các đặc điểm chính của hộ
N Maximum Minimum Mean Std.Deviation
Qui mô hộ 102 9 2 4,84 1,410 Số người ăn theo 102 7 0 2,60 1,556 Tuổi chủ hộ 102 75 25 46,52 11,199 Học vấn chủ hộ 102 12 0 4,41 2,480 Công suất tàu 59 140 7 34,80 35,30 Nguồn: Tổng hợp điều tra Các vấn đề về Giáo dục
Phần lớn người dân trong và trên tuổi lao động trong KBTB vịnh Nha Trang chỉ mới học xong tiểu học hay chỉ biết đọc biết viết. Trung bình trình độ học vấn của các chủ hộ mẫu là 4,41. Trong 102 hộđiều tra có 11,8% mẫu chủ hộ không biết
đọc biết viết; 57,8% mẫu chủ hộ học cấp 1; 24,5% chủ hộ mẫu học cấp 2; 5% còn lại học cấp 3.
Ở các khóm đảo trên chỉ có trường cấp I nên sốđông trẻ em chỉ học hết đến lớp 5 là nghỉ học, con trai thì bắt đầu theo các chuyến đi biển và lớn lên hầu hết tiếp nối nghề của cha anh là đi biển, trong khi đó con gái thì ở nhà không có việc làm và có gia đình, trở thành người nội trợ. Nếu muốn học thêm nữa thì trẻ em phải vào Trí Nguyên để học cấp 2, hoặc vào đất liền để học cao hơn. Điều này gặp một số khó khăn khi thực hiện bởi việc tốn kém cho chi phí đi lại và ăn ở, các gia đình không muốn gánh vác thêm khoản chi phí này. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến thế
hệ trẻ trong các khóm đảo.
Bảng 5:Thống kê học vấn chủ hộ
Trình độ học vấn của chủ hộ
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative Percent KHÔNG BIẾT CHỮ 12 11,8 11,8 11,8 HỌC CẤP 1 59 57,8 57,8 69,6 HỌC CẤP 2 25 24,5 24,5 94,1 HỌC CẤP 3 5 4,9 4,9 99,0 HỌC TRÊN CẤP 3 1 1,0 1,0 100,0 Valid TỔNG 102 100,0 100,0 Nguồn: Tổng hợp điều tra Tình trạng sống biệt lập cao và tỷ lệ người có học vấn thấp khá cao đã ngăn cản họ tiếp cận các thông tin cần thiết để phát triển bền vững. Thanh niên không có
điều kiện học nghề như thợ máy, may, phục vụ du lịch... Tình trạng không có điện lưới cũng làm cho họ không có điều kiện tiếp xúc đầy đủ với nguồn thông tin hàng ngày.
Các vấn đế Y tế, sức khoẻ
Bích Đầm và Vũng Ngán có trạm y tế, Hòn Một chưa có trạm y tế. Dinh dưỡng chưa đầy đủ thể hiện qua thói quen ăn uống15:
Hơn 80% tiêu thụ rau ít nhất 2 hoặc 3 lần/tuần Hơn một nữa tiêu thụ thịt ít nhất 1lần/tuần
Trên 70% các hộăn cá hàng ngày
Trên 80% hộ tiêu thụ trái cây nhiều lần trong tuần: xoài, dứa. Thanh long,
đu đủ... Không có nhà nào trồng rau. Một số ít hộ nuôi gà, ngan ngỗng ... trong nhà
để lấy thịt.
Các vấn đề về phụ nữ
Phụ nữ trong KBTB vịnh Nha Trang có tỷ lệ thất học khá cao, phần lớn chỉ học hết tiểu học. Công việc chính của phụ nữ là chăm sóc gia đình và lấy nước ăn trong mùa khô, chỉ một số ít phụ nữ tham gia vào các hoạt động kinh tế như buôn bán nhỏ, may lưới, trồng trọt, đan song mây... Phụ nữ sống trong KBTB vịnh Nha Trang hàng ngày chỉ mất vài giờ cho công việc gia đình, thời gian rỗi họ chơi bài, tán gẫu chứ không tham gia vào các hoạt động kinh tế. Có thể do sức ỳ của họ, chấp nhận sống phụ thuộc, trình độ học vấn thấp, sống cách biệt, thiếu kỹ năng sản xuất cần thiết, không có ý chí vươn lên...
Phụ nữ trong KBTB vịnh Nha Trang mặc dù giữ tiền trong gia đình nhưng trong phần lớn trường hợp họ không có quyền quyết định chúng, nhất là đối với các khoản chi tiêu lớn. Hầu hết dân làng đều công nhận rằng trong phần lớn trường hợp,
đàn ông là người chủ yếu kiếm tiền nuôi gia đình và kết quả là họ có tiếng nói quyết
định trong gia đình.
