Giải pháp nâng cao vai trò thông tin kế toán đối với các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Bài học và giải pháp nâng cao vai trò thông tin kế toán từ cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 (Trang 78 - 79)

nghiệp.

Tăng cường tính minh bạch của thông tin kế toán:

Cuộc khủng hoảng tài chính vẫn đang diễn ra nên chưa ai bàn gì sâu về một mô hình tài chính tương lai nhưng tất cả mọi nhận định đều cho rằng sẽ có những thay đổi tận gốc rễ từ từng tế bào trong nền kinh tế, đó là doanh nghiệp. Thách thức lớn nhất của việc công bố thông tin kế toán của các doanh nghiệp là tính minh bạch. Công khai, minh bạch là phương thức hữu hiệu để công chúng, mà trước hết là nhà đầu tư có sự nhìn nhận và đánh giá đúng thực trạng của doanh nghiệp, trong đó có thực trạng tài chính. Trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra, các tập đoàn tài chính đã xem nhẹ tính minh bạch của thông tin kế toán tài chính thì nay nó chính là điều được các tập đoàn tài chính toàn cầu nhấn mạnh như một trong những điểm then chốt để thu hút lại đầu tư. Trước kia không ai biết đích xác tài sản nằm trong Bảng cân đối kế toán của một tập đoàn có nguồn gốc từ đâu vì chúng đã được sang tay, mua bán qua lại rất nhiều lần, một tài sản được thế chấp và biến thành nhiều tài sản khác. Vì thế, sau cơn bão, dọn dẹp đống đổ nát đòi hỏi những tập đoàn còn trụ lại phải minh bạch hóa mọi khoản đầu tư mới mong lấy lại phần nào lòng tin của giới đầu tư. Chính phủ cũng cần có những quy định ràng buộc rõ ràng về mặt pháp lý đối với tính minh bạch của thông tin kế toán chứ không nên dừng lại ở mức độ công khai như hiện nay. Thông tin và sự minh bạch về tài chính, nhân sự của các tổ chức niêm yết, ngân hàng và các tổ chức tài chính khác phải được quan tâm đặc biệt, để qua đó Nhà nước và công chúng đầu tư thực hiện được sự giám sát thường xuyên, ngăn chặn kịp thời những bất hợp lý hoặc các vi phạm có thể xảy ra để tránh những trường hợp doanh nghiệp quá mạo hiểm trong kinh doanh hay trình bày thông tin giả mạo. Điều này cũng đòi hỏi sự trách nhiệm từ phía các công ty kiểm toán.

Nâng cao đạo đức kinh doanh của nhà lãnh đạo

Cuộc khủng hoảng xảy ra có quá nhiều điều để chúng ta trăn trở và suy ngẫm. Và một điều sau cùng của tất cả những bi kịch do con người tạo ra cho chính mình và cộng đồng chính là đạo đức của người kinh doanh.

Sau khi Lehman phá sản, ông Richard Fuld, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành vẫn bình yên vô sự và đã được trả tổng cộng 480 triệu USD suốt từ năm 2000 đến nay. Và điều duy nhất ông nói được cho những lỗi lầm khủng khiếp mình gây ra là “Cho tới cái ngày thân xác tôi chôn vùi dưới đất, tôi vẫn chưa hết trăn trở", ông Fuld tỏ ra buồn rầu về sự sụp đổ của Lehman Brothers khi trả lời chất vấn trước ủy ban quốc hội Mỹ hôm 6/10/2008. Ông đã hưởng trọn số tiền 480 triệu USD bằng cách đem lại rủi ro cho nhiều người khác. Hệ thống sinh lợi của Lehman đã phục vụ đắc lực cho các ông, nhưng dường như không mang lại lợi ích cho phần còn lại của đất nước. Còn hai nhà tỷ phú Allen Stanford và Bernard Madoff đã sống cuộc đời vương giả trên tiền lừa gạt của những nhà đầu tư trong suốt hàng chục năm qua. Những người như ông Fuld, Madoff và Stanford nghĩ gì về phần còn lại của nhân loại, về những người lao động nghèo khắp thế giới đang gánh chịu hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng gây ra?

Nhà quản trị doanh nghiệp trước hết phải tuân thủ luật pháp, đồng thời họ phải là những người có đạo đức trong kinh doanh. Giải pháp của chính phủ là phải nâng cao vai trò kiểm tra gíam sát của mình bên cạnh đó phải có quy định pháp lý ràng buộc trách nhiệm của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đối với sự tồn vong của doanh nghiệp. Đối với những thế hệ sau này, vấn đề giáo dục về đạo đức kinh doanh cần phải được đề cao hơn nữa.

Một phần của tài liệu Bài học và giải pháp nâng cao vai trò thông tin kế toán từ cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)