Tình hình tài chính của SIB

Một phần của tài liệu Bài học và giải pháp nâng cao vai trò thông tin kế toán từ cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 (Trang 67 - 69)

Trong tổng tài sản của SIB năm 2007 là 7,057 tỷ USD gồm tiền mặt và dự trữ bắt buộc, các tài sản tài chính, nợ phải thi, bất động sản…trong đó những tài sản tài chính (Financial assets) là 6,347 tỷ USD, chiếm gần 90% tổng giá trị tài sản.

Bảng 2.15 BALANCE SHEET At 31 december 2007

In thousands USD 2007 2006

ASSETS

Cash and balances with other banks 627,822,483 322,887,339

Financial assets at fair value 6,347,631,547 4,935,651,097

Loans and advances to clients 69,732,601 4,554,743

Property and equipment 6,910,778 4,554,743

Other assets 5,785,277 8,597,794

TOTAL ASSETS 7,057,882,713 5,336,317,447

LIABILITIES AND SHAREHOLDER’S EQUITY

Deposit from clients 6,689,964,303 5,101,083,766

Other liabilities and provisions 12,996,649 14,930,484

TOTAL LIABILITIES 6,702,960,952 5,025,014,250

Share capital 10,000,000 10,0000,000

Share premium 103,500,000 103,500,000

Retained Earnings 241,421,761 197,803,197

TOTAL SHAREHOLDER’S EQUITY 354,921,761 311,303,197

TOTAL LIABILITIES & SHAREHOLDER’S EQUITY 7,057,882,713 5,336,317,447

Đối với những loại tài sản tài chính, SIB chủ yếu đầu tư vào các loại cổ phiếu (Equity) 3,7 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 58,6% , khoản đầu tư có thu nhập cố định (Fixed income) 1.18 tỷ USD chiêm tỷ lệ 18,6%, các tài sản tài chính trên thị trường thứ cấp (Alternative) 989,7 triệu USD chiếm tỷ lệ 15,6%, các loại kim loại quý (Precious Metals) 458 triệu USD chiếm tỷ lệ 7,2%.

Bảng 2.16

FINANCIAL ASSETS AT FAIR VALUE

IN USD 2007 2006 Equity $ 3,717,219,465 2,832,866,747 Fixed income 1,182,339,462 1,146,887,233 Alternative 989,785,316 316,879,526 Precious metals 458,287,331 639,017,591 TOTAL $ 6,347,631,547 4,935,651,097

“Nguồn: Stanford 2007 annual report”

Đối với nguồn vốn của SIB, nợ phải trả chiếm tỷ lệ 95% tổng nguồn vốn, trong đó nợ phải trả chủ yếu là huy động từ khách hàng thông qua các chứng chỉ tiền gởi (Deposit from clients) 6,689 tỷ USD. Nhờ lãi suất cao (11% - 16% mỗi năm) cùng với các chiến dịch quảng cáo của mình, SIB chỉ riêng trong năm 2005 đã thu hút được 35.000 khách hàng với tổng số vốn đóng góp 3,8 tỷ USD và đến cuối năm 2007 lên đến 6,7 tỷ USD.

Trong mục Deposit from cliennt thì chủ yếu được huy động thông qua 3 loại chứng chỉ tiền gởi là FLEXD, FLEXCD và ILCD .

FLEXD là loại chứng chỉ tiền gởi cho phép khách hàng có thể gởi thêm hoặc rút vốn lên đế 25% tổng số dư và tối đa là bốn lần trong một năm mà không phải tốn phí rút vốn hay phí chuyển tiền. Chứng chỉ này đem về cho SIB 1,6 tỷ USD năm 2007, chiếm tỷ lệ 24,9% tổng tiền gởi của khách hàng.

FLEXCD là loại chứng chỉ tiền gởi không cho phép gởi thêm hay rút ngoài lần được rút vốn cố định. Loại chứng chỉ này được SIB bán cho khách hàng nhiều nhất với số tiền huy động lên đến 4,8 tỷ USD, chiế 75% tổng số tiền gởi của khách hàng.

ILCD là loại chứng chỉ tiền gởi có liên kết với các chỉ số S&P500, Nasdaq 100 hay Dow Jones. Vào cuối kỳ, chủ chứng chỉ sẽ nhận được lãi đầu tư cộng với một tỷ lệ lãi cố định hoặc tỷ lệ thay đổi của các chỉ số trên. Chứng chỉ này khoản 9,4 triệu USD, chiếm tỷ lệ 0,1% tiền gởi khách hàng.

Ngân hàng Stanford International Bank đứng ra bán loại chứng chỉ tiền gửi trên với cam kết tiền của khách hàng sẽ được đầu tư vào những loại chứng khoán an toàn, dễ bán, và được một nhóm hơn hai mươi chuyên gia phân tích kiểm soát. Tuy nhiên, trên thực tế SIB chủ yếu đầu tư vào các loại cổ phiếu chưa niêm yết và địa ốc đầy mạo hiểm, không có tính thanh khoản. Chỉ bản thân tỉ phú Stanford và cấp dưới James Davis kiểm soát các hoạt động đầu tư này. Chính quyền Antigua cũng không hề kiểm toán SIB hoặc định giá tài sản ngân hàng này.

Vấn đề ở đây là SIB đã qua mặt nhà đầu tư ở chổ chất lượng của những tài sản tài chính này như thế nào, rủi ro ra sao thì các nhà đầu tư không biết được vì Báo cáo xác định kết quả kinh doanh đã che mắt họ bởi những con số lợi nhuận khổng lồ từ việc đầu tư vào các tài sản tài chính đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Bài học và giải pháp nâng cao vai trò thông tin kế toán từ cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 (Trang 67 - 69)