Do ảnh hưởng của quan niệm phong kiến nặng nề, vai trò của người phụ nữ
trong gia đình bị giới hạn. Người dân thường hiểu “đại diện của hộ” nghĩa là “người
đàn ông trong gia đình”, vì thế, người phụ nữ không tích cực tham gia vào các hoạt
động mang tính xã hội (họp nhóm, phụ huynh...).
Phân hạng giàu nghèo, đường cong Lorezn và hệ số Gini
Khoảng 70% số dân sống trong KBTB vịnh Nha Trang tự xếp loại có thu nhập trung bình. Tỷ lệ hộ nghèo thay đổi mạnh từ khóm đảo này sang khóm đảo khác: từ
27,2% đến trên 67,6% tổng số hộ của nhóm. 43,13% hộ mẫu có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo của tỉnh 500.000 đồng/tháng.
Bảng 6: Phân phối thu nhập các hộ % tích luỹ thu nhập % hộ % thu nhập % tích luỹ hộ 3 đảo VN16 20% nghèo nhất 3,22% 0% 0,00% 0,00% 20% cận nghèo 6,64% 20% 3,22% 9,03% 20% trung bình 9,91% 40% 9,86% 20,47% 20% khá 18,01% 60% 19,77% 35,19% 20% giàu 62,23% 80% 37,77% 55,67% Tổng 100,00% 100% 100,00% 100,00% Nguồn: Điều tra tổng hợp Từ bảng trên, chúng tôi xây dựng đường cong Lorezn sau.
Hình 4: đường cong Lorenz
Đường cong LORENZ
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 0% 20% 40% 60% 80% 100% % HỘ % THU NHẬP
3 khom dao đường bình đẳng tuyệt đối Việt Nam
Nguồn: Điều tra tổng hợp
Dựa trên kết quả thu thập được từ điều tra, tác giả đã tính toán Hệ số Gini với kết quả là 0,54 cho thấy mức bất bình đẳng trong phân phối thu nhập tương đối cao.
Nói chung, tỷ lệ hộ nghèo trong KBTB vịnh Nha Trang là một vấn đề nổi cộm vì các hộ nghèo sống dựa chủ yếu vào khai thác tài nguyên ven bờ và không đủ khả
năng mua các thiết bị hiện đại hay đầu tư vào các hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận tạo nguồn thu nhập khác. Không như người dân sống bằng nghề nông, các khoản tín dụng nhỏ có thể giúp họ cải thiện đáng kể đời sống của họ, ngư dân cần các khoản tiền lớn để đầu tư vào công cụ sản xuất như mua tàu, máy, các loại lưới
đánh cá, xăng dầu, các dụng cụ bảo quản.
Cơ sở vật chất
Khoảng 44% số hộ sống trong các ngôi nhà xây gạch hay đúc bê tông , còn lại sống trong các ngôi nhà bằng tre mái lợp tranh hay nhà cót.
Ba khóm đảo Vũng Ngán, Hòn Một và Bích Đầm không có hệ thống điện lưới của Nhà nước mà có các máy phát điện do Dự án KBTB cấp và do Uý ban tỉnh Khánh Hoà cấp, người dân góp tiền mua dầu chạy máy. Điện được thắp sáng từ 18g – 22g. Một số hộ có các máy phát điện riêng, phục vụ cho sản xuất như chạy máy may vá lưới cá, sạc bình, hay xem TV ban ngày...
Người dân địa phương chủ yếu sống nhờ nước mưa và nguồn nước mua từ đất liền. Người dân sử dụng bể chứa nước (do UNICEF, Ủy Ban Nhân Dân Phường hỗ trợ, hoặc tựđầu tư) để sử dụng trong mùa mưa, vào mùa khô, đa số họ phải mua nước từđất liền chở ra đảo. Trên đảo có giếng nước, nhưng tất cả là giếng nước lợ
nên không thể dùng để uống mà chỉ dùng để giặt giũ và nấu nướng.
Phần lớn các hộ không có nhà vệ sinh (BT đã triển khai một số nhà vệ sinh tự tiêu, tuy nhiên, do chất lượng/người dân không có ý thức bảo quản nên hư). Rác thải gia đình nhiều hộđổ thẳng ra biển, số ít thì đốt rác. Vì vậy rác, dầu và chất thải của con người cũng là vấn đề môi trường nổi cộm đối với người dân sống trong KBTB vịnh Nha Trang.
