nghiệp:
Sự sụp đổ của Lehman Brothers không giống như trường hợp Enron hay Wordcom, Báo cáo tài chính của họ không có yếu tố gian lận, thông tin tài chính đã phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và dòng tiền của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề là ban quản trị Lehman đã không sử dụng thông tin kế toán để đánh giá rủi ro, kiểm soát rủi ro mà doanh nghiệp mình đang gặp phải. Họ đã bỏ qua thông tin kế toán mà tự hoạch định chiến lược kinh doanh theo lòng tham của mình.
Câu hỏi đặt ra là các tập đoàn tài chính như Lehman có biết các rủi ro rất dễ thấy từ thông tin kế toán không? Đương nhiên là biết, nhưng chính vì những khoản tiền thưởng lớn cho những ai mua bán, giao dịch nhiều càng làm các giới quản lý bất chấp trách nhiệm, liều lĩnh lao vào vòng xoáy mua bán chứng khoán. Dù sao, họ vững tin, nếu có chuyện gì, chính phủ sẽ phải cứu để toàn bộ thị trường khỏi sụp đổ. Và quan trọng hơn hết, nếu phá sản, chỉ có giới đầu tư chịu hậu quả còn họ đã yên tâm với khoản lương thưởng hàng trăm triệu đô la hàng năm. Đứng ở góc độ nhà kinh tế, ai nhìn vào Báo cáo tài chính của Lehman cũng thấy điều đó bởi vì thông tin kế toán đã quá rõ ràng. Vấn đề ở đây họ đã tiếp nhận và xử lý thông tin đó quá chủ quan và vô trách nhiệm.
Đối với Stanford International Bank và quỹ đầu tư Madoff thì sự việc tồi tệ hơn khi chính thông tin kế toán đã bị hai nhà tỷ phú này lợi dụng để thu lợi cá nhân. Và bài học cho các doanh nghiệp là xem nhẹ thông tin kế toán trong quyết định kinh doanh cũng như lợi dụng thông tin kế toán để tư lợi đều chẳng đem lại kết quả tốt đẹp.