GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
3.3.2. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng
Những vấn đề chính một Ngân hàng cần lưu ý khi phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử là: vốn và công nghệ, an toàn và bảo mật, quản trị và phòng ngừa rủi ro. Chính vì vậy, việc đầu tư vào công nghệ hiện đại là vấn đề sống còn đối với mỗi Ngân hàng. Việc ứng dụng công nghệ mới trong ngành ngân hàng là sự kết hợp giữa các công nghệ khác nhau phải đạt được các mục tiêu sau:
Ø Hiện đại hóa các nghiệp vụ truyền thống như kế toán, tín dụng,… đây là cơ sở để xây dựng mô hình giao dịch một cửa.
Ø Thực hiện được các giao dịch liên chi nhánh trong toàn hệ thống một cách nhanh chóng, không còn sự khác biệt về cách thức, tốc độ xử lý giữa giao dịch nội bộ và giao dịch liên chi nhánh. Chất lượng xử lý nghiệp vụ tại Hội sở và chi nhánh phải tốt như nhau.
Ø Mọi biến động nghiệp vụ nắm bắt tức thời giúp nâng cao hoạt động quản lý ở mọi nghiệp vụ, mọi cấp trong toàn hệ thống.
Ø Phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử theo hướng xử lý giao dịch tự động. Để thực hiện được các mục tiêu nghiệp vụ như trên, việc ứng dụng công nghệ mới cần phải đạt được các mục tiêu kỹ thuật sau:
Thứ 1: Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung toàn hệ thống
Việc tập trung hóa cơ sở dữ liệu hoạt động ngân hàng có nghĩa là toàn bộ dữ liệu hoạt động của ngân hàng sẽ được tập trung tại cơ sở dữ liệu trung tâm, mọi thay đổi đều được cập nhật trực tuyến và tức thời. Điều này cho phép nắm chính xác số dư của mọi tài khoản cũng như cho phép giao dịch tài khoản được thực hiện tại bất kỳ chi nhánh nào trong toàn hệ thống.
Ngoài ra, tất cả các nghiệp vụ, dịch vụ đều dùng chung một hệ thống thông tin khách hàng duy nhất, đảm bảo cho việc xác nhận khách hàng được chính xác và thuận
73
tiện, đây là yêu cầu rất quan trọng đối với các giao dịch phân tán và tự động như các dịch vụ ngân hàng điện tử.
Tập trung hóa cơ sở dữ liệu là yếu tố hàng đầu để thực hiện giao dịch trực tuyến trong toàn hệ thống, dễ dàng giao tiếp dữ liệu với các hệ thống bên ngoài như mạng thanh toán liên ngân hàng, SWIFT, mạng ATM, mạng thanh toán VISA…
Thứ 2: Xây dựng hệ thống viễn thông nối các chi nhánh
Dựa trên cơ sở mạng viễn thông để xây dựng mạng máy tính diện rộng (WAN), kết nối giữa các chi nhánh, phòng giao dịch với Hội sở với nhau, tạo thành một hệ thống tập trung thống nhất về thông tin, dữ liệu, ứng dụng và nhất là thống nhất trong phương thức phục vụ khách hàng.
Nhằm đảm bảo xử lý giao dịch nhanh, tránh khỏi những sự cố trong giờ cao điểm, tùy vào các điều kiện viễn thông của từng địa phương, vào khối lượng giao dịch của từng chi nhánh, các ngân hàng cần lựa chọn hệ thống kỹ thuật cho phép giao tiếp với nhiều phương thức truyền thông khác nhau, các kênh thông tin phù hợp.
Thứ 3: Kết nối dễ dàng với các thiết bị giao dịch tự động, các hệ thống thông
tin công cộng (Internet, điện thoại công cộng… )
Hệ thống máy phải đảm bảo kết nối, giao tiếp dữ liệu tốt với các thiết bị giao dịch tự động như máy đọc thẻ từ, máy ATM, Internet, hệ thống điện thoại quay số, điện thoại di động… đó là cơ sở để xây dựng các dịch vụ ngân hàng điện tử.
Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại phải không ngừng đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật mạng, xây dựng một kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại. Đồng thời, các ngân hàng thương mại cũng cần nâng cấp mở rộng đường truyền với băng thông rộng, dung lượng lớn, tốc độ cao. Việc cải tạo đường truyền là một giải pháp thiết thực nhằm giải quyết khó khăn về mặt
74
truyền tin trên mạng, hạn chế tối đa sự nghẽn mạng ảnh hưởng đến chất lượng của dịch vụ.
Thứ 4: Đảm bảo tính bảo mật, an toàn cao
Các dịch vụ NHĐT được xây dựng trên môi trường mạng viễn thông công cộng nên chứa đựng nhiều rủi ro, do vậy hệ thống phải đảm bảo tính bảo mật cao về đường truyền, dữ liệu khách hàng…
Bên cạnh hệ thống chính thức phải có hệ thống dự phòng luôn ở trạng thái sẵn sàng, bên cạnh hệ thống online phải có hệ thống offline để sử dụng trong trường hợp tắt nghẽn hoàn toàn về viễn thông thì chỉ làm ngưng trệ các giao dịch liên chi nhánh, các giao dịch nội bộ chi nhánh vẫn hoạt động bình thường.
Trong môi trường kinh doanh đầy biến động, khi nền kinh tế càng phát triển thì việc đánh cấp thông tin, đánh cấp tiền trên mạng… cũng không ngừng phát triển, và chính vì vậy, công nghệ bảo mật cũng phải không ngừng được cải tiến, đổi mới. Các NHTM cần chú trọng vần đề này vì chính việc xây dựng được những công nghệ bảo mật, an toàn sẽ tạo được lòng tin nơi khách hàng, tạo cho khách hàng sự thoải mái, yên tâm khi giao dịch với Ngân hàng.
Tuy nhiên, một số NHTM hiện nay chưa triển khai ứng dụng công nghệ mới đều có chung đặc điểm là vốn còn hạn chế, khả năng xây dựng quy trình còn yếu, nhân lực CNTT còn hạn chế và nhất là khó khăn về vốn. Do vậy, để đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ mới, ta phải giải quyết được khó khăn trên một cách phù hợp và linh hoạt nhất nhằm rút ngắn được thời gian và tiết kiệm được chi phí.