Việc làm
Khai thác hải sản là hoạt động kinh tế quan trọng nhất của người dân sống trong KBTB vịnh Nha Trang. Khoảng 90% số người được phỏng vấn cho rằng đánh bắt hải sản là công việc chính của họ.
Nuôi trồng thuỷ sản trong KBTB vịnh Nha Trang khởi đầu từ cuối thập niên 80, đối tượng ban đầu là cá mú, cá hồng. Sau người dân chuyển sang nuôi tôm hùm vì mức lợi nhuận cao hơn. Số lượng lồng nuôi tôm hùm tăng nhanh từ 1.675 lồng (2001) lên 5096 lồng (2004), sau đó giảm lại còn 4.540 (2008). Lồng nuôi càng nhiều, ô nhiễm càng tăng nên tôm chết hàng loạt trong năm 2008.
Nuôi trồng thuỷ sản theo sự hướng dẫn của Dự án KBTB Hòn Mun như
nuôi rong sụn, vẹm xanh, hải sâm... thân thiện với môi trường thì không có đầu ra hoặc chết vì bị cá ăn. Mô hình nuôi trồng trước đây đã triển khai ở Trí Nguyên khá tốt, vốn lưu động thấp nhưng cần có lồng bè nên chi phí cao. Ngoài ra, người dân không chủ động trong khâu giống và tiêu thụ, chỉ tập trung vào việc nuôi trồng nên sau khi sự hỗ trợ của Dự án chấm dứt, người dân cũng ngưng theo.
Các hoạt động nông nghiệp mang lại nguồn thu nhập không đáng kể cho kinh tế hộ của một số gia đình.
Hoạt động du lịch khu vực này phát triển, nhưng người dân ở đây không
được hưởng lợi từ hoạt động này do người ở đảo vì không đủ trình độ chuyên môn phục vụ du lịch nên các công ty du lịch không tuyển dụng.
Các hoạt động tạo thu nhập khác như đan song mây, mành ốc cũng không hiệu quả, do phải tốn thêm phí vận chuyển nguyên vật liệu từ đất liền ra đảo và vòng ngược lại chở thành phẩm vào bờ. Mặt khác, người dân không chủđộng trong khâu đầu vào và đầu ra, phụ thuộc hỗ trợ của dự án.
Sở hữu ghe máy
Khoảng 59/102 hộ điều tra có ghe máy, được mua trong quãng thời gian từ
1988 đến 2008, phần còn lại là có thúng chèo và đi bạn. Công suất ghe máy thấp nhất là 7CV, mạnh nhất là 140 CV.
Thu nhập và chi tiêu
Hộ có tàu và không có tàu
Bảng 7: Thu nhập và chi tiêu đầu người/tháng của hộ có tàu và hộ không có tàu
Không có tàu Có tàu % chênh lệch
Số hộ 42 60
Thu nhập trung bình / tháng 0,56 1,70 + 203,57% Chi tiêu trung bình / tháng 0,60 1,09 + 81,66%
Chênh lệch -0,04 +0,61
Nguồn: Tổng hợp điều tra
Bảng trên cho thấy mức chênh lệch thu nhập và chi tiêu giữa hộ có tàu và hộ không có tàu, giữa thu nhập và chi tiêu của từng loại hộ. Đối với hộ không có tàu, mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn mức chi tiêu bình quân đầu người, hay nói cách khác, các hộ này bị thâm hụt trong chi tiêu. Các hộ có tàu thì có mức thu nhập cao hơn, chi tiêu cũng nhiều hơn nhưng thu nhập cao hơn chi tiêu.
Hộ nghèo và hộ không nghèo
Cũng tương tự như vậy, giữa hộ nghèo (phân theo thu nhập) và hộ không nghèo có mức thu nhập và chi tiêu cách biệt nhau khá lớn và các hộ nghèo có sự thâm hụt trong thu nhập.
Bảng 8: Thu nhập và chi tiêu đầu người/tháng của hộ nghèo và hộ không nghèo
Nghèo Không nghèo % chênh lệch
Số hộ 40 62
Thu nhập trung bình / tháng 0,33 1,58 + 378% Chi tiêu trung bình / tháng 0,57 1,13 + 98%
Chênh lệch -0,27 +0,44
Nguồn: Tổng hợp điều tra
4.1.2 Những đánh giá từ phía người dân
Các nguyên nhân nghèo do người dân đánh giá
Theo nhận xét của các hộ dân trong khóm đảo, nguyên nhân lớn nhất tác
hỏi nguồn vốn lớn vào tàu, máy, các dụng cụ đánh bắt từ hàng trăm triệu đến hàng tỷđồng. Không có vốn đầu tư khai thác thuỷ sản, dẫn đên không có việc làm. Trong
điều kiện nguồn lợi thuỷ sản gần bờ cạn kiệt, họ rất cần vốn để chuyển qua khai thác nguồn lợi thuỷ sản xa bờ, vừa giải quyết được công ăn việc làm, vừa có được nguồn thu nhập tương đối.
