Kết quả kiểm định EFA thang đo Lòng trung thành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lòng trung thành của khách hàng trong ngành ngân hàng tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 40 - 43)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.4Kết quả kiểm định EFA thang đo Lòng trung thành

Bảng 3.5 cho thấy với giá trị KMO9 đạt là .788 (Sig. = 0.000) và tại giá trị Eigenvalue = 3.145 thang đo Lòng trung thành đạt giá trị phương sai trích lớn hơn 50%, chứng tỏ phân tích EFA của nghiên cứu rất thích hợp với dữ liệu. Tất cả các

biến đều đạt hệ số tải lớn hơn 0.4. Một nhân tố duy nhất được rút trích cho yếu tố Lòng trung thành chứng tỏ thang đo đạt độ hội tụ và mẫu có tính đại diện cho đám đông (xem phụ lục 5.1).

Bảng 3.5 Kết quả kiểm định EFA thang đo Lòng trung thành

.852 Cronbach Alpha: 62.900% Phương sai trích: 3.145 Eigenvalue: .710 LTT6 .723 LTT2 .801 LTT7 .827 LTT5 .890 LTT4 1 Nhân tố Biến quan sát .852 Cronbach Alpha: 62.900% Phương sai trích: 3.145 Eigenvalue: .710 LTT6 .723 LTT2 .801 LTT7 .827 LTT5 .890 LTT4 1 Nhân tố Biến quan sát

Ta thấy với tập dữ liệu nghiên cứu chính thức, cả thang đo lòng trung thành và các yếu tố ảnh hưởng đều giữ nguyên cơ cấu biến quan sát.

Bảng 3.6 dưới đây thể hiện cụ thể cơ cấu thang đo:

Bảng 3.6 Cơ cấu thang đo sau kiểm định

Tên thang đo Nội dung biến quan sát

Sự thỏa mãn (STM)

STM1: Anh/Chị thấy NH này đáp ứng được nhu cầu của mình

STM2: Anh/Chị thấy NH này đáp ứng được kỳ vọng của mình về một NH lý tưởng

STM3: Anh/Chị thấy hài lòng với NH này

STM4: Anh/Chị thấy NH này và dịch vụ của nó khá tốt so với nhiều NH khác

Quyết định lựa chọn

(SLC)

SLC1: Anh/chị luôn so sánh giữa các NH trước khi quyết định lựa chọn NH

SLC2: Anh/chị luôn cân nhắc kỹ nhiều yếu tố trước khi lựa chọn một NH

SLC3: Anh/chị cho rằng quyết định chọn NH ban đầu của mình rất quan trọng

Thói quen (TQN)

TQN1: Anh/chị giao dịch với NH này vì nó là NH đầu tiên mà anh/chị đã sử dụng dịch vụ

TQN2: Anh/chị giao dịch với NH này vì thành viên gia đình mình cũng đang giao dịch tại đây

TQN3: Anh/chị giao dịch với NH này vì người khác (cơ quan hay thành viên gia đình) đã mở tài khoản cho anh/chị ở đây

TQN4: Anh/chị giao dịch với NH này vì đã quen sử dụng dịch vụ của nó

TQN5: Anh/chị giao dịch với NH này vì nó gần nhà hay gần nơi anh/chị làm việc

TQN6: Anh/chị giao dịch với NH này vì nó có nhiều chi nhánh, thuận tiện cho anh/chị

Lòng trung thành (LTT)

LTT2: Anh/Chị cho rằng NH này hiểu được nhu cầu của mình, nên không muốn đổi qua sử dụng dịch vụ của NH khác

LTT4: Anh/Chị sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ của NH này

LTT5: Anh/Chị vẫn sẽ ưu tiên giao dịch với NH này cho dù bạn bè có khuyến nghị một NH khác tốt hơn

LTT6: Nếu có thêm nhu cầu về dịch vụ, anh/chị sẽ luôn coi NH này là lựa chọn đầu tiên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

LTT7: Anh/Chị sẽ khuyến cáo người khác sử dụng dịch vụ của NH này

Tiếp theo, phân tích tương quan và hồi quy được thực hiện để xác định mối quan hệ tác động đối với Lòng trung thành của khách hàng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lòng trung thành của khách hàng trong ngành ngân hàng tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 40 - 43)