Đa dạng hóa kênh giao dịch

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại một số ngân hàng TMCP Việt Nam trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (Trang 78 - 79)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

3.3.6.Đa dạng hóa kênh giao dịch

Để có thể đưa các sản phẩm NHĐT ngày càng phổ biến vào đời sống của người dân, trước tiên cần hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ truyền thống quen thuộc, sẵn có để có thể duy trì lượng khách hàng hiện tại, thu hút các khách hàng mới, khách hàng tiềm năng, từ đó tiến đến việc giới thiệu, quảng bá các sản phẩm mới, sản phẩm dịch vụ NHĐT. Khi đã đưa được dịch vụ NHĐT vào đời sống của người dân, tạo được lòng tin nơi khách hàng thì việc cung cấp những tiện ích của sản phẩm và sự đa dạng về sản phẩm là một lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng.

Tuy nhiên, hiện tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam mới chỉ phát triển ở mức độ nhất định, đa số các dịch vụ NHĐT chủ yếu chỉ dừng lại ở giao dịch vấn tin tài khoản, kiểm tra số dư của tài khoản, thẻ tín dụng, thẻ Ngân hàng qua Mobile, qua trang Web nội bộ của ngân hàng hoặc các giao dịch thông tin về lãi suất, tỷ giá qua điện thoại và thanh toán các dịch vụ công như trả tiền điện, nước, điện thoại,…Vì vậy, để tạo lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực NHĐT, các ngân hàng thương mại cần đầu tư, nghiên cứu để cung cấp ngày càng nhiều hơn các tiện ích của những dịch vụ NHĐT hiện tại và phát triển thêm những sản phẩm mới để đa dạng hóa các sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Ø Phát triển các tiện ích của Internet-banking: Ngoài việc kiểm tra số dư tài

79

thêm một số chức năng của sản phẩm Internet-banking như: chuyển khoản, thanh toán hóa đơn (cước phí điện, nước, điện thoại bàn, di động, internet, truyền hình cáp, thuế…), mua thẻ trả trước các loại thẻ điện thoại di động, thẻ Internet, thanh toán trực tuyến qua mạng.

Ø Phát triển sản phẩm Mobile-banking: Các ngân hàng thương mại cần tiến tới

việc phát triển ứng dụng Mobile-banking trên điện thoại di động, giúp khách hàng thực hiện các giao dịch tài chính (chuyển tiền, thanh toán cước, thanh toán hóa đơn…) mọi lúc mọi nơi.

Ø Phát triển sản phẩm Home-banking: Cần triển khai rộng rãi dịch vụ Home-

banking đến với tất cả các đối tượng khách hàng cá nhân.

Ø Phát triển sản phẩm mới: Ngoài các sản phẩm hiện có, cần phải đa dạng hóa

các sản phẩm, dịch vụ NHĐT để hạn chế việc khách hàng phải đến Ngân hàng để thực hiện những dịch vụ mà NHĐT chưa thể cung cấp. Đồng thời, cũng cần nghiên cứu để phát triển, cung cấp các dịch vụ ở cấp độ cao hơn và mang lại nhiều lợi nhuận hơn như dịch vụ quản lý quỹ, cho thuê tài chính… điện tử hóa các thủ tục, chứng từ đăng ký, tiến tới xây dựng những chi nhánh Ngân hàng điện tử hoạt động hoàn toàn trên môi trường mạng (E-branch).

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại một số ngân hàng TMCP Việt Nam trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (Trang 78 - 79)