Đồ thị 1: Các nguyên nhân nghèo do người dân đánh giá
Nguyên nhân nghèo do người dân đánh giá
70,6% 37,3% 34,3% 30,4% 16,7% 15,7% 14,7% 11,8% 8,8% 8,8% 6,9% 4,9% 4,9% nợ nần kéo dài chủ hộ là nữ
thiếu phương tiện khai thác thiếu đất canh tác
không có tay nghề do ở đảo
trình độ của chủ gia đình thấp nhiều người ăn theo
trong nhà có người bệnh kinh niên nguồn lợi thủy sản cạn kiệt không có việc làm
khó vay vốn thiếu vốn làm ăn
Tuy nhiên, chỉ có 14,7% hộ cho rằng nghèo là do trình độ thấp trong khi tỷ lệ
mù chữ qua điều tra thu thập được là 11,8% và có tới 59,8% học cấp 1 nhưng chưa hoàn thành bậc tiểu học. Việc khai thác thuỷ sản xa bờ đòi hỏi phải sử dụng máy móc thiết bị hiện đại, song song với thiết bị hiện đại là một “cái đầu” hiểu biết cơ
chế vận hành và tính toán để có thể sử dụng hiệu quả nhất. Như vậy, nếu như họ có cơ hội tiếp cận vốn phục vụ cho mục đích đánh bắt xa bờ, cần phải có yêu cầu đi kèm đó là nhận thức, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để sử dụng hiệu quả đồng vốn.
30,4% các hộđiều tra đồng ý với quan điểm ‘nguồn lợi thuỷ sản cạn kiệt’ là nguyên nhân gây ra tình trạng đói nghèo của họ, cho thấy ý thức người dân thay đổi,
đây cũng là điều thuận lợi trong việc triển khai giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, khai thác thuỷ sản bền vững.
Các nguyên nhân khác như trong nhà có người có bệnh kinh niên, do ở đảo, không có đất canh tác tỷ lệ không đáng kể. Phần lớn các hộ ở đây có vay mượn (56%) trong đó có một số hộ có vay một phần từ phía Nhà nước như Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng chính sách xã hội, Các hội đoàn thể, chương trình xoá đói giảm nghèo, BQL bảo tồn. Phần lớn vay từ người thân, hàng xóm, chủ nậu, người chuyên cho vay. Tuy nhiên chỉ có khoảng 5% cho rằng họ nghèo là do nợ nần kéo dài. Tình trạng vay nợ ở các khóm đảo phổ biến do nguồn thu nhập không ổn định, phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thiên nhiên.
Mong muốn được Nhà nước hỗ trợ
Khi được hỏi về mong muốn được Nhà nước hỗ trợ những gì, phần lớn người dân ở đây muốn Nhà nước hỗ trợ vốn vay để sản xuất.
Bảng 9: Mong muốn NN hỗ trợ Vay vốn sản xuất 83,33% Học nghề 16,66% Giới thiệu việc làm 8,82% Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm 0% Nguồn: Điều tra tổng hợp
Ưu tiên chi tiêu đầu tiên nếu có tiền Hình 5: Uu tiên chi tiêu
Ưu tiên chi tiêu nếu có tiền
27,5 24,5 19,6 16,7 5,9 2,9 2,9 0,0 5,0 10,0 15,0 20,0 25,0 30,0 % hộ mẫu
Đầu tư vào chăn nuôi Sửa sang nhà cửa Mua bán
Đầu tư vào nuôi trồng thủy sản
Trả nợ các khoản vay Đầu tư học hành cho con
Đổi ghe lớn để đánh bắt xa bờ
27,5% hộ muốn đổi ghe lớn để đánh bắt xa bờ do nguồn thuỷ sản gần bờ
ngày càng cạn kiệt. Một phần tư hộ còn lại cho biết nếu có tiền, việc đầu tiên họ sẽ
làm là đầu tư học hành cho con cái_ đầu tư vào tương lai. Ngoài ra, các hộ còn muốn ưu tiên trả nợ các khoản vay , tiếp đó là đầu tư vào nuôi trồng thuỷ sản.
Nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp
85% hộđược hỏi đều không muốn chuyển sang nghề khác, lý do đây là nghề truyền thống của gia đình họ từ bao đời nay, mặt khác họ không được học hay trang bị